Quảng Nam: Bấc cơnh bh’rợ prá xay cóh zr’lụ đhanuôr acoon cóh
Thứ tư, 08:00, 29/11/2023     PV  Thanh Hà - Long Phi     PV  Thanh Hà - Long Phi
Cr’chăl hanua, Ban acoon cóh tỉnh Quảng Nam ơy xay bhrợ liêm choom Dự án 10 đắh “Truyền thông, prá xay, k’đươi cóh zr’lụ đhanuôr acoon cóh lâng k’coong ch’ngai” âng xa nay bh’rợ k’tiếc k’ruung đắh pa dưr pa xớc pr’ắt tr’mung zr’lụ đhanuôr acoon cóh lâng k’coong ch’ngai. Bấc chr’hoong k’coong ch’ngai tỉnh Quảng Nam pazưm âng đơơng chính sách liêm ma mơ pân jứih pân đil, tr’pay diịc điêl, zêl cha groong tr’vay tr’lin... tước zâp pr’loọng đhanuôr, chrooi pa xoọng pa dưr dal c’năl bh’rợ năl tước pháp luật đoọng ha đhanuôr zr’lụ k’coong ch’ngai.

 

 

 Diịc điêl anoo Bhling Uy lâng amoó Kring Mưu nắc manứih Cơ Tu, ặt ma mung cóh chr’val Tà Pơơ, chr’hoong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, vêy bơr p’nong k’coon xoọc học. K’coon n’đil t’ha âng nhi đoo xoọc học lớp 12 đhị Trường Phổ thông Dân tộc nội trú chr’hoong Nam Giang. K’rang lêy đoọng ha k’coon cha học cắh tước, buôn ma lơi học bơơn k’diịc bêl cắh tước c’moo, anoo Bhling Uy lâng amoó Kring Mưu ta luôn p’too moon k’coon t’bhlâng học liêm xang. Cán bộ Hội pân đil chr’val Tà Pơ chô tước đông anoo Bhling Uy, prá p’rá Cơ Tu lâng p’cắh đợ c’léh cha nụp đoọng prá xay, zooi đoọng anhi diịc điêl năl liêm ghít ooy đợ râu cắh liêm crêê âng bhiệc tr’pay bêl dzợ p’niên cóh zr’lụ đhanuôr acoon cóh. Anoo Bhling Uy moon: “Bơơn Đảng nhà nước k’rang lêy, xang nặc apêê pân đil ting prá xay, c’la cu cung p’too moon k’coon oó đấh bơơn k’diịc; xang nặc acu cung moon đhanuôr cóh vel lêy p’too moon k’coon đay, oó đoọng đấh tr’pay diịc điêl; pân đil jấp 18 c’moo nắc a’tếh, pân jứih nắc zâp 20 c’moo vêy choom tr’pay. Bêl ahay a’đay ơy tr’pay đấh ắt ma mung zr’nắh da dô, xoọc đâu k’coon đay lêy oó ting cơnh k’conh k’căn da dô cớ. Đợ g’lúh lướt prá xay nâu liêm crêê lâng đhanuôr Cơ Tu zi”.

Bhrợ cơnh xa nay bh’rợ k’tiếc k’ruung đắh pa dưr pa xớc pr’ắt tr’mung zr’lụ đha nuôr acoon cóh lâng k’coong ch’ngai cr’chăl c’moo 2021 - 2025, Ban acoon cóh tỉnh Quảng Nam ơy pa zưm bhrợ nhâm mâng lâng zâp Hội, Đoàn thể cóh vel đông xay bhrợ bấc bh’rợ prá xay, p’cắh pa choom pháp luật đoọng ha đhanuôr cóh zâp vel đông pa bhlâng zr’nắh k’đhạp. Bhiệc prá xay bơơn bhrợ lâng bấc bh’rợ liêm glặp đh’rứah lâng j’niêng bh’rợ âng zâp acoon cóh, zâp zr’lụ. P’căn A Lăng Oanh, Chủ tịch Hội pân đil chr’val Tà Pơơ, chr’hoong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam đoọng năl: cán bộ pân đil ơy “lướt zâp pa lêếh c’lâng, t’coọ tước zâp đông” đoọng prá xay, p’cắh đắh pháp luật tước đhanuôr k’coong ch’ngai: “Hội pân đil chr’val ơy t’bhlâng bhrợ pa dưr c’lâng bh’rợ đoọng ta luôn pa dưr k’rơ bh’rợ prá xay đhộ bhứah, pa xoọng lâng bh’rợ chi hội pân đil doọ vêy ngai tr’pay diịc điêl bêl dzợ p’niên. Azi xiêr trực tiếp tước zâp pr’loọng đông đoọng prá xay, pa xiêr bhiệc tr’pay bêl dzợ p’niên đhị zr’lụ đhanuôr acoon cóh dzợ zr’nắh k’đhạp lâng đợ vêy đhị vêy đhr’năng tr’pay diịc điêl bêl dzợ p’niên”.

Lấh mơ prá xay đhị zr’lụ đhanuôr ắt, vel bhươl, bấc vel đông xay bhrợ zâp bh’rợ prá xay pháp luật cóh trường học đhị zr’lụ đhanuôr acoon cóh. Trường THPT Tây Giang, chr’hoong k’coong ch’ngai Tây Giang, tỉnh Quảng Nam vêy lấh 300 học sinh manứih Cơ Tu ting học. Đợ c’moo l’lăm ahay, ooy 2 c’moo học 2021 - 2022 lâng 2022 - 2023, bhiệc nâu doọ dzợ váih. Xang bêl pấh bhrợ bấc xa nay bh’rợ ngoại khoá, zâp g’lúh prá xay ooy đợ râu cắh liêm choom âng bhiệc tr’pay diịc điêl bêl dzợ p’niên lâng crêê đhi noo bhúh xoọng âng Ban acoon cóh tỉnh Quảng Nam lâng Sở Giáo dục lâng Đào tạo bhrợ, a’đhi Bhling Thị Phượng, lớp 12, Trường THPT Tây Giang năl ghít lấh mơ ooy Luật tr’pay diịc điêl cung cơnh đợ j’niêng bh’rợ đắh tr’pay diịc điêl bêl dzợ p’niên âng đhanuôr acoon cóh: “Lâng azi học sinh cóh k’coong ch’ngai nắc bấc râu cắh năl liêm ghít cơnh apêê pr’zợc lơơng. Ooy đâu, zâp apêê thầy cố lâng a’dêy a’ngắh cóh c’bhúh apêê lướt prá xay đoọng ha zi năl liêm ghít lấh mơ đắh bhiệc tr’pay bêl dzợ p’niên lâng crêê đhi noo bhúh xoọng, zâp râu cắh liêm crêê moon đoọng ha zi năl pa chô kinh nghiệm đoọng prá xay ha vel đông”.

Ooy xa nay bh’rợ p’too pa choom đhị zâp trường trung học phổ thông cóh zr’lụ k’coong ch’ngai, lấh mơ c’năl đắh chuyên môn, giáo viên dzợ p’têết pa zưm cr’liêng xa nay prá xay Luật tr’pay diịc điêl, moon ghít râu cắh liêm choom tơợ zâp đắh j’niêng bh’rợ đắh tr’pay diịc điêl cóh k’coong ch’ngai. Cô Arất Thị Mai Tình, Hiệu trưởng Trường THPT Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đoọng năl, nhà trường ơy t’bhlâng bhrợ bấc cơnh bh’rợ prá xay tơợ bhiệc đoọng bha ar pa tơ, chiếu p’cắh phóng sự, phim ảnh, pano... cr’chăl bhiệc prá xay trực tiếp đoọng bơơn bh’nơơn liêm choom lấh: “Trường bhrợ pa dưr trang web âng trường, đoọng giáo viên bhrợ pa dưr poster xay moon đắh tr’pay diệc điêl đấh lâng crêê đhi noo bhúh xoọng. Ooy đắh bhiệc pa choom zâp bộ môn đắh giáo dục công dân, sinh học, địa lý nắc zâp thầy cô pazưm lâng prá xay đắh tr’pay diịc điêl bêl dzợ p’niên lâng crêê đhi noo bhúh xoọng liêm choom”.

Đhị zr’lụ da ding k’coong tỉnh Quảng Nam, đhanuôr ắt ma mung đhị zâp vel đông ch’ngai bha dắh, c’lâng c’tốch zr’nắh k’đhạp, bh’rợ prá xay p’too pa choom pháp luật lưm bấc zr’nắh. T’bhlâng prá xay, âng đơơng cr’liêng xa nay pháp luật tước vel đông mưy cơnh buôn năl lâng tr’xăl cr’noọ bh’rợ ơy bơơn zâp vel đông k’coong ch’ngai tỉnh Quảng Nam pa zưm xay bhrợ. T’coóh Đặng Tấn Giảng, Phó trưởng Ban acoon cóh tỉnh Quảng Nam đoọng năl, c’lâng xa nay pay vel bhươl, pr’loọng đông bhrợ lớp pa choom, pay đhanuôr bhrợ bha lâng... nắc vêy đơơng chô bh’nơơn liêm ghít: “Bh’rợ prá xay âng zi ơy xay bhrợ liêm ghít tước zâp đhanuôr zr’lụ acoon cóh lâng k’coong ch’ngai. Têêm ngăn bhrợ ha cơnh đoọng zâp ngai đhanuôr nắc c’bhúh bha lâng, bhrợ clan bhứah liêm cóh đhanuôr. Rơơm kiêng apêê váih đợ manứih lướt prá xay cóh đhanuôr, cóh zâp pr’loọng đông, đoọng bh’rợ prá xay p’too pa choom pháp luật vêy bh’nơơn liêm choom”./.

Quảng Nam: Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số là nhiệm vụ quan trọng, tác động lớn đến đời sống cộng đồng vùng cao. Thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam đã triển khai hiệu quả Dự án 10 về “Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Nhiều huyện miền núi tỉnh Quảng Nam tập trung đưa chính sách bình đẳng giới, hôn nhân và gia đình, phòng chống bạo lực... đến từng hộ dân, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật cho người dân vùng cao.

Vợ chồng anh Bling Uy và chị Kring Mưu là người Cơ Tu, sống ở xã Tà Pơ, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, có hai con đang tuổi ăn học. Con gái đầu của anh, chị đang học lớp 12 tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Nam Giang. Lo con gái “ăn chưa no, lo chưa tới” dễ sa vào nạn tảo hôn, bỏ học giữ chừng, anh Bling Uy và chị Kring Mưu luôn động viên con gái cố gắng học hành đến nơi, đến chốn. Cán bộ Hội Phụ nữ xã Tà Pơ đến tận nhà anh Bling Uy, dùng ngôn ngữ Cơ Tu và những hình ảnh trực quan để tuyên truyền, giúp vợ chồng anh hiểu hơn về những hệ luỵ của tảo hôn ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Anh Bling Uy cho biết. “Được Đảng nhà nước quan tâm, rồi chị em phụ nữ tuyên truyền, bản thân tôi sẽ giáo dục con mình không được kết hôn sớm; rồi tôi cũng tuyên truyền bà con trong làng giáo dục con mình không cho kết hôn sớm; nữ đủ 18 tuổi trở lên, nam phải đủ 20 tuổi mới được lấy nhau. Trước đây mình lấy vợ lấy chồng sớm đã khổ rồi, nên giờ con mình không được theo bố mẹ để mà khổ nữa. Những buổi tuyên truyền này rất phù hợp với bà con Cơ Tu chúng tôi”.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam đã phối hợp chặt chẽ với các Hội, Đoàn thể ở cơ sở triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân ở các thôn, bản đặc biệt khó khăn. Việc tuyên truyền được thực hiện bằng nhiều hình thức phù hợp với đặc điểm, phong tục tập quán của từng dân tộc, từng vùng miền. Bà A Lăng Oanh, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Tà Pơ, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, cán bộ phụ nữ đã “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến người dân vùng cao. “Hội Phụ nữ xã tiếp tục xây dựng kế hoạch để thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhân rộng thêm mô hình chi hội phụ nữ không có trường hợp tảo hôn. Chúng tôi xuống trực tiếp từng hộ gia đình để tuyên truyền giảm bớt tình trạng tảo hôn tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn và những nơi có nguy cơ xảy ra tảo hôn”.

Ngoài tuyên truyền tại khu dân cư, thôn bản, nhiều địa phương triển khai các mô hình tuyên truyền pháp luật trong trường học tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trường THPT Tây Giang, huyện vùng cao biên giới Tây Giang, tỉnh Quảng Nam có hơn 300 học sinh người Cơ Tu theo học. Những năm trước, tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng, kết hôn khi chưa đủ tuổi rất phổ biến. Thế nhưng, trong 2 năm học 2021-2022 và 2022-2023, tình trạng này chấm dứt. Sau khi tham gia nhiều chương trình ngoại khoá, các buổi tuyên truyền về những hệ luỵ của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống do Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam và Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức, em Bling Thị Phượng, lớp 12, Trường THPT Tây Giang hiểu hơn về Luật Hôn nhân và gia đình cũng như những hủ tục về kết hôn sớm của đồng bào dân tộc thiểu số. “Đối với chúng em là học sinh miền núi thì hiểu biết cũng hạn chế so với các bạn khác. Qua đó các thầy cô và cô chú trong đội tuyên truyền giúp chúng em nhận thức sâu sắc hơn về việc kết hôn cận huyết và kết hôn sớm, các tác hại của nó để chúng em rút kinh nghiệm để tuyên truyền cho địa phương”.

Trong chương trình giáo dục tại các trường trung học phổ thông ở khu vực miền núi, ngoài kiến thức chuyên môn, giáo viên còn linh hoạt lồng ghép nội dung tuyên truyền Luật Hôn nhân và gia đình, nói rõ hệ lụy từ các hủ tục trong hôn nhân ở vùng cao, miền núi. Cô Arất Thị Mai Tình, Hiệu trưởng Trường THPT Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, nhà trường đã nỗ lực đa dạng hoá hình thức tuyên truyền từ cấp phát tờ rơi, trình chiếu phóng sự, phim ảnh, pano… bên cạnh việc tuyên truyền trực tiếp để đạt hiệu quả cao hơn. “Trường xây dựng trang web của trường, giao cho giáo viên xây dựng poster tuyên truyền về tảo hôn và hôn nhân cận huyết. Trong chương trình dạy học các bộ môn về giáo dục công dân, sinh học, địa lý thì các thầy cô lồng ghép tuyên truyền về nạn tảo hôn hôn nhân cận huyết rất hiệu quả”.

Tại khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam, người dân sống rải rác trên các thôn, nóc xa xôi, giao thông cách trở, công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật gặp nhiều khó khăn. Tăng cường tuyên truyền, đưa nội dung, kiến thức pháp luật đến tận cơ sở một cách dễ hiểu, dễ tiếp nhận và thay đổi nhận thức đã được các địa phương miền núi tỉnh Quảng Nam tập trung triển khai. Ông Đặng Tấn Giảng, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam cho biết, chủ trương lấy bản làng, gia đình làm lớp học, lấy người dân làm trung tâm… đã mang lại hiệu quả rõ nét. “Công tác tuyên truyền của chúng tôi đã triển khai cơ bản  đến tận tay người hưởng thụ là người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đảm bảo làm sao để mỗi người dân là lực lượng nòng cốt, lan tỏa trong cộng đồng. Muốn họ thành tuyên truyền viên trong cộng đồng, trong từng gia đình, để công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đem lại kết quả cao nhất./.”

    PV  Thanh Hà - Long Phi

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC