Tơợ đêêc, ting zư lêy lâng pa dưr râu chr’năp pr’hay văn hoá ty đanh đh’rưah lâng pa dưr du lịch bhươl cr’noon đhị vel đong n’nâu.
Bh’rợ pr’ngoóch vêy ta moon năc muy coh pazêng bh’rợ chr’năp pa bhlâng coh pr’ăt tr’mông đhanuôr Cơ Tu. Tơợ ra diu, đhanuôr Cơ Tu coh cr’noon Ta Lang gluh tước ooy c’riing đoọng hơnh deh ta mooi. Ta mooi tước ooy cr’noon, xang bêl vêy t’cooh bhươl pa đhức lâng đhr’nưức coh acọ ta bhrợ lâng cr’đe, ta mooi năc z’đang ooy muy c’nặt n’coo đác ơy ta bhuôih abhô dang ta đớc đhị c’lâng, manuyh Cơ Tu đớc năc xiing r’măng. Xang n’năc, zập muy lướt coh n’dup n’tuốc ga măc. Xang n’năc, zập ngai dưr vaih pr’zớc, đhi noo âng bhươl cr’noon. Zập ngai đh’rưah bhui har lâng xa nul âng ch’gâr, xa nul chiing c’bhor, đh’rưah tân tung, da dặ. T’cooh bhươl A Lăng Lập, coh cr’noon Ta Lang, chr’val Bha Lêê prá xay:
“Bh’rợ pr’ngoóch n’nâu năc văn hoá ty đanh âng đhanuôr Cơ Tu, xay p’căh cr’noọ xa nay đoàn kết, ắt đh’rưah nhâm mâng âng đhanuôr. Ting n’năc tơợ bh’rợ n’nâu zooi lang đha đhâm c’mor n’năl ghít lâh mơ ooy văn hoá ty đanh âng đhanuôr đay”.
Anoo A Lăng Mong, coh cr’noon Ta Lang, ting pâh ooy bh’rợ pr’ngoót âng bhươl cr’noon năc zooi anoo n’năl ghít lâh mơ ooy văn hoá ty đanh âng acoon coh đay:
“C’la cu lâng pazêng apêê pr’zớc coh bhươl cr’noon t’bhlâng zư lêy lâng pa dưr râu chr’năp pr’hay văn hoá ty đanh âng đhanuôr Cơ Tu. Ha dang ađay căh zư lêy năc pazêng râu chr’năp pr’hay âng acoon coh zêng dưr bil. Lâh n’năc, azi công rơơm kiêng xay p’căh văn hoá acoon coh đay tước ooy ta mooi coh k’tiếc k’ruung lâng bha lang k’tiếc, ting pa dưr du lịch bhươl cr’noon”.
Ting cơnh p’căh Bhriu Thị Linh, Phó Chủ tịch UBND chr’val Bha Lêê, chr’hoong Tây Giang, j’niêng bh’rợ pr’ngoóch năc muy coh pazêng râu văn hoá chr’năp coh pr’ăt tr’mông âng đhanuôr Cơ Tu, xay p’căh cr’noọ xa nay đoàn kết, đh’rưah bhrợ t’vaih zr’ziêng liêm pr’hay bhlưa pazêng bhươl cr’noon. Nâu đoo năc bêl đoọng đhanuôr Cơ Tu prá xay kinh nghiệm coh bh’rợ tr’nêng, pa dưr pr’ắt tr’mông, t’bil ha ul pa xiêr đharựt; tr’zooi đh’rưah liêm crêê lâng pa dưr; ting n’năc p’too pa choom k’coon ch’chau zư lêy, pa dưr râu chr’năp pr’hay văn hoá âng acoon coh:
“Bh’rợ pr’ngoót năc muy coh pazêng bh’rợ căh choom căh vêy âng manuyh Cơ Tu. Buôn năc bh’rợ pr’ngoót bhươl cr’noon năc vêy ta bhrợ lâng pazêng bh’rợ ga măc n’lơơng cơnh: moót Gươl t’mêê, cha ha roo t’mêê, bhui har đhi noo bhrợ zr’ziêng… ting n’năc năc prá xay, tr’zooi đh’rưah coh bh’rợ tr’nêng, công cơnh bhrợ t’vaih đoàn kết coh bhươl cr’noon”.
Coh cr’chăl lướt pa bhrợ đhị chr’hoong Tây Giang, g’luh tr’nơớp bơơn lêy bh’rợ pr’ngoóch âng đhanuôr Cơ Tu, anoo Lê Mạnh Tấn, giáo viên trường THPT Hoàng Hoa Thám thành phố Đà Nẵng năc lêy pr’hay pa bhlâng lâng j’niêng bh’rợ n’nâu:
“Lâng bh’rợ pr’ngoóch azi lêy pr’hay pa bhlâng. Tơợ j’niêng bh’rợ n’nâu công năl ooy văn hoá ty đanh âng đhanuôr Cơ Tu đhị Quảng Nam. Bêl ta bhrợ bh’rợ n’nâu năc vêy bấc bh’rợ chr’năp pr’hay n’lơơng, zập bh’rợ tr’nêng năc vêy đợ văn hoá la lay âng manuyh Cơ Tu coh đêêc năc la lay cơnh lâng acoon coh n’lơơng lâng manuyh acoon Kinh coh xuôi. Chr’năp bhlâng coh Quảng Nam lâng Đà Nẵng vêy manuyh Cơ Tu azi kiêng chêêc n’năl ooy văn hoá acoon coh đoọng đươi dua coh bh’rợ giáo dục âng nhà trường”.
Xay bhrợ cơnh xa nay Dự án 6, coh Xa nay bh’rợ cr’noọ cr’niêng âng k’tiếc k’ruung ooy bh’rợ pa dưr pr’ắt tr’mông zr’lụ đhanuôr acoon coh lâng da ding k’coong c’moo 2024, chr’hoong Tây Giang ơy bhrợ pa dưr cớ 3 j’niêng văn hoá ty đanh cơnh: bh’rợ moot Gươl t’mêê coh cr’noon A ró, chr’val Lăng; cha ha roo t’mêê coh cr’noon A Râng, chr’val A Xan lâng t’mêê đâu năc j’niêng pr’ngoóch coh cr’noon Ta Lang, chr’val Bha Lêê. T’cooh Bhriu Hùng, Trưởng Phòng Văn hoá - Thông tin chr’hoong Tây Giang prá xay: Râu đâu bhrợ t’vaih pr’đươi du lịch la lay k’đơơng t’pâh ta mooi tước la lêy, chêêc n’năl:
“Coh c’moo 2024 azi ơy bhrợ 3 j’niêng bh’rợ, dzợ 6 j’niêng bh’rợ cơnh: bhuôih crâng, bhuôih abhô đác lâng bấc j’niêng n’lơơng năc căh ơy ta bhrợ. Tơợ c’moo 2025 - 2030 azi t’bhlâng bhrợ pazêng j’niêng bh’rợ ha mơ dzợ. Lâh 2 c’moo xay bhrợ cơnh xa nay Dự án 6 ooy “Zư lêy, pa dưr chr’năp văn hoá ty đanh liêm pr’hay anag pazêng acoon coh đh’rưah lâng pa dưr du lịch” azi ơy zooi ch’gâr, bhrợ t’mêê, bhr’lậ Gươl đoọng ha pazêng bhươl cr’noon đhị chr’hoong”.
T’cooh A Rất Blúi, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong Tây Giang prá xay: Vel đong ơy xay bhrợ bấc bh’rợ tr’nêng đoọng zư lêy, pa dưr râu chr’năp pr’hay văn hoá ty đanh; ting n’năc t’bhlâng prá xay, p’too pa choom đhanuôr xay bhrợ, pa dưr pazêng bh’rợ du lịch bhươl cr’noon, xay bhrợ pazêng j’niêng bh’rợ văn hoá ty đanh âng đhanuôr Cơ Tu coh chr’hoong:
“Tơợ c’moo 2022 tước nâu cơy azi t’bhlâng bhrợ têng pazêng râu pr’đươi; xay moon, p’too pa choom đhanuôr zư lêy râu ch’ngaách liêm âng môi trường; muy bơr đong ắt đhêy âng muy bơr pr’loọng đong năc vêy ta zooi bhr’lậ pa liêm. C’moo đâu xay bhrợ Dự án 6, đhị cr’noon Ta Lang azi ơy bhrợ đong trưng bày, ting n’năc năc đhị đương hơnh deh ta mooi du lịch, bhrợ pazêng j’niêng bh’rợ ty đanh âng đhanuôr. Coh cr’chăl ha y, azi t’bhlâng pa chăp ch’mêệt lêy pazêng thiết chế văn hoá, coh đêêc văn hoá bhươl cr’noon năc vêy ta zư lêy lâng pa dưr. T’bhlâng prá xay, p’too pa choom đhanuôr zư lêy lâng pa dưr văn hoá ty đanh đoọng pa dưr du lịch bhươl cr’noon liêm choom lâh mơ.”/.
TÂY GIANG PHÁT HUY GIÁ TRỊ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CƠ TU
Thời gian qua, chính quyền và phòng chức năng huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đã có nhiều giải pháp nỗ lực phục dựng, tái hiện các nghi thức văn hoá truyền thống của dân tộc Cơ Tu. Qua đó, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng ở địa phương này.
Lễ nhập làng được xem là một trong những nghi lễ quan trọng trong đời sống đồng bào Cơ Tu. Từ sáng sớm, bà con Cơ Tu ở thôn Ta Lang đã ra tận ngõ để chào đón khách. Khách vào làng, sau khi được già làng đội lên đầu chiếc vòng tre, phải bước qua một thanh tre chứa các loại nước đã cúng cho thần linh được đặt sẵn trên đường, người Cơ Tu gọi là xiing r’măng. Sau đó, mọi người sẽ đi qua một cổng bằng vải thổ cẩm lớn. Lúc này, các vị khách đã trở thành bạn của dân làng. Mọi người hòa cùng tiếng trống, tiếng chiêng vui múa điệu tân tung da dá. Già làng A Lăng Lập, ở thôn Ta Lang, xã Bha Lêê cho biết:
“Lễ hội nhập làng đây là văn hoá truyền thống lâu đời của dân tộc Cơ Tu, thể hiện tình thần đoàn kết, gắn bó bền chặt của bà con. Đồng thời thông qua lễ hội này tạo điều kiện cho thế hệ trẻ hiểu biết về văn hoá truyền thống của dân tộc mình”.
Anh A Lăng Mong, ở thôn Ta Lang bảy tỏ, tham gia nghi lễ nhập làng giúp anh hiểu hơn về văn hoá truyền thống của dân tộc mình:
“Bản thân tôi và tất cả các bạn trẻ trong làng tiếp tục giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Cơ Tu. Nếu mà mình không giữ gìn, bảo tồn thì các giá trị truyền thống của dân tộc sẽ mất đị. Ngoài ra, chúng tôi còn mong muốn quảng bá, giới thiệu văn hoá dân tộc mình đến nhiều du khách trong nước và quốc tế, góp phần vào việc phát triển du lịch”.
Theo bà Bhriu Thị Linh, Phó Chủ tịch UBND xã Bha Lêê, huyện Tây Giang, nghi thức nhập làng là một trong những nét văn hoá độc đáo trong đời sống của đồng bào Cơ Tu, thể hiện tinh thần đoàn kết, cùng nhau tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các cộng đồng làng với nhau. Đây cũng là dịp để bà con Cơ Tu chia sẻ kinh nghiệm trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo; giúp nhau cùng tiến bộ và phát triển; đồng thời giáo dục con cháu giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc:
“Nghi lễ nhập làng là một trong những nghi lễ không thể thiếu được của người Cơ Tu. Thường thì nghi lễ nhập làng sẽ gắn liền với các lễ lớn như: mừng gươl mới, mừng lúa mới, mừng anh em kết nghĩa… đồng thời là trao đổi, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong lao động, sản xuất cũng như tạo sự đoàn kết trong cộng đồng làng”.
Có dịp đi công tác tại huyện Tây Giang, lần đầu tiên được chứng kiến nghi thức nhập làng của dân tộc Cơ Tu, anh Lê Mạnh Tấn, giáo viên trường THPT Hoàng Hoa Thám thành phố Đà Nẵng cảm thấy rất ấn tượng với nghi lễ này:
“Đối với lễ hội nhập làng chúng tôi thấy rất là thú vị. Qua lễ hội này cũng biết được văn hoá truyền thống của dân tộc Cơ Tu tại Quảng Nam. Lễ hội có nhiều hoạt động thú vị và đặc sắc, mỗi hoạt động thì nó đều mang nét văn hoá riêng của người dân Cơ Tu mà ở đó nó sẽ khác biệt với các dân tộc khác và người Kinh ở dưới đồng bằng. Đặc biệt ở Quảng Nam và Đà Nẵng có dân tộc Cơ Tu thì chúng tôi muốn tìm hiểu thêm về văn hoá của dân tộc để đưa vào lồng ghép trong hoạt động giáo dục của nhà trường”.
Thực hiện Dự án 6 Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024, huyện Tây Giang đã tổ chức phục dựng và tái hiện được 3 nghi thức văn hoá truyền thống, như: lễ hội mừng Gươl mới ở thôn A ró, xã Lăng; mừng lúa mới tại thôn A Râng, xã A Xan và mới đây là nghi lễ nhập làng tại thôn Ta Lang, xã Bha Lêê. Ông Bhriu Hùng, Trưởng Phòng Văn hoá – Thông tin huyện Tây Giang cho biết: Điều này tạo nên các sản phẩm du lịch đặc trưng thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm:
“Trong năm 2024 chúng tôi đã tổ chức được 3 nghi lễ, còn hơn 6 nghi lễ nữa như: cúng rừng, cúng thần nước và nhiều nghi lễ khác thì chưa tổ chức được. Từ năm 2025 – 2030 chúng tôi tiếp tục tổ chức các nghi lễ còn lại. Qua 2 năm triển khai thực hiện theo Dự án 6 về “Bảo tôn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” chúng tôi đã hỗ trợ trống chiêng, hỗ trợ xây mới, sửa chữa Gươl cho các thôn ở các xã trên địa bàn huyện”.
Ông A Rất Blúi, Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Giang cho hay: Địa phương đã triển khai nhiều giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống; đồng thời tăng cường tuyên truyền, vận động bà con tổ chức, khôi phục các hoạt động du lịch cộng đồng, tổ chức các nghi lễ văn hoá truyền thống của dân tộc Cơ Tu trên địa bàn huyện:
“Từ năm 2022 đến nay chúng tôi tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng; tuyên truyền, vận đồng bà con giữ gìn môi trường; một số cơ sơ lưu trú của một sồ hộ gia đình tiếp tục được hỗ trợ sửa chữa nâng cấp. Năm nay thực hiện Dự án 6, tại thôn Ta Lang chúng tôi đã xây dựng được nhà trưng bày, đồng thời là nơi đón tiếp khách du lịch, tổ chức các nghi lễ truyền thống của dân tộc.Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục rà soát lại các thiết chế văn hoá, trong đó văn hoá làng tiếp tục được giữ gìn, bào tồn và phát huy. Tăng cường tuyên truyền, vận động bà con giữ gìn, bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống để phát triển du lịch cộng đồng tốt hơn”./.
Viết bình luận