Đhị pazêng bhươl cr’noon ch’ngai bha dăh âng da ding k’coong dal Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, bấc học sinh, ta đhâm c’mor xoọc coh cr’chăl “cha căh ơy k’bhộ, pa bhrợ ta têng căh ơy choom” năc ơy pay k’diic, đâh vêy k’coon. Ađoo p’căn dzợ p’niên Hồ Thị Đinh, ắt coh cr’noon Măng Lâng, chr’val Trà Cang, chr’hoong Nam Trà My, pay k’diic n’niên k’coon bêl 15 c’moo. K’conh âng Hồ Thị Đinh căh dzợ mamông, Đinh lơi học lâng đâh bơơn k’diic. Bêl ơy bơơn k’diic, vêy k’coon, Hồ Thị Đinh năc ha dzợ bơơn n’năl lứch đợ râu zr’năh xr’dô. Căh vêy c’năl ooy bh’rợ băn par k’coon, Đinh nắc đươi apêê ađhi amoó coh bhươl cr’noon zooi zup. Tước xa nấp, sữa đoọng ha k’coon ộm, Đinh công đươi apêê đhanuôr zooi đoọng. Xoọc đâu, ađoo p’căn dzợ p’niên manuyh Ca Dong năc bơơn lêy lứch đợ râu zr’năh k’đhap tu pay k’diic, n’niên k’coon đâh. “A cu t’mêê n’niên k’coon năc căh n’năl cơnh họm ha k’coon, căh ơy n’năl cơnh băn par k’coon. Bêl k’coon k’ăy, acu công căh vêy zên câl zơ nươu. Căh vêy zên câl sữa đoọng ha ađoo ộm”.
T’cooh bhươl Hồ Văn Lâm, ắt coh chr’val Trà Cang, chr’hoong Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam prá xay, xoọc đâu bấc j’niêng cr’bưn căh liêm choom năc căh ơy ta t’bil lơi cơnh tr’xoo tr’đoọng k’coon, xa nay ooy bh’rợ tr’pay diic điêl coh bhuh xoọng, tr’pay diic điêl coh bhuh xoọng năc tr’đăn lâh mơ, bơơn zư đớc cr’van. Lâh n’năc, c’năl âng đhanuôr lâng râu bơơn n’năl ooy xa nay pháp xay moon ooy bh’rợ tr’pay diic điêl lâng pr’loọng đong âng đhanuôr da ding k’coong, zr’lụ đhanuôr acoon coh dzợ bấc râu căh liêm choom, pa bhlâng năc cr’noọ xa nay kiêng đoọng k’coon đâh pay k’diíc k’điêl đoọng k’conh k’căn doọ lâh zr’năh k’đhap dzợ vaih bấc. T’cooh Hồ Văn Lâm prá xay: “Acu pa bhlâng mốp loom lâng đhr’năng p’niên đâh pay k’diic k’điêl lâng apêê mr’đoo bhuh xoọng tr’pay diic điêl. T’cooh bhươl căh đoọng bhrợ bhiệc bhan, vêy cơnh cậ pr’loọng đong căh đoọng tr’pay năc anhi đoo tr’đơơng lướt căh n’năl ooy í, vêy a chăc k’đhap chô ooy bhươl cr’noon, t’cooh bhươl căh n’năl cơnh bhrợ têng, xang n’năc đoọng anhi đoo tr’pay”.
Đhị pazêng trường học coh da ding k’coong, học sinh ắt coh đong nội trú âng trường năc pr’loọng đong căh bơơn k’rang lêy năc bhrợ vaih bấc apêê học sinh vêy a chắc k’đhap. Coh cr’chăl đăn đâu, Ban Acoon coh tỉnh Quảng Nam đh’rưah lâng Sở Giáo dục lâng Đào tạo, Hội Liên hiệp Pân đil tỉnh lâng pazêng vel đong da ding k’coong bhrợ bh’rợ xay moon, p’too pa choom ooy bh’rợ t’bil lơi đhr’năng p’niên nhuum đâh pay k’diíc k’điêl, tr’pay diic điêl coh bhuh xoọng coh nhà trường, đhị bhươl cr’noon.
Ban Acoon coh tỉnh Quảng Nam đh’rưah xay bhrợ đhậu bhưah bh’rợ câu lạc bộ “Xay moon căh lâng bh’rợ p’niên nhuum đâh pay k’diic k’điêl lâng tr’pay diic điêl coh bhuh xoọng”. Apêê coh coh câu lạc bộ đh’rưah lâng apêê t’cooh bhươl, manuyh vêy bấc ngai chăp ta luôn lướt tước ooy pazêng pr’loọng đong đhanuôr động prá xay, p’too pa choom đhanuôr n’năl ooy pazêng râu căh liêm crêê âng bh’rợ p’niên nhuum đâh pay k’diêc k’điêl, tr’pay diic điêl coh bhuh xoọng. Pazêng vel đong công ơy bhrợ pazêng g’luh prá xay coh bhươl cr’noon, k’rong bhrợ đh’rưah coh cr’chăl họp bhươl cr’noon đoọng xay moon p’too pa choom pa zêng c’lâng xa nay âng Đảng, chính sách, pháp luật âng Nhà nước, chr’năp bhlâng năc Luật tr’pay diic điêl lâng pr’loọng đong, Luật pân juyh pân đil ma mơ mr’cơnh, Luật zâl cha groong tr’vay tr’lin coh pr’loọng đong… pa têệt đh’rưah lâng xa nay “Căh choom đâh pay k’diic k’điêl, căh choom pay diic điêl coh bhuh xoọng”. Amoó Hồ Thị Hinh, ắt coh chr’val Phước Chánh, chr’hoong Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam prá xay, bh’rợ “Chi hội Pân dil prá xay căh lâng bh’rợ p’niên nhuum đâh pay k’diic k’điêl lâng tr’pay diic điêl coh bhuh xoọng” vêy ta bhrợ t’vaih zooi đhanuôr Giẻ Triêng coh chr’val n’năl lâh mơ ooy râu căh liêm crêê âng bh’rợ p’niên nhuum đâh pay k’diíc k’điêl, tr’pay diic điêl coh bhuh xoọng. “Bêl đhanuôr tước pâh ooy lớp pa choom âng Ban Acoon coh tỉnh Quảng Nam, acu nắc chô prá xay, ta đang moon đhanuôr coh bhươl cr’noon căh choom đoọng k’coon đâh pay k’diíc k’điêl bêl căh ơy zập c’moo, pa xiêr đhr’năng tr’pay diic điêl coh bhuh xoọng”.
Tỉnh Quảng Nam xoọc t’bhlâng xay bhrợ Đề án “Pa xiêr đhr’năng p’niên nhuum đâh pay k’diíc k’điêl lâng tr’pay diic điêl coh bhuh xoọng zr’lụ đhanuôr acoon coh đhị zr’lụ tỉnh cr’chăl c’moo 2020 – 2025”. Ting n’năc, tỉnh n’nâu xoọc t’bhlâng xay bhrợ liêm choom bh’rợ xay moon, p’too pa choom, pa dưr dal c’năl đoọng ha đhanuôr coh zr’lụ đhanuôr acoon coh lâng da ding k’coong ooy xa nay p’niên nhuum đâh pay k’diic k’điêl lâng tr’pay diic điêl coh bhuh xoọng. C’moo 2022, đhị tỉnh Quảng Nam ơy pa xiêr 300 cha năc apêê p’niên nhuum đâh pay k’diic k’điêl, pa xiêr 30 apêê tr’pay diic điêl coh bhuh xoọng t’piing lâng c’moo 2021. T’cooh A Lăng Mai, Trưởng Ban Acoon coh tỉnh Quảng Nam prá xay: “Ban Acoon coh ơy đh’rưah xay bhrợ liêm xang, nhâm mâng lâng chr’hoong, sở ban ngành, chr’năp bhlâng năc xiêr ooy chr’val đoọng prá xay, p’too pa choom. Chr’hoong, chr’val công t’bhlâng xay bhrợ k’rơ bh’rợ n’nâu. Bh’nơơn năc coh pazêng c’moo ahay năc Ban Acoon coh bấc bhlâng năc prá xay, p’too pa choom. Râu bơr cậ năc đh’rưah lâng Sở Giáo dục lâng Đào tạo lâng pazêng trường bhrợ bh’rợ prá xay, p’too pa choom đoọng ha apêê học sinh, pa bhlâng năc coh cấp THCS, THPT. Râu pêê cậ năc tơợ bha ar bha tơ, đơơng đoọng ha đhanuôr lâng đợ xa nay doọ bấc buôn n’năl, buôn hay, đoọng apêê đoo n’năl năc cơnh ooy p’niên nhuum đâh pay k’diíc k’điêl, đoọng apêê đoo n’năl lâng doọ xay bhrợ lất cơnh xa nay xay moon”./.
Quảng Nam: Nỗ lực tuyên truyền đẩy lùi hôn nhân cận huyết thống
Những năm gần đây, các địa phương miền núi của tỉnh Quảng Nam đã triển khai hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tích cực tuyên truyền, vận động người dân dần xoá bỏ những hủ tục lạc hậu. Nhiều nơi đã thành lập câu lạc bộ “Nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” nhằm nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của phụ nữ. Nhờ đó tỷ lệ tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Quảng Nam đã giảm đáng kể.
Tại các thôn, nóc xa xôi ở huyện miền núi cao Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, nhiều trường hợp học sinh, thanh niên đang ở tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” đã lấy chồng, sinh con sớm. Người mẹ trẻ Hồ Thị Đinh, ở làng Măng Lâng, xã Trà Cang, huyện Nam Trà My, cưới chồng và sinh con ở tuổi 15 tuổi. Ba của Hồ Thị Đinh qua đời, Đinh bỏ học giữa chừng và lấy chồng sớm. Khi làm vợ, làm mẹ, Hồ Thị Đinh mới cảm nhận hết cái khó, cái khổ. Chưa có kiến thức, kỹ năng chăm con nhỏ, Đinh phải nhờ cậy đến chị em trong làng giúp đỡ. Đến cả quần áo, sữa cho con uống, Đinh cũng phải nhờ cậy bà con hàng xóm giúp đỡ. Giờ đây, người mẹ trẻ người Ca Dong mới thấy hết nỗi khổ vì đã lấy chồng, sinh con quá sớm. “Tôi mới sinh con lần đầu nên cũng chưa biết tắm cho con, chưa biết chăm sóc con. Khi con đau, tôi cũng không có tiền mua thuốc. Không có tiền mua sữa cho con uống”.
Già làng Hồ Văn Lâm, ở xã Trà Cang, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam cho rằng, hiện nhiều hủ tục lạc hậu vẫn chưa được xoá bỏ như hứa hôn, quan niệm về quan hệ cận huyết thống, kết hôn với nhau sẽ gần gũi hơn, giữ được của cải. Ngoài ra, trình độ dân trí và nhận thức pháp luật về hôn nhân và gia đình của người dân miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế, nhất là tư tưởng muốn con kết hôn sớm để khỏi gánh nặng cha mẹ còn xảy ra phổ biến. Già làng Hồ Văn Lâm chia sẻ. “Tôi rất bức xúc trước nạn tảo hôn và người trong họ lấy nhau. Gìa làng không cho cưới, thậm chí gia đình ngăn cản nhưng hai đứa dẫn đi đâu đó, mang bầu về làng, già làng không làm gì được, rồi phải cho nó lấy nhau thôi”.
Tại các trường học ở miền núi, học sinh ở lại trong khu nội trú của trường nhưng gia đình và nhà trường thiếu quan tâm, giám sát dẫn đến việc nhiều trường hợp học sinh mang thai. Thời gian gần đây, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và các địa phương miền núi xây dựng mô hình tuyên truyền về đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong nhà trường, khu dân cư.
Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam phối hợp triển khai rộng rãi mô hình câu lạc bộ “Nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”. Các thành viên trong câu lạc bộ phối hợp với các già làng, người có uy tín thường xuyên đến từng hộ dân để tuyên truyền, vận động người dân hiểu về những hệ lụy của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Các địa phương cũng đã tổ chức các buổi sinh hoạt cộng đồng, lồng ghép vào những buổi họp làng để tuyên truyền và tư vấn về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình... gắn với thông điệp “Không kết hôn sớm, không lấy nhau trong cùng dòng họ”. Chị Hồ Thị Hinh, ở xã Phước Chánh, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam cho biết, mô hình “Chi hội Phụ nữ nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” ra đời giúp người dân Giẻ Triêng trong xã hiểu hơn về những hệ luỵ của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. “Khi bà con dự lớp tập huấn của Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam, bản thân tôi sẽ về tuyên truyền, vận động người dân trong làng không để con cái lập gia đình sớm khi chưa đủ tuổi, hạn chế hôn nhân cận huyết thống”.
Tỉnh Quảng Nam đang tập trung triển khai Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025”. Theo đó, tỉnh này tập trung làm tốt công tác truyền thông, vận động, tư vấn nâng cao nhận thức cho người dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Năm 2022, tại tỉnh Quảng Nam đã giảm 300 trường hợp tảo hôn, giảm 30 trường hợp đối với hôn nhân cận huyết thống so với năm 2021. Ông A Lăng Mai, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam cho biết. “Ban Dân tộc đã phối hợp làm rất tốt, chặt chẽ huyện, sở ban ngành, đặc biệt là xuống các xã để tuyên truyền, vận động. Huyện cũng tạo điều kiện, xã cũng tạo điều kiện để triển khai nhiệm vụ này. Kết quả những năm vừa rồi thì Ban Dân tộc chủ yếu là tập huấn. Thứ hai là phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các trường tổ chức tuyên truyền cho đối tượng học sinh, nhất là ở cấp THCS, THPT. Thứ ba là qua tờ rơi, phát cho đồng bào với nội dung ngắn gọn dễ hiểu, để họ biết được thế nào là tảo hôn, để họ không lặp lại các vi phạm trái quy định./.”
Viết bình luận