Phước Sơn năc muy coh 9 chr’hoong da ding k’coong âng tỉnh Quảng Nam bơơn đươi 3 xa nay bh’rợ: pa xiêr đharựt nhâm mâng, pa dưr kinh tế xã hội zr’lụ đhanuôr acoon coh lâng bhrợ pa dưr Bhươl cr’noon t’mêê âng Xa nay bh’rợ cr’noọ k’tiếc k’ruung pa dưr pr’ắt tr’mông zr’lụ đhanuôr Acoon coh lâng da ding k’coong cr’chăl c’moo 2021 - 2025 (Xa nay bh’rợ 1719). Pazêng zên xay bhrợ 3 xa nay bh’rợ n’nâu năc lâh 420 tỷ đồng. Ting cơnh t’cooh Hồ Công Điểm, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, Xa nay bh’rợ 1719 lướt mót ooy pr’ắt tr’mông, ting pa dưr râu pa dưr pr’ắt tr’mông đhị vel đong, bhrợ ha pr’dưr pr’dzoong âng Phước Sơn ting t’ngay t’mêê liêm lâh mơ; coh tr’nơớp đợ pr’loọng đong đharựt vêy ta pa xiêr, pr’ắt tr’mông âng đhanuôr ting t’ngay vêy ta pa liêm pa crêê, pa dưr dal. Hân đhơ cơnh đêêc, lâh muy pâng c’xêê c’moo xay bhrợ, tước nâu cơy chr’hoong Phước Sơn đhiệp pay đoọng k’nặ 110 tỷ đồng coh 420 tỷ đồng zên vêy ta pác đoọng, bơơn lâh 25% cr’noọ bh’rợ. T’cooh Hồ Công Điểm xay moon, đhr’năng xay bhrợ Xa nay bh’rợ 1719 coh chr’hoong Phước Sơn zih tu dưr vaih bấc râu zr’năh k’đhap bêl xay bhrợ. Ghít năc, cr’chăl pác đoọng zên ha vel đong zih, buôn năc coh hân noo đhí boo ga măc, năc k’đhap ng’xay bhrợ, ha dợ bha ar bha tơ pa choom xay bhrợ âng apêê bộ, ngành zih vêy ta bhrợ, tr’vắc tr’claanh; chr’năp âng pr’đươi dzoóc dal, pr’đươi đươi dua coh bh’rợ tr’nêng căh lâh bấc; đhr’năng xay bhrợ âng cán bộ vel đong dzợ bấc râu căh liêm choom… năc bhrợ t’vaih râu zr’năh k’đhap, bhrợ râu căh n’năl xay bhrợ ha vel đong: “Muy bơr dự án k’tứi âng Xa nay bh’rợ pa dưr pr’ắt tr’mông zr’lụ đhanuôr acoon coh, đợ zên vêy ta đoọng ha vel đong năc căh ơy vêy bha ar bha tơ pa choom xay bhrợ, tu cơnh đêêc năc căh ơy ta bhrợ, zên n’nâu năc ta pa chô cớ. Râu bơr cậ, muy bơr dự án vêy đợ zên xay bhrợ bấc bhlâng năc chr’hoong đươi căh lứch năc công pa chô cớ. Râu pêê, lâng muy bơr dự án, pa bhlâng năc bh’rợ pa xiêr đharựt zên xay bhrợ bấc bhlâng năc cr’noọ xa nay cậ năc bhrợ đợ công trình ga măc, đợ zên k’rong tước bơr pêê zệt tỷ đồng,tu cơnh đêêc ng’bhrợ bha ar bha tơ đanh bhlâng, tu cơnh đêêc năc căh vêy pr’đơợ đoọng pay đoọng zên bhrợ têng.”
Tước nau cơy, đhr’năng pay đoọng zên Xa nay bh’rợ cr’noọ âng K’tiếc k’ruung 1719 đhị 9 chr’hoong da ding k’coong tỉnh Quảng Nam zêng zih tu lum bấc râu zr’năh k’đhap bêl xay bhrợ. Đhị chr’hoong da ding k’coong Đông Giang, tước cr’chăl n’nâu công t’mêê pay đoọng lâh 32% đợ zên vêy ta pác đoọng. Xoọc đâu, vel đong n’nâu xoọc t’bhlâng xay bhrợ pazêng xa nay bh’rợ cr’noọ âng k’tiếc k’ruung pa xiêr đharựt. Coh đêêc, bha lâng năc bhrợ t’vaih bh’rợ tr’nêng, pa choom bh’rợ tr’nêng, đoọng lướt pa bhrợ ooy k’tiếc k’ruung n’lơơng… bhrợ t’vaih râu liêm crêê đoọng đhanuôr bơơn tước ooy thị trường pa bhrợ, pa dưr râu bơơn pay pa chô. Đh’rưah lâng đêêc, k’rong bhrợ ooy pazêng bh’rợ pa dưr kinh tế đươi ooy râu liêm choom, c’rơ âng vel đong cơnh băn c’roóc, bé, choh tơơm zơ nươu cơnh ba kích bhrậu, Kacun, prá Ariêu, tơ boon… bhrợ t’vaih bh’rợ bhrợ cha, zooi đhanuôr pa xiêr đharựt nhâm mâng. T’cooh Đỗ Hữu Tùng, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam prá xay, đợ zên bác đoọng ha vel đong bấc bhlâng năc ta bhúch bha ar bha tơ pa choom xay bhrợ, năc bhrợ zr’năh k’đhap coh bh’rợ xay bhrợ: “Vêy đợ râu pa choom, Thông tư căh ơy loon đâh, dzợ bấc râu zr’năh k’đhap coh pazêng dự án crêê tước bh’rợ pa têệt pa dưr kinh tế, bh’rợ k’rong bhrợ đh’rưah; xang n’năc dự án zâl cha groong oom oóch công lum bấc râu zr’năh k’đhap. Lâng pazêng bh’rợ k’đhap, chr’hoong xoọc t’bhlâng bhr’lậ zr’năh k’đhap tơợ nâu cơy tước x’rịa c’moo đoọng pay đoọng zên xay bhrợ h’cơnh choom liêm choom bhlâng lâng pazêng zên n’nâu năc bơơn tước ooy đhanuôr.”
Zr’năh k’đhap ooy cơ chế lâng bộ máy xay bhrợ năc bhrợ t’vaih râu zr’năh k’đhap bấc bhlâng ooy đhr’năng xay bhrợ lâng pay đoọng zên Xa nay bh’rợ 1719 đhị zr’lụ miền Trung. P’căn Hồ Thị Minh, Phó Ban Acoon coh lâng Da ding k’coong tỉnh Quảng Trị, đại biểu Quốc hội khoá 14, 15 prá xay: Cr’chăl c’moo 2021 - 2025, ngân sách Trung ương pác đoọng ha tỉnh k’nặ 1.480 tỷ đồng đoọng xay bhrợ pazêng dự án coh zr’lụ đhanuôr acoon coh lâng da ding k’coong. Tơợ nâu cơy tước c’moo 2025, tỉnh Quảng Trị t’bhlâng k’rong bhrợ dự án zooi pa choom bh’rợ tr’nêng lâng bhrợ đong ắt đoọng ha pr’loọng đong đharựt coh zr’lụ đhanuôr acoon coh lâng da ding k’coong. Ting cơnh cr’noọ bh’rợ, cr’chăl c’moo 2023 - 2025, tỉnh n’nâu năc bhrợ 3 r’bhâu đhr’nong đong ắt đoọng ha pr’loọng đong đharựt lâng đợ zên mơ 217 tỷ đồng. Hân đhơ cơnh đêềc, ting cơnh p’căn Hồ Thị Minh, Phó Ban Acoon coh lâng Da ding k’coong tỉnh Quảng Trị, lâng đợ zên zooi bhrợ đong ắt năc 40 ức đồng ha zr’lụ da ding k’coong coh xoọc đâu năc căh ơy crêê cơnh: “Xa nay bh’rợ cơnh zooi đong ắt nâu cơy 40 ức đồng năc căh crêê cơnh. T’piing lâng bh’rợ pa xiêr đharựt lâng Đề án âng Mặt trận năc bh’rợ pay đoọng zên âng Xa nay bh’rợ cr’noọ âng k’tiếc k’ruung pa bhlâng m’bứi lâng k’đhap ng’xay bhrợ. Xa nay bh’rợ pa xiêr đharựt vêy zên sự nghiệp năc bh’rợ pay đoọng công buôn lâh mơ, năc n’đăh đâu zên k’rong bhrợ năc ng’bhrợ bha ar dự toán năc coh zr’lụ acoon coh ch’ngai bhlâng cơnh đhị Quảng Trị cr’noon ch’ngai lâng chr’val tước 80km; tơợ chr’val tước ooy bhươl cr’noon 103km. Zên đươi ooy bh’rợ đơơng âng pr’đươi năc lứch zên n’năc, tu cơnh đêêc râu liêm choom âng bh’rợ k’rong bhrợ đoọng bhrợ đong ắt ha pr’loọng đong đharựt k’đhap pa bhlâng. Ha dợ ơy tỵ đharựt năc bh’rợ vặ, p’xoọng zên lâng đhanuôr acoon coh pa bhlâng zr’năh k’đhap, rơơm kiêng bh’rợ bhr’lậ 27 năc bh’rợ bhr’lậ liêm choom bhlâng coh bh’rợ zooi đong ắt, k’tiếc ắt đoọng ha zr’lụ đhanuôr Acoon coh coh xoọc đâu.”
Ting cơnh xa nay xay truih âng Ban Acoon coh Hội nghị sơ kết 3 c’moo xay bhrợ Xa nay bh’rợ 1719 zr’lụ miền Trung - Tây Nguyên vêy ta bhrợ coh x’rịa c’xêê 6 bêl đêec ahay đhị tỉnh Khánh Hoà, dap tước t’ngay 31/5 c’moo đâu, 17 tỉnh, thành zr’lụ miền Trung - Tây Nguyên năc đhiệp pay đoọng lâh 1.397 tỷ đồng, bơơn lâh 10,6%. Xoọc đâu, pazêng vel đong coh zr’lụ miền Trung xoọc t’bhlâng ch’mêệt lêy, bhrợ bh’rợ pay đoọng zên ghít bhlâng ooy pazêng dự án, xa nay bh’rợ, ting t’ngay bhr’lậ râu zr’năh k’đhap. Ting n’năc k’rong pa zum pazêng zên xay bhrợ đoọng k’rong bhrợ ooy bh’rợ bha lâng, công cơnh t’đui đoọng đợ xa nay, bh’rợ, dự án liêm choom lâh mơ, pa dưr râu liêm choom âng vel đong. T’cooh Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam prá xay: “Quảng Nam pay đoọng coh xoọc đâu dzợ zih. Coh ha y azi năc bhrợ bha ar k’rong ghít liêm lâng pazêng c’bhuh bh’rợ âng Quốc hội, c’bhuh bh’rợ âng Chính phủ, râu đêêc năc bh’rợ ga măc chr’năp. Râu bơr, lâng pazêng c’bhuh bh’rợ ơy ghít ooy xa nay pa choom xay bhrợ nắc vêy c’bhuh bộ, ngành, năc vêy bha ar pa choom xay bhrợ. L’lăm đêêc năc ng’họp pazêng apêê coh Ban k’đhâng xay đoọng ch’mêệt lêy pazêng xa nay, bh’rợ hân đoo tr’vắc tr’claanh, căh liêm crêê coh ooy, ắt đhị vel đong hân đoo năc pác la lay.”./.
Từng bước gỡ khó, phát huy hiệu quả Chương trình 1719
Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào Dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình 1719) giai đoạn 2021-2025 đã đi qua hơn nửa chặng đường nhưng đến nay tiến độ giải ngân còn chậm và phát sinh nhiều khó khăn, bất cập. Hiện, các bộ, ngành, chính quyền các địa phương đang từng bước gỡ khó để Chương trình về đích đúng kế hoạch và phát huy hiệu quả cao.
Phước Sơn là một trong 9 huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam được thụ hưởng 3 chương trình: giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và xây dựng Nông thôn mới thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào Dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình 1719). Tổng nguồn vốn thực hiện 3 chương trình này là hơn 420 tỷ đồng. Theo ông Hồ Công Điểm, Phó Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, Chương trình 1719 đi vào cuộc sống, đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, làm cho diện mạo vùng cao Phước Sơn ngày càng tươi mới; bước đẩu tỷ lệ hộ nghèo giảm, đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số từng bước được cải thiện, nâng cao. Tuy nhiên, đã qua hơn một nửa chặng đường thực hiện, đến nay huyện Phước Sơn mới giải ngân được gần 110 tỷ đồng/ 420 tỷ đồng vốn phân bổ, đạt hơn 25% kế hoạch.
Ông Hồ Công Điểm cho rằng, tiến độ triển khai Chương trình 1719 trên địa bàn huyện Phước Sơn chậm do phát sinh quá nhiều vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện. Cụ thể như, thời gian phân bổ vốn cho địa phương muộn, thường vào thời điểm mưa bão, rất khó thực hiện, trong khi văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành chậm ban hành, chồng chéo; giá cả tăng, vật liệu khan hiếm; năng lực cán bộ cơ sở còn nhiều hạn chế…đã gây khó khăn, lúng túng cho địa phương: “Một số tiểu dự án của Chương trình phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào Dân tộc thiểu số, nguồn vốn đưa về nhưng chưa có văn bản hướng dẫn nên phải tạm dừng, kinh phí này sẽ hoàn trả. Thứ hai, một số dự án đưa về kinh phí lớn nhưng huyện sử dụng không hết cũng sẽ hoàn trả. Thứ 3, đối với một số dự án, nhất là chương trình giảm nghèo vốn đầu tư rất lớn nhưng mà mục tiêu phải xây dựng các công trình mang tính đột phá, kinh phí đầu tư vài chục tỷ đồng nên quy trình thủ tục kéo dài cho nên chưa có cơ sở để giải ngân.”
Đến nay, tiến độ giải ngân vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia 1719 tại 9 huyện miền núi tỉnh Quảng Nam đều chậm do gặp nhiều vướng mắc trong quá trình triển khai. Tại huyện miền núi Đông Giang, đến thời điểm này cũng mới giải ngân được hơn 32% nguồn vốn được phân bổ. Hiện, địa phương này đang tập trung thực chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo. Trong đó, ưu tiên giải quyết việc làm, đào tạo nghề, xuất khẩu lao động… tạo cơ hội để người dân tiếp cận thị trường lao động, nâng cao thu nhập. Cùng với đó, đầu tư xây dựng các mô hình phát triển kinh tế dựa vào tiềm năng, thế mạnh của địa phương như nuôi bò, hưu, dê, trồng cây dược liệu như ba kích tìm, Kacun, ớt A riêu, lòn bòn.., tạo sinh kế, giúp người dân giảm nghèo bền vững. Ông Đỗ Hữu Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, nguồn kinh phí phân bổ cho địa phương rất nhiều nhưng thiếu văn bản hướng dẫn cụ thể gây khó khăn trong việc triển khai thực hiện: “Có những hướng dẫn, Thông tư chưa kịp thời, còn vướng những dự án liên quan đến liên kết về phát triển kinh tế, chuỗi liên kết; rồi dự án phòng chống suy dinh dưỡng cũng gặp nhiều khó khăn. Đối với các lĩnh vực khó, huyện đang tìm cách tháo gỡ từ nay đến cuối năm để giải ngân nguồn vốn được tốt nhất và các nguồn vốn này phải đến được người dân.”
Khó khăn về cơ chế và bộ máy thực hiện đã tác động không nhỏ đến tiến độ triển khai và giải ngân vốn Chương trình 1719 tại khu vực miền Trung. Bà Hồ Thị Minh, Phó Ban Dân tộc và Miền núi tỉnh Quảng Trị, đại biểu Quốc hội khóa 14, 15 cho biết: Giai đoạn 2021 -2025, ngân sách Trung ương phân bổ cho tỉnh gần gần 1.480 tỷ đồng để thực hiện các dự án ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Từ nay đến năm 2025, tỉnh Quảng Trị tập trung đầu tư thực hiện dự án hỗ trợ đào tạo nghề và xây dựng nhà ở cho hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Theo kế hoạch, giai đoạn 2023-2025, tỉnh này sẽ xây dựng hơn 3.000 nhà ở cho hộ nghèo với tổng kinh phí 217 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo bà Hồ Thị Minh, Phó Ban Dân tộc và Miền núi tỉnh Quảng Trị, với mức hỗ trợ nhà ở 40 triệu đồng cho khu vực miền núi hiện nay là chưa phù hợp: “Chương trình như hỗ trợ nhà ở bây giờ 40 triệu là không phù hợp. So với chương trình giảm nghèo và Đề án của Mặt trận thì kênh giải ngân của Chương trình mục tiêu quốc gia thấp và khó thực hiện. Chương trình giảm nghèo có vốn sự nghiệp nên giải ngân dễ dàng hơn, còn bên này vốn đầu tư thì phải lập hồ sơ dự toán mà địa bàn dân tộc rất xa như tại Quảng Trị thôn xa trung tâm xã nhất là 80km; từ xã về đến tận thôn 103 km. Tiền vận chuyển vật liệu đã tốn hết số tiền đó rồi, nên hiệu quả đầu tư để làm nhà hộ nghèo rất khó khăn. Mà đã nghèo rồi thì việc vay, đối ứng đối với đồng bào quá khó khăn, chon nên hy vọng việc sửa 27 là bước tháo gỡ tốt nhất cho trong việc hỗ trợ nhà ở, đất ở cho vùng đồng bào Dân tộc thiểu số hiện nay.”
Theo báo cáo của Ban Dân tộc tại Hội nghị sơ kết 3 năm triển khai thực hiện Chương trình 1719 khu vực miền Trung- Tây Nguyên diễn ra cuối tháng 6 vừa qua tại tỉnh Khánh Hòa, tính đến ngày 31/5 năm nay, 17 tỉnh, thành khu vực miền Trung- Tây Nguyên mới giải ngân hơn 1.397 tỷ đồng, đạt hơn 10,6%. Hiện nay, các địa phương ở khu vực miền Trung đang tập trung rà soát, lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, chương trình, từng bước tháo gỡ khó khăn. Đồng thời ưu tiên lồng ghép nguồn vốn để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cũng như ưu tiên những nội dung, hoạt động, dự án có tính lan tỏa, phát huy được lợi thế của từng địa phương. Ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết: “ Quảng Nam giải ngân hiện vẫn đang còn chậm. Sắp tới chúng tôi sẽ ban hành văn bản tích hợp rất cụ thể, chi tiết đối với nhóm Quốc hội, nhóm của Chính phủ, đó là việc vĩ mô. Thứ hai, đối với nhóm cụ thể về hướng dẫn thực hiện thì có nhóm bộ, ngành, thì phải có văn bản. Trước khi đó sẽ họp các thành viên Ban chỉ đạo để rà soát từng vấn đề, vấn đề nào mâu thuẫn, mâu thuẫn ở đâu, nằm ở phạm vi nào thì bóc tách ra.” ./.
Viết bình luận