Z’lâh rau căh liêm âng pleng k’tiếc, z’lâh pazêng k’đhap k’ra coh bh’rợ tr’nêng, pazêng ma nuyh zư lêy sóng coh da ding Phja Oắc năc toong t’ngay ha dưm chroi k’rong c’rơ g’lêêh âng đay đoọng “P’rá Việt Nam” tước lâng đhanuôr, chiến sĩ apêê tỉnh da ding ca coong, ca noong k’tiếc đăh Bắc.
Muy coh pazêng ma nuyh ặt bhrợ tơợ pazêng t’ngay tr’nơợp đhị Trạm phát sóng Phja Oắc moọt pa bhrợ, anoo Phan Văn Công căh dzợ hay mơ chu crêê grâm teh đhị zr’lụ Trạm. Anoo Phan Văn Công xay moon, g’luh boo grâm tơợp c’xêê hay, nắc coh 1 hi dưm vêy tước 36 chu grâm teh đhị zr’lụ nâu. “Cung zr’năh k’đhap pa bhlầng, lướt cha mêệt lêy cầu dao, biến áp, công tắc... ha dợ bấc chu grâm teh pâm bhroọt, bhrợ a đay cung k’pân ha dợ năc tu bh’rợ tr’nêng cung lêy bhrợ pa đâh đoọng oọ pặt sóng”.
Trạm phát sóng Phja Oắc coh da ding dal, vêy k’bhuh pr’đươi điện tử lâng t’nol phát sóng lâh 70m nắc mơ chu boo grâm, coh đâu vaih nắc đhị buôn grâm teh. Đhơ pr’đươi cha groong grâm teh ơy k’rong bhrợ têng pa liêm ha dợ năc zập đoo c’moo Trạm cung hư bơr pêê rau pr’đươi. K’nặ 20 c’moo ặt bhrợ, anoo Phan Văn Công lâng apêê cán bộ Trạm nắc ơy loih lâng đh’riêng grâm teh cung cơnh rau zr’năh k’đhap âng pleng k’tiếc coh đâu. Apêê a noo nắc ta moon: Apêê nắc cơnh ma nuyh zâng lâng grâm teh coh da ding Phja Oắc: “Mơ chu grâm teh nắc vêy bấc cơnh, xơợng ơy loih, doọ chấc k’pân dzợ. Pazêng g’luh cơnh đêêc nắc a mê, k’điêl t’đang điện t’mooh đoọng năl đhr’năng cơnh ooy. Xơợng rau k’rang âng ma nuyh đong, a cu pa bhrợ coh đâu cung tệêm loom”.
Trạm phát sóng Phja Oắc moọt bhrợ têng tơợ c’moo 2007 lâng bh’rợ nắc pa têệt sóng apêê kênh VOV1, VOV2, VOV4 âng Đài P’rá Việt Nam pa xưl đoọng đhanuôr, chiến sỹ Cao Bằng lâng apêê tỉnh đăn ting xơợng. Trạm xoọc vêy 4 kỹ thuật viên, pazêng nắc ma nuyh ơy ặt bhrợ tơợ bêl tr’nơợp. Căh muy g’luh grâm teh, boo đhí bhrợ c’lâm n’loong n’kuông bêl hân noo boo, nắc coh đâu dzợ đhr’năng cha kêệt ra ngooh moọt hân noo ọt. Nhiệt độ coh da ding Phja Oắc ta luôn ếp lâh mơ thị trận Nguyên Bình tơợ 5-70C, đhơ nắc ch’ngai bhlưa căh tước 30km. Hân noo ha ọt zập đoo c’moo da ding Phja Oắc cung vaih băng giá, đh’luuc nhưr cơợng lâng boo tuyết. Bêl đêêc, đác cung lưch vaih băng bhrợ zập rau coh pr’ặt tr’mông âng cán bộ Trạm lưm k’đhap zr’năh lâh mơ.
Anoo Hoàng Hoài Hiên, cán bộ kỹ thuật Trạm phát sóng Phja Oắc đoọng năl: Trạm ặt coh tu da ding, đoọng vêy đác đươi dua, apêê anoo nắc chọ bạt k’rong pay đác boo đoọng đơc đươi. Moọt hân noo cha noọng, zập ngai tr’xăl lướt ca cây số xiêr tước a ral da ding pay dzêệt đác chô đươi. Anoo Hiên đoọng năl, coh đâu đác đươi dua hắt ha dợ pleng dzêệt dzong nắc ta luôn. Tu cơnh đêêc, zập pr’đươi điện, điện tử nắc k’rang lêy ghit lâh mơ c’la đay. Bh’rợ âng apêê anoo căh muy pa xưl lâng t’pặt pr’đươi pa xưl tơợ 4h45 tước 24h zập t’ngay nắc dzợ lêy tệêm ngăn zập pr’đươi bhrợ têng, pa xưl. Ting cơnh anoo Hoàng Hoài Hiên, rau k’đhap k’ra bhlầng cơnh lâng apêê anoo nắc ếh rau ch’ngai đong, ch’ngai k’bhuh xoọng. K’zệt c’moo đâu, zập ngai coh trạm căh bơơn t’pâh giao thừa t’pâh c’moo t’mêê lâng pr’loọng đong. “Prá ta nih nắc bấc chu hay bhlầng đong, ha dợ năc tu bh’rợ tr’nêng, a đay z’lâh k’đhap k’ra. Bêl dzợ ặt coh trường học, a đay ơy năl ghit bh’rợ âng đay bhrợ, ơy ra văng ha cr’noọ pr’chăp âng đay năc pa zay bhrợ têng, z’lâh zập k’đhap k’ra. Đhr’năng lalua bh’rợ coh đâu cung ơy loih zêng”.
Z’lâh zập k’đhap k’ra đăh vật chất lâng tinh thần, k’bhuh cán bộ Trạm phát sóng Phja Oắc ta luôn bhrợ liêm xang bh’rợ pa xưl zập xa nay t’ruih âng Đài P’rá Việt Nam tước lâng ma nuyh xơợng. Vêy bêl tước lưm lâng bơơn lêy bh’rợ âng apêê cán bộ, kỹ thuật viên Trạm phát sóng Phja Oắc, Nhà báo Nông Diệp, Biên tập viên t’ruih p’rá Tày Nùng, Cơ quan ặt đhị zr’lụ Đông Bắc, Đài P’rá Việt Nam xay moon: “Azi chăp bhlầng pazêng c’rơ chroi k’rong âng cán bộ, kỹ thuật viên coh đâu. Apêê anoo ơy zooi pa xưl, đơơng sóng P’rá Việt Nam moon za zưm, t’ruih Tày Nùng âng zi bhrợ têng moon lalay nắc tước lâng đhanuôr zập acoon coh zr’lụ da ding ca coong đăh Bắc. Bấc apêê xơợng đài đhị apêê tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang tơợ ơy bơơn xơợng apêê xa nay t’ruih Tày Nùng nắc ơy trực tiếp t’đang điện, xrặ thư tước Ban Biên tập t’ruih vêy cơnh xay moon lâng chroi k’rong bọop p’rá chr’năp ga mắc đoọng ha t’ruih ting pr’hay, ta nih liêm lâh mơ”.
Đươi vêy sóng tơợ trạm Phja Oắc, đhanuôr Cao Bằng lâng apêê tỉnh tr’đăn nắc ơy bơơn xơợng P’rá Việt Nam, pa bhlầng nắc apêê xa nay bơơn tabhrợ têng lâng p’rá âng đhanuôr cơnh lâng zập xa nay thời sự, c’lầng xa nay âng Đảng, chính sách âng Nhà nước coh bh’rợ pa dưr pr’ặt tr’mông âng đhanuôr acoon coh; căh cợ pazêng cr’noọ bh’rợ bhrợ têng cha liêm t’mêê, bh’nơơn dal, pazêng xa nay văn hóa lâng pr’hat ơy loih… T’cooh Dương Hiển Hòa, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng xay moon: “Bêl Đài P’rá Việt Nam bhrợ têng trạm phát sóng FM coh da ding Phja Oắc nắc ơy vêy sóng tước zập vel bhươl, k’bhuh pr’loọng đong, chroi k’rong đơơng xa nay âng Đảng, Nhà nước tước lâng đhanuôr. Tơợ đêêc, zooi bhiệc xay moon, t’pâh đhanuôr âng chr’hoong liêm buôn lâh mơ. Cán bộ trạm bhrợ têng ta nih liêm, lưch loom, zư lêy sóng tệêm ngăn, pa xưl ta luôn. Bh’cộ vel đong cung vêy tước lưm bêl t’ngay lễ, tết, t’ngay x’rịa tuần đoọng ặt prá lâng apêê coh trạm”.
Z’lâh k’đhap zr’năh âng pleng k’tiếc, z’lâh pazêng k’đhap k’ra coh bh’rợ tr’nêng, pazêng ma nuyh zư lêy sóng coh da ding Phja Oắc nắc dzợ toong t’ngay ha dưm chroi k’rong c’rơ ta nih liêm đoọng “P’rá Việt Nam” dưr ch’va ch’ngai tước lâng đhanuôr, chiến sỹ apêê tỉnh da ding ca coong, ca noong k’tiếc đăh Bắc./.
Những người đối mặt “Thiên lôi“ trên đỉnh trời Phja Oắc
Nằm ở độ cao hơn 1.930m so mực nước biển, Trạm phát sóng Phja Oắc (huyện Nguyên Bình, Cao Bằng) như cánh tay nối dài, đưa làn sóng Tiếng nói Việt Nam đến với quân dân Cao Bằng và một số tỉnh vùng Đông Bắc Bộ. Vượt qua khắc nghiệt của thiên nhiên, vượt lên những khó khăn trong công việc, những người “giữ sóng” trên đỉnh trời Phja Oắc vẫn ngày đêm âm thầm góp phần công sức nhỏ bé để "Tiếng nói Việt Nam" vươn xa, đến được với đồng bào, chiến sỹ các tỉnh miền núi, biên giới phía Bắc.
Một trong những người gắn bó từ những ngày đầu Trạm phát sóng Phja Oắc đi vào hoạt động, anh Phan Văn Công không nhớ đã bao lần sét đánh xuống khu vực Trạm. Anh Phan Văn Công chia sẻ, trận mưa dông đầu tháng vừa qua, chỉ trong 1 đêm có tới 36 lần sét đánh trúng khu vực này: “Cũng vất vả, chạy kiểm tra cầu dao, biến áp, công tắc… nhưng nhiều khi sét đánh bất ngờ quá, làm mình thấy hồi hộp, bất an nữa nhưng mà cũng vì công việc, mình phải xử lý nhanh, gọn để không được ngừng sóng”.
Trạm phát sóng Phja Oắc nằm trên đỉnh núi cao, có hệ thống thiết bị điện tử cùng cột phát sóng hơn 70m nên mỗi khi mưa dông, nơi đây trở thành "mục tiêu" của những tia sét. Dù hệ thống chống sét đã được đầu tư, nâng cấp nhưng hầu như năm nào Trạm cũng bị hỏng một số thiết bị, vật dụng. Gần 20 năm gắn bó, anh Phan Văn Công và những cán bộ Trạm dần quen với tiếng sét và sự khắc nghiệt của tự nhiên. Các anh vẫn nói vui với nhau rằng: Mình như những người "đối mặt Thiên lôi" trên đỉnh trời Phja Oắc: “Mỗi mùa sét đánh thì muôn vàn, muôn kiểu lắm, mình dần cũng quen, cảm thấy thân thuộc luôn rồi. Những lần như thế thì bà, vợ mình đều gọi lên hỏi thăm, động viên xem tình hình như thế nào. Mình thấy sự quan tâm của gia đình vậy cũng thấy an tâm hơn để công tác”.
Trạm phát sóng Phja Oắc đi vào hoạt động từ năm 2007 với nhiệm vụ tiếp sóng các kênh VOV1, VOV2, VOV4 của Đài TNVN phục vụ đồng bào, chiến sỹ Cao Bằng và các tỉnh lân cận. Trạm hiện có 4 kỹ thuật viên, hầu hết là những người đã gắn bó từ ngày mới thành lập. Không chỉ những trận sấm sét và giông lốc làm đổ cây rừng vào mùa mưa, nơi đây còn có mùa đông khắc nghiệt nhất khu vực vùng núi phía Bắc. Nhiệt độ trên đỉnh Phja Oắc luôn thấp hơn nhiệt độ thị trấn Nguyên Bình từ 5-7 độ C, dù chỉ cách nhau chưa đầy 30 km. Mùa đông năm nào đỉnh Phja Oắc cũng có băng giá, sương muối và cả mưa tuyết. Khi đó, ngay cả nước cũng đóng băng khiến công việc cũng như đời sống sinh hoạt của cán bộ Trạm khó khăn gấp bội.
Anh Hoàng Hoài Hiên, cán bộ kỹ thuật Trạm phát sóng Phja Oắc cho biết: Trạm nằm trên đỉnh núi, để có nước sinh hoạt, các anh phải căng bạt hứng nước mưa để dùng dần. Vào mùa khô, mọi người thay phiên nhau đi mấy km xuống chân núi lấy từng can nước về sử dụng. Anh Hiên cho hay, ở đây nước sinh hoạt thiếu nhưng độ ẩm không khí thì lại vô cùng thừa thãi. Do vậy, các hệ thống thiết bị điện, điện tử phải "chăm sóc" hơn cả bản thân. Nhiệm vụ của các anh không chỉ là khởi động, giám sát hệ thống thu, phát sóng từ 4h45p đến 24h hàng ngày mà còn phải bảo đảm hệ thống vận hành ổn định. Theo anh Hoàng Hoài Hiên, trở ngại lớn nhất với các anh là phải sống xa gia đình, người thân. Cả chục năm nay, mọi người trong trạm không được đón không khí giao thừa cùng gia đình: “Nói thật là nhiều lúc rất nhớ nhà, nhưng vì công việc, mình vượt qua khó khăn thôi. Khi còn ở trường học, mình cũng đã xác định tư tưởng rồi, mình sẽ làm việc như vậy và cố gắng vượt mọi khó khăn. Thực tế công việc ở đây như vậy thì cũng quen dần đi”.
Vượt qua mọi khó khăn về vật chất và tinh thần, đội ngũ cán bộ Trạm phát sóng Phja Oắc luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ đưa các chương trình phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam đến với người nghe. Có dịp đến thăm và chứng kiến công việc thầm lặng của những cán bộ, kỹ thuật viên Trạm phát sóng Phja Oắc, Nhà báo Nông Diệp, Biên tập viên Chương trình Tiếng Tày - Nùng, Cơ quan thường trú khu vực Đông Bắc, Đài TNVN chia sẻ: “Chúng tôi thực sự cảm phục và trân trọng những đóng góp của cán bộ, kỹ thuật viên nơi đây. Các anh đã giúp sóng TNVN nói chung, chương trình Tày Nùng do chúng tôi thực hiện nói riêng đến được với đồng bào các dân tộc khu vực vùng núi phía Bắc. Rất nhiều thính giả ở các tỉnh như Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang sau khi nghe được các chương trình Tày Nùng đã trực tiếp gọi điện, viết thư đến ban biên tập chương trình, có những phản hồi tích cực và nhiều ý kiến đóng góp quý báu để chương trình ngày một hoàn thiện hơn, hấp dẫn hơn.”
Nhờ cánh sóng từ trạm Phja Oắc, đồng bào Cao Bằng và các tỉnh lân cận đã nghe được Tiếng nói Việt Nam, nhất là các chương trình phát thanh được sản xuất bằng chính ngôn ngữ của đồng bào với thông tin thời sự, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước trong việc phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS; hay những mô hình kinh tế sáng tạo, hiệu quả, những câu chuyện văn hóa và điệu dân ca thân thuộc... Ông Dương Hiển Hòa, Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng đánh giá: “Khi Đài TNVN xây dựng trạm phát sóng FM trên đỉnh Phja Oắc thì đã phủ sóng đến tất cả các bản làng, nhóm hộ trên địa bàn, góp phần đưa thông tin, chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước đến với người dâ. Qua đó, giúp việc tuyên truyền, vận động bà con của huyện được thuận lợi hơn rất nhiều. Cán bộ trạm rất nhiệt tình, trách nhiệm, giữ sóng an toàn, thông suốt. Lãnh đạo địa phương những dịp lễ tết, cuối tuần... vẫn tổ chức các đoàn lên thăm hỏi, động viên anh em".
Vượt qua khắc nghiệt của thiên nhiên, vượt lên những khó khăn trong công việc, những người “giữ sóng” trên đỉnh trời Phja Oắc vẫn ngày đêm âm thầm góp phần công sức nhỏ bé để "Tiếng nói Việt Nam" vươn xa, đến được với đồng bào, chiến sỹ các tỉnh miền núi, biên giới phía Bắc./.
Viết bình luận