Coh muy c’năt đong bhrợ “Hồng vành khuyên dôông pa gooh lâng đhí”, amoó Vương Thị Thương, đhang ma nưih k’tứi li xroc, tr’pang têy đa đơơh xooc dôông ting p’lêê hồng ooy x’rang puôh. Đợ p’lêê hồng rơơc ngot bơơn chiêt pa liêm, chọ pa nhâm lâng angoon cước lâng dôông ting t’nooi t’crô. Amoó Thương xay prá: “Hồng vel đong cu năc pr’đươi bha lâng đoọng đha nuôr vêy râu bơơn zên. Zâp c’moo bh’nơơn 8.000 tấn. N’dhang c’moo đâu năc vêy bơơn bâc năc ha tộ chr’năp, thị trường bêl dzooc bêl ha tộ, đha nuôr bâc ngai zêng ma col lơi. Ting acu, năc a đay choom ha dưr chr’năp p’lêê hồng vành khuyên đoọng tơợ tơơm hồng choom t’bil ha ul pa xiêr đha rưt lâng bhrợ t’vaih c’lâng bhrợ cha ha đha nuôr. Acu âi quyết định lơi bh’rợ giáo viên đoọng dưr vaih ma nưih đương pay câl hồng ha đha nuổ, pa câl ooy apêê tỉnh thành lâng bhrợ hồng dôông pa gooh lâng đhí”.
Apêê t’ngay tơơp bhrợ têng, zr’năh k’đhap âng amoó Thương lum năc chơơc lêy quy trình liêm choom bhlâng ha hồng dôông pa gooh lâng đhí lâng âi căh hăt chu amoó lơi jợ k’ha riêng kilogam hồng tu plêêng k’tiêc tr’xăl. N’đhang cơnh lâng râu t’bhlâng ha dưr dal chr’năp hồng vành khuyên, amoó Thương âi chơơc lêy lâng pa choom z’hai c’năl choh, zư x’mir lêy lâng bhrợ têng hồng dôông đhí coh Đà Lạt lâng muy bơr k’tiêc k’ruung n’lơơng, xang n’năc amoó Thương chơơih pay đươi công nghệ Nhật Bản moot bhrợ têng: “Vêy bêl acu vêy cr’noọ lơi ă, n’đhang lêy đha nuôr xooc đương p’rơơm ooy muy bh’nơơn t’mêê tu cơnh đêêc acu âi t’bhlâng lưch a đay đoọng đơơng âng bh’nơơn n’nâu vêy cơnh dưr k’rơ liêm. Năc đoo hồng vành khuyên dôông pa gooh lâng đhí. Acu công đươi dua khoa học kỹ thuật hiện đại moot ooy bh’rợ tr’nêng tơợ bh’rợ bhrợ têng, đươi dua máy chiêt n’căr lâng máy pa gooh puih, đong kính, máy hút chân không; bơơn p’têêt pa zum lâng apêê chuyên gia ooy bh’rợ zư đơc vêy quy trình bhrợ ha chất lượng bh’nơơn liêm lâh”.
Amoó Vương Thị Thương công p’grơơ loom bhrợ t’vaih Hợp tác xã nông nghiệp Toàn Thương, pay câl bh’nơơn ha 10 pr’loọng đha nuôr choh hồng vành khuyên coh vel đong chr’val, bhrợ t’vaih bh’rợ ha k’zêt cha năc pa bhrợ. Zâp c’xêê pa gluh pa câl 500 tấn hồng t’mêê, chiêm pac đhị apêê vel đong miền Bắc. Bhui har bêl Hợp tác xã nông sản Toàn Thương bhrợ têng “Hồng dôông pa gooh lâng đhí” lâng âi ký hợp đồng pay câl hồng cơnh lâng chr’năp yêm têêm lâh, amoó Hoàng Thị Thúy, coh chr’val Hoàng Việt, chr’hoong Văn Lãng, đoọng năl: “Pr’loọng đong vêy 600 bha lâng tơơm hồng vành khuyên, zâp hân noo choh bhrợ bơơn pêêh pay dâng 15 tấn. L’lăm chr’năp pa câl ooy thị trường căh yêm têêm, nâu câi vêy đong bhrợ têng, acu âi ký hợp đồng cơnh lâng chr’năp têêm ngăn. Acu xơợng mr’hal”.
Tơợ tơơp hân noo hồng vành khuyên c’moo 2022 tươc đâu, bh’nơơn hồng dôông pa gooh lâng đhí âng amoó Vương Thị Thương bơơn đơơng âng ooy thị trường lâh 500 kg. Bh’nơơn hồng dôông pa gooh lâng đhí bơơn pa câl chr’năp 300.000 đồng/kg, coh bêl chr’năp hồng t’mêê năc đhêêng 15.000 đồng/kg, ha dợ bhrợ mơ ooy pa câl lưch mơ đêêch cơnh lâng pa chô k’noọ 1,5 tỷ đồng. Đoọng xay pa căh bh’nơơn vel đong, amoó Thương đơơng âng ting p’lêê hồng t’moot ooy ch’đhung k’tứi zâp xa nay 12 c’kir lịch sử tr’haanh ma mơ lâng 12 vel đong âng Lạng Sơn; đơơng âng bh’nơơn Hồng vành khuyên dôông pa gooh lâng đhí xay pa căh ooy thị trường điện tử, apêê mạng xã hội cơnh: facebook, youtube…
Ting p’căn Lô Thị Kim Oanh, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp lâng pa dưr vel bhươl chr’hoong Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn: Bh’nơơn hồng vành khuyên dôông pa gooh lâng đhí âng cửa hàng nông sản Toàn Thương âi bơơn chr’hoong pay ting pâh ra pă pa căh bh’nơơn âng vel đong đhị apêê hoọi chợ lâng bơơn đơp bâc râu xay moon liêm choom: “Bêl HTX t’mêê bhrợ t’vaih, a zi pa choom đoọng bơơn văn zên ting Nghị quyết 08 âng Hội đồng nhân dân tỉnh. Lâh n’năc, phòng công zooi đoọng p’têêt pa zum quy trình bhrợ têng n’nâu. Pr’đhang xay pa căh xooc đâu nâu câi năc phòng pa chăp tươc bhrợ pa dưr bh’nơơn hồng l’lăm đêêc cơnh dưr vaih bh’nơơn OCOP coh c’moo 2023. Azi công âi zooi HTX bhrợ têng pa liêm crêê ch’đhung k’độ cơnh lâng bh’nơơn hồng vành khuyên dôông pa gooh lâng đhí”./.
Vương Thị Thương- Cô gái Tày với khát vọng nâng tầm giá trị Hồng vành khuyên
Tận dụng lợi thế từ nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương là quả Hồng vành khuyên, chị Vương Thị Thương, thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã quyết định khởi nghiệp, đầu tư xưởng sản xuất và bước đầu thành công với sản phẩm “Hồng vành khuyên treo gió” theo công nghệ Nhật Bản. Sau hơn 1 năm triển khai, sản phẩm hồng treo gió của chị Thương đã mang lại doanh thu gần 1,5 tỷ đồng.
Trong một góc xưởng làm “Hồng vành khuyên treo gió”, chị Vương Thị Thương, dáng người nhỏ nhắn, đôi bàn tay nhanh nhẹn đang treo từng quả hồng lên giàn phơi. Những quả hồng màu vàng cam được gọt sạch sẽ, cột chặt bằng dây cước và treo thành từng giàn. Chị Thương tâm sự: “Hồng quê tôi là hàng hóa chính để đem lại thu nhập cho bà con. Hằng năm có sản lượng 8.000 tấn. Nhưng năm thì được mùa mất giá và thị trường bấp bênh bà con chặt phá đi rất nhiều. Tôi nghĩ mình phải nâng tầm giá trị quả hồng vành khuyên để từ cây hồng có thể xóa đói giảm nghèo và tạo thu nhập ổn định cho bà con. Tôi đã quyết định từ bỏ công việc giáo viên để trở thành người thu mua hồng cho bà con, xuất ra các tỉnh thành và làm hồng treo gió”.
Những ngày đầu khởi nghiệp, khó khăn mà chị Thương gặp phải là tìm ra quy trình chuẩn cho hồng treo gió và đã không ít lần chị phải bỏ hàng trăm kilogam hồng vì thời tiết thay đổi. Nhưng với quyết tâm nâng tầm giá trị hồng vành khuyên, chị Thương đã tìm hiểu và học kinh nghiệm, kỹ thuật trồng, chăm sóc và chế biến hồng treo gió ở Đà lạt và một số nước khác, rồi chị Thương lựa chọn ứng dụng công nghệ Nhật Bản vào sản xuất: “Có lúc tôi có ý định bỏ cuộc nhưng thấy bà con đang rất hy vọng vào một sản phẩm mới nên tôi đã cố gắng hết mình để đưa sản phẩm này khoác trên mình một chiếc áo mới. Đó chính là hồng vành khuyên treo gió. Tôi cũng áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất từ khâu chế biến, sử dụng máy gọt vỏ và máy sấy xử lý nhiệt, nhà kính, máy hút chân không; kết nối được với các chuyên gia về bảo quản để có quy trình làm cho chất lượng sản phẩm tốt hơn”.
Chị Vương Thị Thương cũng mạnh dạn thành lập Hợp tác xã nông nghiệp Toàn Thương, bao tiêu sản phẩm cho 10 hộ dân trồng hồng vành khuyên trên địa bàn xã, tạo việc làm cho hàng chục người lao động. Trung bình mỗi tháng xuất bán 500 tấn hồng tươi, phân phối tại các địa phương miền Bắc. Vui mừng khi Hợp tác xã nông sản Toàn Thương sản xuất “Hồng treo gió” và đã ký hợp đồng thu mua hồng với giá cao ổn định hơn, chị Hoàng Thị Thúy, ở xã Hoàng Việt, huyện Văn Lãng, cho biết: “Gia đình có 600 gốc hồng vành khuyên, mỗi vụ quả cho thu hạch khoảng 15 tấn. Trước giá cả thị trường bấp bênh, bây giờ có xưởng, tôi ký được hợp đồng với giá ổn định. Tôi cảm thấy rất vui”.
Từ đầu vụ hồng vành khuyên năm 2022 đến nay, sản phẩm hồng treo gió của chị Vương Thị Thương được cung cấp ra thị trường trên 500 kg. Sản phẩm hồng treo gió được bán với giá 300.000 đồng/kg, trong khi giá hồng tươi chỉ có 15.000 đồng/kg, mà sản xuất đến đâu bán hết đến đó với doanh thu gần 1,5 tỷ đồng. Để quảng bá sản vật địa phương, chị Thương đưa từng quả hồng vào bao bì nhỏ chứa thông tin 12 di tích lịch sử nổi tiếng tương ứng với 12 địa phương của Lạng Sơn; đưa sản phẩm Hồng vành khuyên treo gió quảng bá trên sàn thương mại điện tử, các mạng xã hội như: facebook, youtube…
Theo bà Lô Thị Kim Oanh, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn: Sản phẩm hồng vành khuyên treo gió của cửa hàng nông sản Toàn Thương đã được huyện lựa chọn tham gia trưng bày sản phẩm của địa phương tại các hội chợ và nhận được nhiều phản hồi tích cực. “Khi HTX mới thành lập thì chúng tôi định hướng để tiếp cận nguồn vốn theo Nghị quyết 08 của Hội đồng nhân dân tỉnh. Ngoài ra, phòng cũng hỗ trợ về kết nối quy trình sản xuất này. Mẫu quảng bá hiện tại bây giờ thì phòng hướng tới xây dựng sản phẩm hồng trước đó như trở thành sản phẩm OCOP trong năm 2023. Chúng tôi cũng đã hỗ trợ hợp tác xã thực hiện chuẩn hóa bao bì đối với sản phẩm hồng cái khuyên cho gió”./.
Viết bình luận