Zâl cha groong lâng đhr’năng hr’lang hr’câh da ding k’coong Kinh nghiệm tơợ râu la lua coh zr’lụ da ding k’coong Quảng Nam - Đà Nẵng
Thứ hai, 10:18, 06/11/2023 PV VOV-Miền Trung PV VOV-Miền Trung
Tuh pr’hậc, tuh ga măc, hr’lang hr’câh da ding k’coong năc râu bhrợ t’vaih râu căh liêm crêê ha đhanuôr coh zr’lụ da ding k’coong đoo bêl vaih đhí boo ga măc. Tơợ kinh nghiệm bơơn k’rong tơợ pazêng c’moo ahay, chính quyền pazêng vel đong coh tỉnh Quảng Nam lâng thành phố Đà Nẵng đâh loon ha âu đớc ch’neh ch’na, pa tơơi đhanuôr zr’lụ buôn vaih đhí boo, tuh bhlong, hr’lang hr’câh tước ooy bh’rợ ra pặ đhanuôr ắt mamông, choh crâng zư lêy môi trường crâng k’coong, cha groong đhr’năng hr’lang hr’câh k’tiếc… Đươi vêy cơnh đêêc, tơợ tr’nơớp c’moo tước nâu cơy, pazêng vel đong n’nâu ơy pa xiêr bấc bhlâng râu bil hư tu đhí boo, tuh bhlong, hr’lang hr’câh da ding k’coong bhrợ t’vaih.

 

 

5 tấn ch’neh, 5 tạ axiu p’riêng đh’rưah lâng bấc chr’na đha năh n’lơơng năc vêy thầy lâng trò trường Phổ thông Acoon bán trú tiểu học - THCS Phước Lộc, chr’hoong Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam ra văng đớc liêm zập l’lăm hân noo đhí boo ga măc. Thầy giáo Trần Đình Ngộ, Hiệu trưởng Nhà trường prá xay, ắt pa bhrợ đhị chr’val da ding k’coong ta luôn crêê râu zr’năh k’đhap tu đhí boo, tuh bhlong, hr’lang hr’câh da ding k’coong bhrợ t’vaih, tu cơnh đêêc thầy lâng trò trường Phổ thông Acoon coh bán trú Tiểu học - THCS Phước Lộc ta luôn đâh loon xay bhrợ đợ bh’rợ zâl, g’đéch ha đhí boo, tuh bhlong, hr’lang hr’câh k’tiếc ting cơnh xa nay “4 đhị đêêc”. Chr’năp bhlâng, xang g’luh hr’lang hr’câh da ding k’coong ga măc bhlâng dưr vaih đhí chr’hoong coh x’rịa c’moo 2020 bhrợ 13 cha năc manuyh chêệt, bấc pr’loọng đong bil bal đong ắt, năc bhrợ ha đhanuôr coh đâu n’năl ghít râu zr’năh xr’dô lâng vêy cr’noọ k’rơ lâh mơ coh bh’rợ zâl, g’đéch ha đhí boo, tuh bhlong ga măc. Thầy giáo Trần Đình Ngộ prá xay: “Coh cr’chăl ắt lâng pa bhrợ, nhà trường ơy pa chô kinh nghiệm, tu cơnh đêêc ooy chr’na đha năh âng học sinh năc tơợ c’xêê 8, nhà trường ơy ra văng ha âu đớc, tr’nơớp năc ch’neh vêy zập ng’đươi năc đoo bêl vaih đhí boo, tuh bhlong, hr’lang hr’câh k’tiếc bhrợ đâl c’lâng p’rang năc vêy zập ng’cha tơợ 3 tước 4 c’xêê. Xoọc đâu, nhà trường ơy ha âu đớc 5 tấn ch’neh coh kho. T’mêê bêl đêêc ahay nhà trường công ký kết lâng apêê pa câl chr’na đha năh năc ơy câl 5 tạ axiu p’riêng, n’xiêng, đác mắm nhâm mâng zập đoọng ha apêê ađhi đươi coh 2 c’xêê. Bh’rợ n’nâu u looih ặ, tu pazêng c’moo ahay bêl căh ra văng đớc, pr’hậc năc ađay căh vêy zập chr’neh ch’na đoọng đươi coh cr’chăl vaih đhí boo ga măc”.

Lâh 3 c’moo xang tơợ bêl vaih đhí boo ga măc số 9 c’moo 2020, Nhà nước ơy đươi k’ha riêng tỷ đồng đoọng pa liêm pa crêê pr’ắt tr’mông ha đhanuôr coh zr’lụ hr’lang hr’câh k’tiếc đhị chr’hoong Phước Sơn. 7 đhị ắt mamông t’mêê vêy ta bhrợ, đoọng đươi lâng đợ zên bhrợ têng năc 75 tỷ đồng ơy bhrợ t’vaih đhị ắt mamông nhâm mâng đoọng ha k’nặ 250 pr’loọng đong đhanuôr. Lâh n’năc, bấc công trình c’lâng p’rang, đong xang, pr’đươi zooi đhanuôr đươi dua, kè cha groong hr’lang hr’câh công vêy ta bhrợ pa mâng, bhrợ t’mêê, zooi đhanuôr têêm loom ắt mamông lâh mơ coh cr’chăl vaih đhí boo ga măc. T’cooh Lương Huyền Thoại, Chủ tịch UBND chr’val Phước Lộc, chr’hoong Phước Sơn prá xay, xoọc đâu, vel đong ơy nhâm mâng đhị ắt mamông ha đhanuôr tơợ zr’lụ hr’lang hr’câh. Hân đhơ cơnh đêêc, đhr’năng tuh pr’hậc, hr’lang hr’câh da ding k’coong vêy cơnh dzợ u vaih đhơ đhơ bêl: “Râu bha lâng năc chr’val xay bhrợ xa nay bh’rợ 4 đhị đêếc, chr’hoong ra văng pazêng râu pr’đươi đhị zr’lụ buôn vaih tuh bhlong, hr’lang hr’câh da ding k’coong, ha dang dưr vaih tuh bhlong, hr’lang hr’câh da ding k’coong năc đâh loon bhr’lậ, pa liêm c’lâng p’rang đoọng t’ngay m’brương đhanuôr choom lướt chô. Lâng pazêng zr’lụ vêy đhr’năng hr’lang hr’câh năc chr’val công ơy bhrợ muy bơr zr’lụ g’đéch ắt, đoo bêl vaih đhí boo, tuh bhlong ga măc năc pa tơơi chô ắt ooy đêêc. Bơơn râu zooi đoọng âng chr’hoong lâng râu zooi đoọng âng apêê liêm loom năc chr’val công ơy bhrợ muy zr’lụ g’đéch hr’lang hr’câh da ding lâng tôn liêm mâng, vêy chr’năp 200 ức đồng. Bêl l’lăm ahay zr’lụ đêêc năc crêê hr’lang hr’câh năc pa tơơi đhanuôr chô ooy chr’val, xoọc đâu vêy đong g’đéch n’nâu năc đhanuôr ắt mamông nhâm mâng đhị đêêc đoọng ha đhanuôr, xang n’năc prá xay ooy đhanuôr coh loa l’lăm bơr pêê t’ngay đoọng đhanuôr doọ ắt coh zơng, coh crâng năc văl chô ooy bhươl cr’noon, chô ắt k’rong đhị pazêng đong liêm mâng n’nâu”.

Tỉnh Quảng Nam vêy 9 chr’hoong da ding k’coong, coh đêêc vêy 6 chr’hoong da ding k’coong dal, k’tiếc k’bunh zr’năh k’đhap, bấc k’ruung, bấc tọm đác, đhanuôr năc looih ắt mamông coh aral da ding k’coong, tu cơnh đêêc đoo bêl vaih đhí boo, tuh bhlong, hr’lang hr’câh da ding k’coong buôn bhrợ râu bil hư ngân pa bhlâng. Đoọng zâl cha groong lâng g’đéch ha pazêng râu căh liêm crêê âng đhí boo, tuh bhlong ga măc n’nâu, pazêng vel đong da ding k’coong ta luôn ra văng zập liêm pazêng cr’noọ bh’rợ zâl cha groong, g’đéch ting cơnh xa nay 4 đhị đêêc. Ooy bh’rợ đanh đươnh, xay bhrợ cơnh Nghị quyết 23 âng Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Nam, tơợ c’moo 2021 tước c’moo 2023, tỉnh n’nâu ơy đớc đoọng 210 tỷ đồng đoọng xay bhrợ c’bhuh bh’rợ ra pặ đhị ắt mamông ha đhanuôr, nhâm mâng đhị ắt mamông g’đéch ha tuh bhlong, hr’lang hr’câh da ding k’coong lâng râu tr’xăl âng plêệng k’tiếc đoọng ha 1.650 pr’loọng đong đhanuôr. Tơợ đêêc, ting bhrợ t’vaih nhâm mâng pr’ắt tr’mông đoọng ha đhanuôr bêl vaih đhí boo, tuh bhlong ga măc, pa bhlâng năc đhr’năng hr’lang hr’câh da ding k’coong. T’cooh A Rất Blui, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam prá xay, đươi xay bhrợ liêm choom bh’rợ ra pặ đhị ắt mamông ha đhanuôr năc coh bấc c’moo n’nâu vel đong ơy pa xiêr bấc bhlâng râu căh liêm crêê âng đhí boo, tuh bhlong ga măc bhrợ t’vaih: “Đoo bêl tơớp bhrợ pazêng zr’lụ ắt mamông t’mêê, ra pặ, ra li đhăm k’tiếc nhâm mâng đhị ắt mamông ha đhanuôr năc azi lướt ch’mêệt ghít lâng prá xay ghít lâng đhanuôr coh vel đong đoọng mr’cơnh cr’noọ xa nay lêy pay đhị liêm crêê lâng nhâm mâng, ting n’năc ghít 2 râu chr’năp năc vêy k’tiếc lâng đác. K’tiếc coh đâu năc k’tiếc ắt lâng k’tiếc pa bhrợ; đác năc đác đươi coh pr’ắt tr’mông lâng đác đươi ha bh’rợ tr’nêng, đoọng choom prưah bhrợ ruộng tông, tu cơnh đêêc năc prá xay ghít râu đêêc. Râu bha lâng cậ năc n’jưah pa dưr ting cơnh t’mêê liêm, hân đhơ cơnh đêêc năc công nhâm mâng ooy râu chr’năp pr’hay la lay âng Cơ Tu Tây Giang, râu đêêc năc vêy Gươl lâng pazêng pr’đươi văn hoá n’lơơng”.

Đh’rưah lâng ra pặ, nhâm mâng đhị ắt mamông ha zr’lụ buôn vaih đhí boo, tuh hlong, bh’rợ choh n’loong ga măc đoọng zư lêy crâng công năc muy coh pazêng bh’rợ liêm choom đoọng g’đéch ha đhr’năng hr’lang hr’câh da ding k’coong. T’cooh Hồ Phú Thanh, Phó Chủ tịch UBND chr’val Hoà Bắc, chr’hoong Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng prá xay: “Tơợ đhr’năng đhí boo, tuh bhlong bêl đêêc ahay năc chr’val công ơy pa chô kinh nghiệm lâng p’too pa choom đhanuôr pazum têy đh’rưah lâng chính quyền vel đong coh bh’rợ zâl, g’đéch ha đhí boo, tuh bhlong, hr’lang hr’câh da ding k’coong. Pa bhlâng, xoọc đâu vel đong công xoọc t’bhlâng ta đang moon đhanuôr xăl tơợ choh keo tước ooy bh’rợ choh n’loong ga măc đoọng zư lêy môi trường, zư lêy crâng zooi pa liêm pa crêê, pa xiêr râu bil hư âng đhí boo, tuh bhlong, hr’lang hr’câh da ding k’coong bhrợ t’vaih. Xoọc đâu chr’hoong xoọc bhrợ k’rơ, xay moon, p’too pa choom đhanuôr lâng coh tr’nơớp công ơy zooi đhanuôr xăl ooy cr’noọ bh’rợ lâng vêy đợ râu tr’xăl liêm choom bhlâng. Muy bơr đhanuôr ơy ting t’ngay xăl tơợ bh’rợ choh keo năc choh n’loong ga mắc”.

Coh pazêng c’moo đăn đâu, đhr’năng hr’lang hr’câh da ding k’coong ting t’ngay bấc lâh mơ, vêy đhr’năng vaih đhậu bhưah, bhrợ râu bil hư ngân ooy manuyh lâng cr’van, bhrợ râu căh liêm crêê bấc bhlâng ooy pr’ắt tr’mông âng đhanuôr coh zr’lụ da ding k’coong. Tơợ pazêng kinh nghiệm ơy bơơn k’rong đớc tơợ râu la lua, zập cấp uỷ, chính quyền lâng đhanuôr da ding k’coong năc xay bhrợ bh’rợ zâl cha groong, g’đéch ha đhí boo, tuh bhlong ga măc đâh loon lâh mơ, ting n’năc vêy đợ bh’rợ liêm choom bhlâng, đanh đươnh đoọng pa xiêr râu bil hư, nhâm mâng đhị ắt mamông ha đhanuôr coh zr’lụ hr’lang hr’câh, tuh bhlong đoo bêl vaih đhí boo, tuh bhlong ga măc./.

Ứng phó với sạt lở núi Kinh nghiệm thực tế ở vùng núi Quảng Nam- Đà Nẵng

Lũ quét, lũ ống, lở núi luôn là mối đe dọa đối với bà con vùng núi mỗi khi mưa bão tràn về. Từ kinh nghiệm đúc kết qua các năm, chính quyền các địa phương ở tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng chủ động dự trữ lương thực, sơ tán dân vùng ảnh hưởng thiên tai đến việc sắp xếp dân cư, trồng rừng bảo vệ môi trường sinh thái, chống xói lở.. . Nhờ đó, từ đầu năm đến nay, những địa phương này đã hạn chế đáng kể rủi ro do thiên tai, lở núi gây ra.

5 tấn gạo, 5 tạ cá khô cùng nhiều nhu yếu phẩm khác được thầy và trò trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học-THCS Phước Lộc, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam chuẩn bị chu đáo ngay trước mùa mưa bão. Thầy giáo Trần Đình Ngộ, Hiệu trưởng Nhà trường cho biết, đóng chân trên địa bàn xã vùng cao thường xuyên bị tác động bởi lũ quét, lũ ống, lở núi nên thầy và trò trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học - THCS Phước Lộc luôn chủ động phương án ứng phó với thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”. Đặc biệt, sau trận lở núi kinh hoàng xảy ra trên địa bàn huyện hồi cuối năm 2020 làm 13 người thiệt mạng, nhiều gia đình lâm cảnh màn trời chiếu đất, càng làm cho bà con thấm thía và ý thức hơn trong việc chủ động phòng chống thiên tai. Thầy giáo Trần Đình Ngộ cho biết: “Trong quá trình ở và công tác, nhà trường đã rút kinh nghiệm nên về lương thực thực phẩm của học sinh là ngay từ tháng 8, nhà trường đã chuẩn bị trữ, thứ nhất là gạo phải đảm bảo bão lũ, sạt lở núi gây chia cắt đường thì đảm bảo đủ ăn trong vòng từ 3 đến 4 tháng. Hiện, nhà trường đã trữ được 5 tấn gạo trong kho. Vừa rồi nhà trường cũng ký kết với nhà cung cấp thực phẩm đảm bảo 5 tạ cá khô, dầu, muối, mắm đảm bảo cung cấp cho các em trong vòng 2 tháng. Việc này quen rồi, vì những năm trước khi không chuẩn bị, bất ngờ thì mình bị động về lương thực, thực phẩm”.  

Hơn 3 năm sau bão số 9 năm 2020, Nhà nước đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để tái thiết cuộc sống cho người dân vùng sạt lở huyện Phước Sơn. 7 khu tái định cư mới được xây dựng, đưa vào sử dụng với kinh phí 75 tỷ đồng đã giải quyết chỗ ở ổn định cho gần 250 hộ dân. Ngoài ra, nhiều công trình hạ tầng, dân sinh, kè chống sạt lở cũng được gia cố, làm mới, giúp bà con yên tâm hơn trong mùa mưa bão. Ông Lương Huyền Thoại, Chủ tịch UBND xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn cho biết, hiện nay, địa phương đã cơ bản ổn định chỗ ở cho người dân vùng sạt lở. Tuy nhiên, nguy cơ lũ quét, lở núi vẫn luôn tiềm ẩn và có thể xảy ra bất cứ nơi nào: “Xã thực hiện phương châm 4 tại chỗ là chủ yếu. huyện chuẩn bị phương tiện tại các điểm xung yếu nếu xảy ra sạt lở hôm nay thì khắc phục, thông tuyến ngay để ngày mai bà con có thể đi lại được. Đối với những điểm có nguy cơ sạt lở thì xã cũng đã xây dưng 1 số khu phòng tránh để khi có mưa bão thì đưa về đó. Được sự hỗ trợ của huyện và sự trợ giúp của các mạnh thường quân thì xã cũng đã làm 1 khu tránh sạt lở bằng tôn kiên cố, trị giá 200 triệu đồng. Trước đây khu đó bị sạt lở phải đưa bà con về xã giờ có nhà tránh này thì bà con ổn định ngay tại thôn.  Trước khi có mưa bão mình bố trí lương thực, thực phẩm ngay tại đó cho bà con, rồi thông báo cho bà con trên phương tiện loa thông tin trước vài ngày để bà con không ở trong rẫy, trong rừng mà trở về thôn, tập trung về các nhà làng kiên cố”

Tỉnh Quảng Nam có 9 huyện miền núi, trong đó có 6 huyện vùng cao, địa hình phức tạp, lắm sông, nhiều suối, bà con lại quen sống ven sườn núi nên mỗi khi xảy ra lũ quét, lũ ống, lở núi thường gây ra những hậu quả khó lường. Để phòng ngừa và chủ động ứng phó với các loại hình thiên tai nguy hiểm này, các địa phương miền núi luôn chuẩn bị sẵn sàng các kịch bản và giải pháp ứng phó cụ thể theo phương châm 4 tại chỗ. Về giải pháp lâu dài, thực hiện Nghị quyết 23 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Nam, từ năm 2021 đến 2023, tỉnh này đã bố trí 210 tỷ đồng triển khai nhóm dự án sắp xếp dân cư, ổn định chỗ ở phòng tránh thiên tai và biến đổi khí hậu cho gần 1.650 hộ dân. Qua đó, góp phần ổn định cuộc sống cho bà con trước thảm họa của thiên tai, đặc biệt là nguy cơ lở núi xảy ra tại các địa phương miền núi. Ông A Rất B’Lúi, Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, nhờ làm tốt công tác sắp xếp dân cư mà nhiều năm nay địa phương đã hạn chế đáng kể những rủi ro do thiên tai gây ra: “Ngay khi muốn xây dựng các khu tái định cư sắp xếp, san ủi mặt bằng, ổn định dân cư phải đi khảo sát thật kỹ và bàn kỹ với người dân bản địa để thống nhất chọn vị trí, địa điểm an toàn và có tính bền vững và phải đảm bảo 2 yếu tố đất và nước. Đất ở đây là đất ở và đất sản xuất; còn nước ở đây là nước sinh hoạt và nước tưới tiêu để có thể sử dụng để khai hoang ruộng lúa nước cho nên phải tính kỹ cái đó. Cái cốt lõi là vừa phát triển theo hiện đại những phải đảm bảo bản sắc đặc trưng của Cơ Tu Tây Giang, đó là làng phải có Gươl và các thiết chế văn hóa”.

Cùng với sắp xếp, ổn định dân cư vùng thiên tai, việc trồng cây gỗ lớn để giữ rừng cũng là một trong những giải pháp hiệu quả để phòng chống sạt lở núi. Ông Hồ Phú Thanh, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng cho biết: “Qua tình hình mưa lũ vừa qua thì xã cũng đã rút kinh nghiệm và tuyên truyền vận động bà con chung tay cùng với chính quyền địa phương trong viêc ứng phó thiên tai. Đặc biệt, hiện nay địa phương cũng đang tích cực vận động bà con chuyển đổi từ trồng keo sang trồng cây gỗ lớn để bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng giúp cải thiện tình trạng, hạn chế ảnh hưởng của thiên tai như mưa lũ, sạt lở. Hiện nay huyện đang đẩy mạnh, tuyên truyền vận động và bước đầu cũng đã giúp bà con thay đổi suy nghĩ và có những chuyển biên tích cực. Một số bà con đã bước đầu chuyển từ mô hình trồng keo sang trồng cây gỗ lớn”.

Những năm gần đây, tình trạng sạt lở núi xảy ra ngày càng nhiều, nguy cơ lan rộng, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân vùng cao. Từ những kinh nghiệm đúc kết từ thực tế, các cấp ủy, chính quyền và người dân miền núi cần phải triển khai phòng ngừa thiên tai một cách chủ động, đồng thời có những giải pháp căn cơ, lâu dài để giảm thiểu rủi ro, an cư cho người dân vùng sạt lở, thiên tai mỗi khi mưa bão đến./.

 

PV VOV-Miền Trung

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC