Thầy trò da ding k’coong Quảng Nam tước ooy c’moo học t’mêê
Thứ ba, 09:19, 05/09/2023 PV/VOV- Miền Trung PV/VOV- Miền Trung
T’ngay đâu (5/9), đh’rưah lâng prang k’tiêc k’ruung, lâh 346 r’bhâu học sinh tỉnh Quảng Nam, tơợ đồng bằng tước ooy da ding k’coong năc bhui har haanh deh c’moo học t’mêê. C’moo học 2023 – 2024 đhị zr’lụ da ding k’coong Quảng Nam hân đhơ dzợ zr’năh k’đhap năc lâng râu k’rang lêy âng Đảng, Nhà nước lâng râu k’rang lêy âng zập ngai ơy zooi c’rơ đoọng ha bh’rợ chêêc cr’liêng chữ âng thầy trò coh đâu.

 

La liêm coh xa nấp âng n’đooh a dooh Cơ Tu tước ooy trường, acoon p’niên A Lăng Nhiên ắt coh chr’hoong da ding k’coong Tây Giang ng’lêy ta lâh mơ lâng tuổi 6 c’moo. K’căn âng Nhiên xay truih, c’moo đâu, g’luh tr’nơơp ađoo tước ooy lớp 1, lâh bh’rợ ra văng bha ar bha tơ, pr’đươi học tập, amoó năc dzợ taanh n’đooh a dooh đoọng ha k’coon đoọng k’coon bhui har tước ooy t’ngay khải giảng đh’rưah lâng thầy cô, apêê pr’zớc. K’căn âng acoon p’niên A Lăng Nhiên công xay moon, pazêng c’moo đăn đâu, bấc trường học coh da ding k’coong xay moon, học sinh zập cấp xấp xa nay mr’cơnh cr’chăl bhiệc bhan lâng 2 t’ngay zập tuần năc bh’rợ pa ih xa nấp xa nấp cơnh xa nấp acoon coh bấc lâh mơ: “Tước ooy c’moo học t’mêê, bấc pr’loọng đong tước pa ih xa nâp cơnh ty đanh ahay đoọng ha k’coon âng đay. Apêê ađhi tơợ lớp 1 tước lớp 12 vêy cơnh cậ đại học công xấp xa nấp cơnh ty đanh n’nâu. Bấc pr’loọng đong căh choom ih năc tước k’dua ih 2, 3 bộ đoọng ha k’coon ta đhi đay. Tước ooy c’moo học t’mêê, vêy bấc apêê k’dua ih, ih căh loon, acu k’dua p’xoọng tơợ 5 tước 6 cha năc manuyh ting ih, vêy bêl tước 10 cha năc, cơnh đêêc năc vêy đâh loon pa đơp đoọng ha ta mooi.”

Pazum têy đh’rưah lâng k’conh k’căn, l’lăm bêl c’moo học t’mêê 2023 – 2024, bấc cơ quan, đơn vị, c’bhuh, hội, đoàn thể công ơy bấc bh’rợ chr’năp liêm k’rang lêy ha học sinh pa nar, lum pr’ắt tr’mông zr’năh k’đhap coh zr’lụ da ding k’coong. Bấc pr’hêl pazêng vêy xa nấp mr’cơnh, pr’đơợ, cặp sách, bha ar bha tơ, pr’đươi học tập đh’rưah lâng k’r’bhâu hun học bổng… đâh loon ta đơơng đoọng tước ooy học sinh zr’lụ zr’năh k’đhap l’lăm t’ngay khai giảng, pazum c’rơ đoọng ha apêê ađhi coh c’lâng chêêc n’năl cr’liêng chữ. Thầy Đoàn Lê Thanh Tuấn, Hiệu trưởng trường Tiểu học – Trung học cơ sở Kim Đồng, chr’hoong Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam xay truih, đh’rưah lâng pr’đươi học tập, tr’nơơp c’moo học t’mêê n’nâu, nhà trường dzợ vêy ta pa đơp pr’hêl cơnh ti vi, máy tính bảng… đươi dua coh bh’rợ dạy lâng học âng nhà trường: “Tơợ tr’nơớp c’moo học nhà trường ơy đoọng giáo viên đương ch’mêệt lêy, pazum đh’rưah lâng pazêng ban, ngành, đoàn thể lâng pazêng apêê k’rong bhrợ, zooi học bổng đoọng ha pazêng apêê ađhi pa nar, lum pr’ắt tr’mông zr’năh k’đhap. Chi bộ Nhà trường công đớc đoọng đợ pr’hêl ha pazêng apêê ađhi tơợ tr’nơơp c’moo học cơnh sách giáo khoa, pr’đươi học tập. Apêê ađhi năc dzợ vêy ta đoọng máy tính bảng tơợ xa nay bh’rợ “Máy tính đoọng ha ađhi” âng Bộ Giáo dục lâng Đào tạo.”

C’moo học n’nâu, bấc trường học coh da ding k’coong, zr’lụ ch’ngai bha dăh, zr’lụ hr’lang hr’câh âng tỉnh Quảng Nam ơy vêy ta bhrợ t’mêê, bhr’lậ trường lớp, đong ắt đoọng ha giáo viên, câl đươi pa pan tr’nớt, pr’đươi học tập, bhr’lậ pa liêm đong pr’noong… crêê cơnh cr’noọ học tập, ắt tớt đoọng ha học sinh. Ba bi cơnh chr’hoong da ding k’coong Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam ơy k’rong bhrợ k’nặ 30 tỷ đồng bhrợ t’mêê, bhr’lậ 5 trường, 4 phòng học lâng đong ắt đoọng ha giáo viên. Căh cậ cơnh chr’hoong Nam Giang, công ơy bhrợ t’mêê 46 phòng học, t’đui đoọng ha pazêng trường da ding k’coong c’noong c’noong k’tiếc lâng đợ zên k’nặ 23 tỷ đồng. Lâh n’năc, chr’hoong công bhr’lậ, pa liêm 11 công trình trường học, lớp học lâng đong pr’đoọng lâng đợ zên bhrợ têng k’nặ 3 tỷ đồng. Pazêng công trình ơy loon đâh u xang, đoọng đươi dua l’lăm c’moo học t’mêê. Tước cr’chăl n’nâu, đhị da ding k’coong tỉnh Quảng Nam ơy t’bil lơi phòng học ta bhrợ lâng am cr’đe, xa pợ plăng, phòng học căh lâh nhâm mâng… T’cooh Lê Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam xay truih, khải giảng c’moo học t’mêê công năc cr’chăl buôn vaih đhí boo, tuh bhlong, tu cơnh đêêc vel đong t’bhlâng xay bhrợ bh’rợ zư lêy râu liêm crêê ha học sinh tơợ tr’nơớp c’moo học: “Zập bêl công cơnh đêêc, coh bh’rợ ra văng c’moo học t’mêê, bh’rợ nhâm mâng râu liêm crêê ha học sinh vêy azi xay bhrợ k’rơ pa bhlâng. Coh Bắc Trà My vêy đợ râu liêm buôn năc bấc trường bán trú, tu cơnh đêêc đoo bêl khai giảng c’moo học t’mêê apêê đhi nhâm mâng đhị ắt tớt, azi k’đhơợng lêy công liêm crêê. Tu cơnh đêêc năc coh bấc c’moo ahay, đhí boo, tuh bhlong crêê tước ooy apêê p’niên ơy vêy ta bhr’lậ, doọ đớc dưr vaih đợ râu căh pr’đoọng.”

Xay bhrợ Xa nay bh’rợ giáo dục phổ thông 2018 coh zập khối lớp 4, lớp 8 lâng lớp 11, đh’rưah lâng ra văng pr’đươi dạy lâng học, pazêng vel đong da ding k’coong năc dzợ đâh loon pay đoọng zên câl sách giáo khoa pác đoọng ha pazêng chr’val zr’năh k’đhap, đâh loon đoọng ooy học sinh. Ting n’năc xay bhrợ chế độ chính sách zooi học sinh zr’lụ zr’năh k’đhap, zooi apêê ađhi têêm loom tước ooy lớp. T’cooh Đỗ Hữu Tùng, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong da ding k’coong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam prá xay: “Xay bhrợ cơnh Nghị quyết âng HĐND tỉnh Quảng Nam ooy bh’rợ đoọng ch’neh đoọng ha pazêng trường zr’lụ zr’năh k’đhap, xoọc đâu chr’hoong ch’mêệtk lêy pazêng manuyh ắt coh xa nay ng’zooi đoọng, nhâm mâng 100% đợ học sinh n’nâu bơơn đươi chính sách âng Nhà nước, doọ ngai ta ha vil, ta lơi.”

Pazêng c’moo đăn đâu, trường lớp coh da ding k’coong tỉnh Quảng Nam vêy ta bhrợ liêm mâng, ting t’ngay vêy bấc trường học vêy ta xay moon crêê cơnh xa nay âng k’tiêc k’ruung; đợ học sinh tước ooy lớp bấc lâh mơ coh zập c’moo; đhr’năng học sinh lơi học căh cậ lướt căh ta luôn công ơy ta pa xiêr. Hân đhơ cơnh đêêc, đh’rưah lâng pazêng bh’nơơn n’năc, Giáo dục coh da ding k’coong, zr’lụ zr’năh k’đhap âng tỉnh Quảng Nam năc dzợ ắt lâng bấc râu zr’năh k’đhap, coh đêêc, xa nay ta bhúch giáo viên zr’lụ da ding k’coong ta luôn k’rang âng chính quyền lâng ngành chức năng tỉnh n’nâu. T’cooh Thái Viết Tường, Giám đốc Sở Giáo dục lâng Đào tạo tỉnh Quảng Nam prá: “Lâng pazêng trường zr’lụ zr’năh k’đhap, ngành Giáo dục ra pặ đhị pazêng điểm trường crêê cơnh lâng pr’ắt tr’mông coh zr’lụ n’năc, chr’năp bhlâng năc crêê cơnh lâng đhr’năng ắt mamông âng đhanuôr zr’lụ n’năc. K’rong pazêng c’rơ đoọng bhrợ pa mâng pr’đươi, t’bil phòng học căh nhâm mâng. Ra pặ, đớc đoọng giáo viên đoọng crêê cơnh. Bêl đêêc ahay azi công ơy bhrợ thi tuyển giáo viên coh zr’lụ da ding k’coong đoọng ha đhanuôr acoon coh đhị đêếc đoọng giáo viên năc đợ manuyh vel đong, pa xiêr râu căh liêm crêê coh bh’rợ đoọng giáo viên tơợ xuôi tước pa choom. Xay bhrợ muy bơr chính sách âng nhà nước ooy zr’lụ c’noong k’tiếc lâng muy bơr chính sách tơợ Xa nay bh’rợ cr’noọ pa dưr pr’ắt tr’mông coh da ding k’coong, zr’lụ đhanuôr acoon coh đoọng zooi đoọng ha ngành Giáo dục ng’moon zazum lâng zooi pazêng trường coh zr’lụ n’nâu ng’moon la lay.”

Rơơm kiêng, pazêng bh’rợ âng t’cooh Thái Viết Tường, Giám đốc Sở Giáo dục lâng Đào tạo tỉnh Quảng Nam prá xay năc ky năc vêy ta bhr’lậ đoọng ha giáo dục zr’lụ da ding k’coong k’tiếc Quảng. Tơợ đêêc, ting xay bhrợ liêm choom bh’rợ tr’nêng bha lâng âng c’moo học 2023 – 2024 lâng pr’đớc “Đoàn kết, ta nih đha nâng, tr’xăl t’mêê, ta béch g’lăng, xay bhrợ liêm choom pazêng bh’rợ lâng cr’noọ tr’xăl t’mêê, pa dưr râu liêm choom”./.

Thầy trò vùng cao Quảng Nam vào năm học mới

Hôm nay (5/9), cùng với cả nước, hơn 346 ngàn học sinh tỉnh Quảng Nam, từ đồng bằng đến miền núi nô nức đón chào năm học mới. Năm học 2023-2024 tại vùng cao Quảng Nam dẫu còn không ít khó khăn, bộn bề nhưng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự chăm lo của cả cộng đồng đã tiếp sức cho hành trình đi tìm con chữ của thầy và trò nơi đây.

Xúng xính trong bộ đồ thổ cẩm Cơ Tu đến trường, cô bé A Lăng Nhiên ở huyện vùng cao Tây Giang trông lớn hẳn so với tuổi lên 6. Mẹ bé Nhiên tâm sự, năm nay, lần đầu tiên bé vào lớp 1, ngoài chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập, chị còn tự tay dệt vải, may cho con bộ đồ đồng phục thổ cẩm để con vui ngày khai giảng cùng thầy cô, bè bạn. Mẹ bé A Lăng Nhiên cũng cho biết, những năm gần đây, nhiều trường học ở miền núi quy định, học sinh các cấp mặc đồng phục vào các dịp lễ và 2 ngày mỗi tuần nên nhu cầu đặt may đồng phục thổ cẩm tăng cao: “Vào đầu năm học, nhiều gia đình đến đặt may đồ truyền thống cho con em mình. Các em từ lớp 1 cho đến lớp 12 thậm chí đại học cũng mặc đồ truyền thống này. Nhiều gia đình không tự dệt được thường tới đặt 2, 3 bộ cho con em mình. Gần năm học mới, có nhiều đơn đặt hàng, may không kịp, tôi huy động thêm 5 đến 6 nhân công dệt, có lúc tới 10 người dệt, vậy mới kịp giao hàng cho khách.”

Chung tay cùng phụ huynh, trước thêm năm học mới 2023-2024, nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, hội, đoàn thể cũng đã có nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa chăm lo học sinh mồ côi, hoàn cảnh khó khăn ở vùng cao. Nhiều món quà gồm quần áo đồng phục, giày dép, cặp sách, tập vở, đồ dùng học tập cùng hàng ngàn suất học bổng… kịp chuyển đến tận tay học sinh vùng khó trước ngày khai giảng, đã tiếp sức cho các em trên hành trình đi tìm con chữ. Thầy Đoàn Lê Thanh Tuấn, Hiệu trưởng trường  Tiểu học- Trung học cơ sở Kim Đồng, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam cho biết, cùng với đồ dùng học tập, đầu năm học mới này, nhà trường còn nhận được những phần quà là tivi, máy tính bảng …phục vụ việc dạy và học của nhà trường: “Ngay từ đầu năm học nhà trường đã phân công giáo viên theo dõi, phối kết hợp với các ban, ngành, đoàn thể và các nhà tài trợ chăm lo, hỗ trợ học bổng cho các em mồ côi, hoàn cảnh khó khăn. Chi bộ Nhà trường cũng dành những phần quà cho các em ngay từ đầu năm học như sách giáo khoa, đồ dùng học tập. Các em còn nhận được máy tính bảng từ Chương trình “Máy tính cho em” của Bộ Giáo dục và Đào tạo.”

Năm học này , nhiều trường học ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng sạt lở của tỉnh Quảng Nam đã được đầu tư xây dựng mới, sửa chữa trường lớp, nhà công vụ cho giáo viên, mua sắm bàn ghế, trang thiết bị đồ dùng dạy học, cải tạo công trình vệ sinh…đáp ứng nhu cầu học tập, ăn ở cho học sinh. Chẳng hạn như huyện vùng cao Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, đã đầu tư gần 30 tỷ đồng xây dựng mới, sữa chữa 5 trường, 4 phòng học và nhà công vụ cho giáo viên. Hay như huyện Nam Giang, cũng đã xây mới 46 phòng học, ưu tiên các trường vùng cao biên giới với tổng kinh phí gần 23 tỷ đồng. Ngoài ra, huyện còn sửa chữa, nâng cấp 11 công trình trường, lớp học và nhà vệ sinh..với tổng kinh phí gần 3 tỷ đồng. Hầu hết các công trình đã kịp hoàn thành, đưa vào phục vụ trước thềm năm học mới. Đến thời điểm này, tại miền núi tỉnh Quảng Nam đã cơ bản xóa phòng học “tranh tre, nứa lá”, phòng học tạm bợ, không đảm bảo an toàn.. Ông Lê Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam cho biết, khai giảng năm học mới cũng là thời điểm xảy ra thiên tai, bão lũ, vì thế địa phương đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng phương án đảm bảo an toàn cho học sinh ngay từ đầu năm học:  “Bao giờ cũng vậy, trong công tác chuẩn bị năm học mới, phương án đảm bảo an toàn cho học sinh được chúng tôi đặc biệt chú ý. Ở Bắc Trà My có thuận lợi là rất nhiều trường bán trú cho nên trước khi khai giảng năm học các em đã ổn định việc ăn ở, chúng tôi quản lý cũng thuận lợi. Chính vì thế mà nhiều năm qua, thiên tai ảnh hưởng đến các cháu đã được khắc phục cơ bản, không xảy ra vụ việc đáng tiếc nào.”

Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các khối lớp 4, lớp 8 và lớp 11, cùng với chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, các địa phương miền núi còn chủ động trích kinh phí mua sách giáo khoa phân bổ cho các xã vùng khó, kịp thời cấp phát cho học sinh. Đồng thời triển khai giải quyết chế độ chính sách hỗ trợ học sinh vùng đặc biệt khó khăn, giúp các em yên tâm đến lớp. Ông Đỗ Hữu Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện miền núi Đông Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết: “Thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh Quảng Nam về hỗ trợ gạo cho các trường vùng khó khăn, hiện nay  huyện đang tập trung rà soát tất cả các đối tượng nằm trong diện được hỗ trợ, đảm bảo 100% số học sinh này được hưởng các chính sách của Nhà nước, không để bỏ sót, bỏ thiếu.”

Những năm gần đây, trường lớp ở miền núi tỉnh Quảng Nam được quan tâm đầu tư khang trang, ngày càng có nhiều trường học được công nhận đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ học sinh ra lớp tăng cao qua từng năm; tình trạng học sinh bỏ học hay đi học “giã gạo” cũng đã hạn chế đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đó, Giáo dục ở miền núi, vùng khó khăn của tỉnh Quảng Nam vẫn đang đối mặt với không ít khó khăn, trong đó, bài toán thiếu giáo viên vùng cao luôn là trăn trở của chính quyền và ngành chức năng tỉnh này. Ông Thái Viết Tường, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam cho biết: “Đối với những trường vùng khó khăn, ngành Giáo dục sắp xếp bố trí điểm trường phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội ở khu vực này, đặc biệt là phù hợp với điều kiện bố trí dân cư ở khu vực đó. Huy động các nguồn lực để kiên cố hóa cơ sở vật chất, xóa phòng học tạm.  Sắp xếp, bố trí lại giáo viên cho nó phù hợp. Vừa rồi chúng tôi cũng đã tổ chức thi tuyển giáo viên ở khu vực miền núi cho đồng bào trên đấy để giáo viên hóa người địa phương,  giảm bất hợp lý trong việc điều giáo viên dưới đồng bằng lên. Thực hiện một số chính sách của nhà nước về  khu vực biên giới và một số chính sách từ Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế xã hội miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để hỗ trợ cho ngành Giáo dục nói chung và hỗ trợ các trường ở khu vực này nói riêng.”

Hy vọng, những giải pháp mà ông Thái Viết Tường, Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam vừa nêu sẽ từng bước tháo gỡ khó khăn cho giáo dục vùng cao xứ Quảng. Qua đó, góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2023-2024 với chủ đề “ Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới, nâng cao chất lượng”./.

PV/VOV- Miền Trung

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC