Lalăm ahay, t’cooh A Lăng Minh, ma nuyh Cơ Tu đhị chr’val Sông Kôn, chr’hoong da ding ca coong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam năc pr’loọng đha rựt, tr’mông tr’meh k’đhap zr’năh. Diic điêl t’cooh Minh bhrợ ha rêê lâng choh pa xoọng keo lai, ha dợ ha ul đha rựt dzợ ting t’pun. T’cooh A Lăng Minh vối bấc ooy ting pa choom bhrợ, chêêc năl apêê cr’noọ bh’rợ bhrợ cha liêm choom. Xang đêêc, t’cooh Minh vặ 50 ức đồng tơợ zên âng Ngân hàng Chính sách xã hội; Ủy ban Mặt trận chr’hoong, Hội Nông dâng zooi m’ma choh, zooi t’cooh k’rong bhrợ trang trại choh tơơm cha p’lêê lâng pa dưr băn bh’năn.
Xọoc đâu, trang trại âng t’cooh A Lăng Minh vêy k’ha riêng tơơm pa neh, bhơc, chrun, pih ngam lâng pih bhung jưah lâng cr’năn a’ọc, k’roọc dưr pậ liêm. T’cooh A Lăng Minh đoọng năl: “Lalăm ahay, pr’loong t’cooh lưm k’đhap k’ra, đươi vêy Nhà nước k’rang, Hội Nông dân zooi zên vặ pa mâng zr’lụ trang trại. Acu năc kiêng vặ pa xoọng 100 ức đồng dzợ đoọng bhrợ g’roong t’bhưah trang trại, pa kiêr lưch zr’lụ nâu. Tr’mông tr’meh xoọc đâu ơy ta clơ lâh mơ lalăm ahay”.
Chr’hoong da ding ca coong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam vêy lâh 78% năc ma nuyh Cơ Tu ặt ma mông. Apêê c’moo lalăm, đhanuôr Cơ Tu chr’hoong da ding ca coong Đông Giang muy bhrợ ha rêê a năm cơnh lalăm a hay. Bơơn apêê cấp chính quyền tơợ chr’hoong tước tỉnh k’rang zooi, đhanuôr ơy năl cơnh bhrợ cha, z’lâh k’đhap pa dưr ca van, xọoc đâu doọ dzợ pr’loọng ha ul cha. Chr’hoong Đông Giang ơy bhrợ bấc cr’noọ bh’rợ liêm choom cơnh lâng pr’đơợ lalua âng vel đon, zooi đhanuôr pa dưr dal thu nhập, tệêm ngăn pr’ặt tr’mông. Chr’hoong Đông Giang ơy t’bhlầng bhrợ têng vel bhươl t’mêê pa têệt lâng ra pặ zr’lụ đhanuôr ặt coh vel đong. T’cooh A Vô Tô Phương, Chủ tịch UBND chr’hoong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đoọng năl, chr’hoong ơy xay bhrợ liêm choom bh’rợ t’pâh “Đảng viên zooi pr’loọng đha rựt z’lâh đha rựt”: “Apêê c’moo hay, Đảng bộ lâng chính quyền vel đong pa bhlầng k’rang bhrợ têng bh’rợ pa xiêr đha rựt lâng bấc c’lâng bh’rợ âng Chính phủ, âng tỉnh zooi đhanuôr acoon coh đhị zr’lụ pa bhlầng k’đhap đha rựt. Pa bhlầng năc zooi đăh bhrợ têng cha, chr’choh b’băn. Chr’hoong xoọc k’rong cha mêệt lêy pa ghit pazêng zr’lụ k’tiếc đoọng k’rong k’tiếc k’bunh, t’đang t’pâh apêê doanh nghiệp chô k’rong bhrợ, pa têệt lâng đhanuôr đoọng pa dưr bhrợ têng”.
Pazêng c’moo hay, tỉnh Quảng Nam ơy vêy bấc chính sách zooi đhanuôr acoon coh, đhanuôr ch’ngai bha dăh bhrợ têng cha, pa dưr pr’ặt tr’mông, z’lâh đha rựt. Đợ pr’loọng đha rựt đhị zr’lụ đhanuôr acoon coh apêê chr’hoong da ding ca coong tỉnh Quảng Nam xiêr r’dợ ting c’moo. T’cooh Hà Ra Diêu, Phó Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam đoọng năl, c’moo 2022 đợ pr’loọng đha rựt pay 36%, tước nâu kêi xiêr dzợ mơ 26%: "Zập c’moo, Ban Acoon coh tỉnh zêng bhrợ lớp pa choom đoọng ha đhanuôr acoon coh đăh ch’choh, b’băn, k’rong câl bh’nơơn bh’rợ. 230 vel đhị zr’lụ đhanuôr acoon coh zêng vêy apêê cr’noọ bh’rợ bhrợ têng ting t’nooi chr’năp đơơng chô bh’nơơn liêm choom đoọng ta bil ha ul pa xiêr đha rựt. C’moo 2023, lâh 142 tỷ đồng bơơn k’rong bhrợ đoọng ha 70 chr’val zr’lụ đhanuôr acoon coh lâng đoọng ha 230 vel. Nâu đoo năc xa nay bh’rợ âng k’tiếc k’ruung pa dưr pr’ặt tr’mông đhanuôr acoon coh âng Trung ương zooi nắc 85%, tỉnh, chr’hoong zooi pa xoọng 15%"./.
Tạo lực đẩy thoát nghèo ở vùng miền núi Quảng Nam
Thời gian qua, tỉnh Quảng Nam chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh các mô hình phát triển kinh tế chăn nuôi, tạo bước chuyển trong công tác giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Từ đó, đời sống bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số được nâng lên, hàng ngàn hộ dân thoát nghèo bền vững.
Trước đây, ông A Lăng Minh, người dân tộc Cơ Tu ở xã Sông Kôn, huyện miền núi Đông Giang, tỉnh Quảng Nam thuộc diện hộ nghèo, cuộc sống chật vật. Vợ chồng ông Minh lên rừng làm rẫy rồi trồng thêm cây keo lai nhưng cái đói, cái nghèo vẫn đeo bám. Ông A Lăng Minh đi nhiều nơi học hỏi cách làm ăn, tìm hiểu các mô hình kinh tế. Sau đó, ông Minh mạnh dạn vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội; Uỷ ban Mặt trận huyện, Hội Nông dân hỗ trợ giống cây trồng, giúp ông đầu tư xây dựng trang trại trồng cây ăn quả và phát triển chăn nuôi.
Hiện nay, trang trại của ông A Lăng Minh có hàng trăm cây mít, chôm chôm, xoài, cam và bưởi da xanh cùng đàn heo, bò phát triển tốt. Ông A Lăng Minh cho biết: “Trước đây gia đình khó khăn, nhờ có Nhà nước quan tâm, Hội Nông dân hỗ trợ vay vốn nâng cấp thêm khu trang trại. Tôi dự định vay thêm 100 triệu đồng để làm hàng rào mở rộng trang trại khép kín. Cuộc sống hiện tại so với trước đây đỡ hơn nhiều và khá hơn”
Huyện miền núi cao Đông Giang, tỉnh Quảng Nam có trên 78% dân số là đồng bào Cơ Tu. Mấy năm trước, đồng bào Cơ Tu huyện miền núi Đông Giang chủ yếu sản xuất nông nghiệp theo tập quán cũ. Được các cấp chính quyền từ huyện đến tỉnh quan tâm hỗ trợ, bà con đã biết cách làm ăn, vượt khó làm giàu, hiện nay không còn hộ đói. Huyện Đông Giang đã xây dựng nhiều mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, giúp người dân nâng cao thu nhập, ổn định đời sống. Huyện Đông Giang tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới gắn với sắp xếp khu dân cư trên địa bàn. Ông A Vô Tô Phương, Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết huyện đã triển khai có hiệu quả cuộc vận động “Đảng viên giúp hộ nghèo thoát nghèo”: “Trong các năm qua, Đảng bộ và chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức, qua nhiều chương trình của Chính phủ, của tỉnh hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng đặc biệt khó khăn. Đặc biệt là hỗ trợ về phát triển sản xuất, con vật nuôi. Huyện đang tập trung rà soát lại tất cả các quỹ đất để tích tụ đất đai, mời gọi thu hút các doanh nghiệp về đầu tư, liên kết với bà con nông dân để phát triển sản xuất".
Những năm qua, tỉnh Quảng Nam đã có nhiều chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, người dân vùng sâu, vùng xa phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam giảm dần qua hàng năm. Ông Hà Ra Diêu, Phó Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam cho biết, năm 2022 tỷ lệ hộ nghèo chiếm 36%, đến nay giảm còn 26,7%: “Hàng năm, Ban Dân tộc tỉnh đều tổ chức tập huấn cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số về trồng trọt, chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm. 230 thôn ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số đều có các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị đem lại hiệu quả giúp xoá đói giảm nghèo. Năm 2023, hơn 142 tỷ đồng được đầu tư cho 70 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và cho 230 thôn. Đây là chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số của Trung ương hỗ trợ là 85%, tỉnh, huyện hỗ trợ thêm 15% "./.
Viết bình luận