Quảng Nam Bhr’lậ râu zr’năh k’đhap, bhrợ pa đâh xa nay bh’rợ Cr’noọ cr’niêng âng k’tiếc k’ruung pa dưr pr’ắt tr’mông coh zr’lụ đhanuôr acoon coh
Thứ hai, 09:45, 27/11/2023 Thanh Hà- Long Phi/VOV miền Trung Thanh Hà- Long Phi/VOV miền Trung
Tước t’ngay 31/10/2023, tỉnh Quảng Nam ơy oay đoọng k’nặ 310 tỷ đồng, bơơn k’nặ 50% cr’noọ bh’rợ coh c’moo, zên sự nghiệp pay đoọng k’nặ 5 tỷ đồng, k’nặ 10% cr’noọ bh’rợ.

 

 

C’moo 2023, tỉnh Quảng Nam vêy ta pác đoọng k’nặ 1.227 tỷ đồng xay bhrợ xa nay bh’rợ Cr’noọ cr’niêng âng k’tiếc k’ruung pa dưr pr’ắt tr’mông zr’lụ đhanuôr acoon coh (coh đêêc vêy zên tơợ c’moo 2022 pác đoọng). Tước t’ngay 31/10/2023, tỉnh Quảng Nam ơy oay đoọng k’nặ 310 tỷ đồng, bơơn k’nặ 50% cr’noọ bh’rợ coh c’moo, zên sự nghiệp pay đoọng k’nặ 5 tỷ đồng, k’nặ 10% cr’noọ bh’rợ. Tỉnh Quảng Nam bhrợ têng cơnh ooy đoọng bhr’lậ zr’năh k’đhap, bhrợ pa đâh bh’rợ pay đoọng zên k’rong bhrợ âng xa nay bh’rợ Cr’noọ cr’niêng k’tiếc k’ruung pa dưr pr’ắt tr’mông zr’lụ đhanuôr acoon coh. PV Đài P’rá Việt Nam đhị miền Trung ta mooh t’cooh Ha Ra Diêu, Phó Trưởng Ban Acoon coh tỉnh Quảng Nam. 

Nhăn ta mooh I nhi! C’moo 2023, zập bộ ngành Trung ương ơy vêy bấc bha ar bha tơ xay moon bhr’lậ pazêng râu zr’năh k’đhap bêl xay bhrợ xa nay bh’rợ Cr’noọ cr’niêng âng k’tiếc k’ruung pa dưr pr’ắt tr’mông zr’lụ đhanuôr acoon coh. Năc anhi xay truih, coh c’moo đâu, xa nay bh’rợ n’nâu coh Quảng Nam vêy đợ râu liêm buôn lâh mơ căh?

T’cooh Hà Ra Diêu: Quảng Nam ơy xay bhrợ liêm crêê pazêng xa nay bh’rợ cr’noọ cr’niêng âng k’tiếc k’ruung năc lâh 10 dự án tơợ c’moo 2021 tước nâu cơy. Bêl xay bhrợ xa nay bh’rợ Cr’noọ cr’niêng âng k’tiếc k’ruung pa dưr pr’ắt tr’mông zr’lụ đhanuôr acoon coh lâng da ding k’coong t’mêê k’rong 118 cơ chế, chính sách ooy zr’lụ đhanuôr acoon coh vaih 1 xa nay bh’rợ. C’moo 2023, Thông tư 15 âng Bộ Tài chính, coh t’tun n’nâu năc xăl ooy Thông tư 55 pa choom ooy bh’rợ pay đoọng zên k’rong bhrợ năc muy coh pazêng thông tư bhr’lậ bấc pa bhlâng zr’năh k’đhap bêl xay bhrợ. Chính phủ công ơy xăl muy bơr điều coh Nghị định 27 vaih Nghị định 28 lâng xăl bấc bhlâng ooy xa nay. Chr’năp bhlâng, coh đêếc xay moon ghít cr’van u vaih xang bêl zooi. Đợ zên ng’zooi xang g’luh k’rong bhrợ ting cơnh xa nay bh’rợ sư nghiệp năc cr’van âng nhà nước zooi đoọng năc cr’van âng đhanuôr. Râu chr’năp bhlâng năc dự án 2 ooy bh’rợ ra pặ zr’lụ đhanuôr ắt mamông, dự án k’tứi ooy chr’noh, bh’năn băn đoọng ha đhanuôr năc công ơy vêy ta bhr’lậ pa liêm bêl ng’bhrợ têng.

Cơnh đêêc đhr’năng xay bhrợ xa nay bh’rợ Cr’noọ cr’niêng âng k’tiếc k’ruung pa dưr pr’ắt tr’mông zr’lụ đhanuôr acoon coh đhị Quảng Nam coh c’moo đâu vêy ta bhrợ cơnh ooy?

T’cooh Ha Ra Diêu: Ting cơnh xa nay xay moon âng pazêng vel đong, zên k’rong bhrợ vêy cơnh năc mặ ng’pay đoọng lứch. Ha dợ lâng zên sự nghiệp, ha dang t’bhlâng xay bhrợ năc tơợ đâu tước x’rịa c’moo công bơơn mơ 50%. Vêy muy bơr râu bh’rợ pa chô zên bhrợ têng năc tu Trung ương căh ơy vêy xa nay pa choom xay bhrợ. Ba bi, Dự án k’tứi 1, Dự án 9 ooy bh’rợ tr’đoọng vốn vặ zooi đhanuôr. Ađoo n’nâu năc c’lâng âng Trung ương năc k’rong coh Nghị định 28 âng Chính phủ ooy bh’rợ zooi zên vặ pa bhrợ đươi ooy Ngân hàng Chính sách xã hội. Căh cậ coh Dự án k’tứi 1, Dự án 3 ooy bh’rợ pa dưr lâng choh crâng nhâm mâng nắc zên âng Trung ương đơơng đoọng bấc lâh mơ lâng râu la lua âng crâng. Tu âng xa nay bh’rợ n’nâu năc chroót ha 3 râu crâng, crâng đặc dụng, crâng phòng hộ lâng crâng choh. Xoọc đâu, crâng choh âng đhanuôr năc choh tơơm n’loong lâm nghiệp, coh đêêc tơơm keo năc chr’noh bha lâng tơợ bh’rợ u chắt vaih cớ năc m’bứi. Ha dợ crâng phòng hộ năc pazêng Ban K’đhâng lêy crâng pazêng chr’hoong ơy ta luôn xay bhrợ lâng apêê đoo chroót đoọng ha đhanuôr zư lêy crâng ơy ghít đợ zên. Xa nay xay moon zooi đoọng 15kg ch’neh ha đhanuôr ting choh crâng công ơy vêy xa nay xay moon đợ zên ghít bhlâng. Tu cơnh đêêc, zên n’nâu vêy cơnh năc pa chô ooy Trung ương bấc bhlâng.

Cơnh I nhi t’mêê xay truih năc ky, pazêng bha ar bha tơ âng Trung ương năc đâh loon bhr’lậ đợ zr’năh k’đhap năc tơợ đanh ahay u vaih coh xa nay bh’rợ n’nâu. Cơnh đêêc, râu la lua cậ năc h’cơnh ooy, I nhi xay truih đoọng azi xâng?

T’cooh Hà Ra Diêu: Bêl xay bhrợ cơnh Xa nay bh’rợ cr’noọ cr’niêng âng k’tiếc k’ruung, pazêng bha ar bha tơ pa choom bhrợ têng âng pazêng bộ, ngành căh ơy loon đâh, coh c’moo 2023 n’nâu năc t’bhlâng xay bhrợ coh c’xêê 6 lâng c’xêê 7. Xang n’năc pazêng bộ: Thông tin Truyền thông, Văn hoá, Thể thao lâng Du lịch, Y tế công t’mêê bhrợ pazêng Thông tư tơợ c’xêê 6, nâu cơy năc k’nặ tước x’rịa c’moo ơy. Xang bêl bhrợ têng Thông tư năc pazêng bộ, ngành năc ha dợ bhrợ bh’rợ tập huấn, pa choom, bhrợ bh’rợ prá xay. Râu 2 năc, xang bêl bhrợ pazêng râu Thông tư pa choom âng bộ ngành ha pazêng vel đong coh cấp tỉnh năc azi pa choom cớ lâng công vêy muy bơr râu xa nay azi t’bhlâng bhr’lậ zr’năh k’đhap, coh râu la lua cậ năc u zih, tơợ đêêc bhrợ t’vaih bh’rợ zih ng’pay đoọng.

Ghít năc pazêng xa nay âng Dự án hân đoo dzợ bấc râu zr’năh k’đhap bêl ng’xay bhrợ, i nhi xay truih đoọng azi xâng?

T’cooh Hà Ra Diêu: Ting cơnh Quyết định 1719 âng Thủ tướng Chính phủ năc bh’rợ pa dưr, choh tơơm zơ nươu năc pazao đoọng ooy Bộ Y tế. Coh n’dup Bộ Y tế vêy Cục Y dược cổ truyền dân tộc năc xay bhrợ bh’rợ pa dưr zr’lụ choh zơ nươu. Năc Sở Y tế pazêng vel đong năc căh vêy bh’rợ n’nâu. Tơợ đêêc, c’moo 2022 Bộ Y tế bhrợ Thông tư 22 lâng c’xêê 6 c’moo 2023 n’nâu năc bhrợ p’căh Thông tư 10. Thông tư 10 xay moon zr’lụ choh zơ nươu năc vêy lâh 50 héc ta têh ooy piing lâng pazêng zr’lụ choh zơ nươu n’năc. Hân đhơ cơnh đêêc, c’bhuh bhrợ têng năc k’rong đh’rưah lâng doanh nghiệp lâng hợp tác xã, hợp tác xã lâng doanh nghiệp năc k’rong đh’rưah lâng đhanuôr năc cr’van âng nhà nước k’rong bhrợ đoọng ha doanh nghiệp lâng hợp tác xã n’nâu dưr vaih cr’van âng ngai năc căh ơy prá xay. Xoọc đâu, lâng tỉnh Quảng Nam năc bh’rợ choh pa dưr tơơm zơ nươu ơy ta pazao đoọng ooy Sở Y tế. Sở Y tế ch’mêệt lêy ooy bh’rợ tr’nêng năc căh vêy xa nay bh’rợ choh lâng pa dưr tơơm zơ nươu tu cơnh đêêc Dự án k’tứi 2 âng Dự án 3 n’nâu căh dzợ ta bhrợ.

Đoọng nhâm mâng crêê cơnh t’ngay c’xêê Xa nay bh’rợ cr’noọ cr’niêng âng k’tiếc k’ruung pa dưr pr’ắt tr’mông zr’lụ đhanuôr acoon coh, tỉnh Quảng Nam ơy p’too moon bhr’lậ râu zr’năh k’đhap cơnh ooy?

T’cooh Ha Ra Diêu: Tỉnh vêy Ban K’đhâng xay cấp tỉnh năc Chủ tịch UBND tỉnh bhrợ Trưởng ban, xang n’năc năc vêy 3 Văn phòng ting xay bhrợ 3 xa nay bh’rợ n’nâu. Xa nay xay bhrợ âng Ban K’đhâng xay xa nay bh’rợ Cr’noọ cr’niêng K’tiếc k’ruung năc zập c’xêê zêng vêy xa nay xay moon bh’nơơn bh’rợ, prá xay ghít đợ râu zr’năh k’đhap. Apêê Đại biểu Quốc hội âng tỉnh công đâh loon n’năl bh’nơơn xay bhrợ bh’rợ tr’nêng, đâh loon xay truih ooy Quốc hội đợ zr’năh k’đhap bêl xay bhrợ xa nay bh’rợ. Lâh n’năc, pazêng tổ chức Đảng tơợ tỉnh tước ooy chr’hoong zêng vêy ta xay truih coh pazêng Nghị quyết chuyên đề k’đhâng xay đoọng xay bhrợ pazêng xa nay bh’rợ ta moon n’têh.

Chăp hơnh i nhi ơy prá xay lâng zi!

Quảng Nam: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS

Năm 2023, tỉnh Quảng Nam được phân bổ gần 1.227 tỷ đồng thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (kể cả vốn năm 2022 chuyển sang). Đến ngày 31/10/2023, tỉnh Quảng Nam đã giải ngân gần 310 tỷ đồng, đạt gần 50% kế hoạch năm, vốn sự nghiệp giải ngân gần 5 tỷ đồng, gần 10% kế hoạch. Tỉnh Quảng Nam làm gì để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. PV Đài TNVN tại miền Trung phỏng vấn ông Hà Ra Diêu, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam. 

Thưa ông! Năm 2023, các bộ ngành Trung ương đã có nhiều văn bản tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Xin ông cho biết, năm nay, chương trình này ở Quảng Nam có thuận lợi hơn không?

Ông Hà Ra Diêu: Quảng Nam đã triển khai đồng bộ các chương trình mục tiêu quốc gia trên 10 dự án từ năm 2021 đến nay. Trong quá trình triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi mới tích hợp 118 cơ chế, chính sách về vùng đồng bào dân tộc thiểu số thành 1 chương trình. Năm 2023, Thông tư 15 của Bộ Tài chính, sau này đổi lại thành Thông tư 55 hướng dẫn giải ngân vốn đầu tư sự nghiệp là một trong những thông tư tháo gỡ rất nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện. Chính phủ cũng đã thay đổi một số điều trong Nghị định 27 thành Nghị định 28 và thay đổi cơ bản về các nội dung. Đặc biệt, trong đó xác định rõ tài sản hình thành sau hỗ trợ. Nguồn hỗ trợ sau đầu tư mang tính chất sự nghiệp thì tài sản của nhà nước hỗ trợ là tài sản người dân. Đáng chú ý là dự án 2 về sắp xếp khu dân cư, tiểu dự án chuỗi cây trồng vật nuôi cho người dân đã được gỡ vướng trong quá trình thực hiện.

Vậy tiến độ chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS ở Quảng Nam năm nay thực hiện như thế nào?

Ông Hà Ra Diêu: Theo báo cáo của các địa phương, vốn đầu tư cơ bản có khả năng giải ngân hết. Còn vốn sự nghiệp, nếu phấn đấu tốt thì từ nay đến cuối năm cũng khoảng 50%. Có một số nội dung trả lại vốn là do Trung ương chưa có văn bản hướng dẫn. Ví dụ, Tiểu dự án 1, Dự án 9 về xoay vòng vốn vay hỗ trợ người dân. Cái này thì hướng của Trung ương là sẽ tích hợp tại Nghị định 28 của Chính phủ về hỗ trợ vay vốn thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội. Hoặc là trong Tiểu dự án 1, Dự án 3 về phát triển và trồng rừng bền vững thì vốn của Trung ương đưa về nhiều hơn so với thực tế rừng. Lý do của vấn đề này là chi trả 3 loại rừng, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Hiện nay, rừng sản xuất của bà con cơ bản là trồng cây lâm nghiệp, trong đó cây keo là chủ yếu thì nhiệm vụ tái sinh còn rất ít. Còn rừng phòng hộ thì các Ban Quản lý rừng các huyện đã duy trì và họ trả cho người quản lý rừng có định mức cụ thể rồi. Quy định hỗ trợ 15kg gạo cho người dân tham gia trồng rừng cũng đã có định mức cụ thể rồi. Vì vậy nguồn này có khả năng trả về cho Trung ương rất lớn.

Như ông vừa nói, các văn bản của Trung ương đã kịp tháo gỡ cơ bản các khó khăn vướng mắc mà lâu nay chương trình gặp phải. Vậy, thực tế diễn ra như thế nào, thưa ông?

Ông Hà Ra Diêu: Trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia, các văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành chưa kịp thời, trong năm 2023 này tập trung vào các tháng 6 và tháng 7. Rồi các bộ: Thông tin Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Y tế cũng mới ban hành các Thông tư từ tháng 6, bây giờ đã gần cuối năm rồi. Sau khi ban hành Thông tư thì các bộ, ngành mới tổ chức tập huấn, hướng dẫn, hội thảo. Thứ 2 là, sau khi ban hành các Thông tư hướng dẫn của bộ ngành về địa phương ở cấp tỉnh là chúng tôi tiếp tục hướng dẫn và cũng có một số nội dung chúng tôi tiếp tục tháo gỡ vướng mắc, thành ra thực tế diễn ra còn chậm, dẫn đến tình trạng chậm giải ngân.

Cụ thể những nội dung Dự án nào còn nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện, thưa ông?.

Ông Hà Ra Diêu: Theo Quyết định 1719 của Thủ tướng Chính phủ thì nhiệm vụ phát triển, trồng cây dược liệu là giao cho Bộ Y tế. Dưới Bộ Y tế có Cục Y dược cổ truyền dân tộc sẽ đảm nhận việc phát triển vùng dược liệu. Nhưng Sở Y tế các địa phương thì không có chức năng này. Từ đó, năm 2022 Bộ Y tế ban hành Thông tư 22 và tháng 6 năm 2023 này lại ban hành Thông tư 10. Thông tư 10 quy định vùng trồng dược liệu là phải có trên 50 héc ta trở lên đối với trung tâm phát triển dược liệu đó. Thế nhưng, đối tượng thực hiện là liên kết với doanh nghiệp và hợp tác xã, hợp tác xã và doanh nghiệp phải liên kết với người dân thì tài sản của nhà nước đầu tư cho doanh nghiệp và hợp tác xã này hình thành là tài sản của ai thì chưa nói. Hiện nay, đối với tỉnh Quảng Nam thì phát triển dược liệu đã giao Sở Y tế. Sở Y tế căn cứ chức năng nhiệm vụ là không có chức năng trồng và phát triển dược liệu nên Tiểu dự án 2 của Dự án 3 này dừng lại.

Để đảm bảo tiến độ Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS, tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc như thế nào?.

Ông Hà Ra Diêu: Tỉnh có Ban Chỉ đạo cấp tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, sau đó là có 3 Văn phòng điều phối để thực hiện 3 chương trình này. Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo chương trình Mục tiêu Quốc gia là hàng tháng đều có báo cáo kết quả, nêu rõ những vướng mắc, khó khăn. Đoàn Đại biểu Quốc hội của tỉnh cũng chủ động nắm bắt kết quả thực hiện các chương trình, kịp thời phản ánh với Quốc hội những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chương trình. Ngoài ra, các tổ chức Đảng từ tỉnh đến huyện đều đưa vào các Nghị quyết chuyên đề lãnh đạo để triển khai thực hiện các chương trình nêu trên. 

Trân trọng cảm ơn ông!

Thanh Hà- Long Phi/VOV miền Trung

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC