T'COOH BHƯƠL A RÂL TÍP PRÁ XAY OOY BH'RỢ T'BIL LƠI J'NIÊNG CR'BƯN CĂH LIÊM CRÊÊ
Thứ năm, 08:55, 04/04/2024 Hốih Nhàn Hốih Nhàn
J'niêng cr'bưn căh liêm crêê năc đợ bh'rợ tr'nêng căh liêm crêê, căh dzợ crêê cơnh lâng pr'ắt tr'mông nâu cơy. Râu k'rang bhlâng, pazêng j'niêng cr'bưn căh liêm crêê năc n'leh vaih râu mê tín năc bhrợ zr'năh k'đhap ha bhươl cr'noon, crêê pháp luật căh đoọng bhrợ têng, đươi dua. Lâng đhanuôr acoon coh năc j'niêng cr'bưn căh liêm crêê buôn bhrợ râu zr'năh k'đhap tơợ lang n'nâu tước ooy lang n'tôh.

 

 

Hủ tục là những tập tục, tập quán đã lỗi thời, lạc hậu không còn phù hợp với đời sống ngày nay nữa. Đáng quan tâm, những hủ tục mang màu sắc mê tín là gánh nặng đối với cộng đồng, bị pháp luật nghiêm cấm. Đối với đồng bào dân tộc thiểu số thì hủ tục thường để lại những “gánh nợ” truyền từ đời này sang đời khác.

Trong Tiết mục Dưới mái Nhà Gươl hôm nay, PV Hôih Nhàn trao đổi với Già làng A Râl Típ thị trấn Prao, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam về nội dung này. Mời bà con và các bạn cùng nghe:

PV: Xin chào bác A Râl Típ. Có những hủ tục trong quá khứ từng gây rất nhiều nỗi khổ cho bà con mình. Ví dụ như là “tục trả đầu” giữa người Cơ Tu với người Ve, Ta Riềng chẳng hạn. Giờ điều đó không còn nữa, nhưng bác có thể giải thích cái hủ tục đáng sợ ngày xưa ấy nó xuất phát từ đâu?

Ông A Râl Típ: Có tục “trả đầu” nguyên nhân chính là phụ nữ. Ví dụ, tôi có cô con dâu nhưng chàng trai từ gia đình khác đến cướp con dâu tôi, thì tôi phải bắt đền nhà đó đền cho tôi ché, chiêng, trâu, bò, heo… Nếu đền đầy đủ đàng hoàng thì không xảy ra chuyện gì cả, còn không sẽ có mâu thuẫn xảy ra giữa hai bên. Đó là một trong những lý do. Mâu thuẫn sẽ dẫn đến việc đánh nhau, đánh nhau bằng tay chân, hơn thế nữa là sử dụng vũ khí. Đánh nhau như vậy là không tốt cho cả hai bên.

PV Những vụ việc “trả đầu” như vậy sẽ gây ra những đau khổ, mất mát như thế nào?

Ông A Râl Típ: Nếu đánh nhau như vậy thì hai bên đều đau khổ, mất mát. Tổn hại về người, của cải vật chất. Tuy nhiên có cách mạng hoà giải, đến nay không còn chuyện đánh nhau đó nữa. Hiện nay, các bạn trẻ lấy nhau là do các bạn ấy, chứ không con nguyên nhân do bố mẹ ép buộc gả. Nguyên nhân nữa trước đây có những mâu thuẫn dẫn đến đánh nhau là do tranh giành đất đai, ví dụ đất của tôi anh đến phát làm nương rẫy mà không thông qua gì tôi thì dẫn đến đánh nhau. Nhưng nay được Đảng, Nhà nước tuyên truyền, vận động đất đai của chung, mọi thứ là của chung. Thì nay có Đảng, có Bác Hồ thì bà con sống hoà thuận với nhau. Không còn những chuyện không hay như trước đây nữa.

PV: Vâng, thưa bác, đời sống đồng bào Cơ Tu ngày càng đổi mới, cũng bớt được những hủ tục. Tuy nhiên, đáng quan tâm là tục “đòi của” khi cưới hỏi vẫn còn. Chính điều này lại trở thành gánh nặng. Bác có lời khuyên gì với mọi người?

Ông A Râl Típ: Hiện nay theo chủ trương của Đảng là các bạn trẻ muốn đến với nhau là cha mẹ không được ngăn cản. Bố mẹ không được ép gả. Nếu nhà trai có của cải như: chén, dĩa, ché, chiêng thì cho nhưng nhà gái không được đòi. Có đến đâu thì mình cho đến đấy thôi. Mình phải theo chủ trương của Đảng, Nhà nước không được đòi của khi tổ chức đám cưới.

Quan trọng là các bạn trẻ đến với nhau, có con cái, thì mình cần phải nuôi nấng, cho con cháu đi học đầy đủ, ngày càng tiến bộ. Hiện nay vẫn còn xin của nhưng không nhiều. Nếu nhà trai có thì cho nhưng không nên cho nhiều, nhà gái thì không nên đòi. Bên nhà gái có thổ cẩm thì nên cho, tuy nhiên cũng không cần phải cho nhiều. Gia đình nên tiết kiệm tiền bạc hỗ trợ cho các bạn trẻ phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo. Phải nên như vậy. Đến ngày thăm nom lẫn nhau cần phải tổ chức ăn uống mức độ, tiết kiệm, không nên lãng phí, sinh ra nợ nần thì con cháu mình nó khổ thêm.

PV: Để bà con chấp hành thì phụ thuộc nhiều vào công tác tuyên truyền, vận động, chứng minh bằng việc thực tế thì bà con mới nghe theo. Ví dụ, như ở huyện Tây Giang trước đây là việc đâm trâu, nay huyện sửa đổi rồi. Đâm trâu ngày xưa là đâm trực tiếp, máu chảy càng nhiều là càng tốt thì thần, giàng mới chứng giám cho. Nhưng hiện nay du lịch, lễ hội ngày càng phát triển mà đâm theo kiểu cũ khi du khách chứng kiến và có những suy nghĩ không tốt. Như vậy, mình cải tiến một chút truyền thống cha ông trước đây cho phù hợp với cuộc sống ngày nay thì bác thấy thế nào?

Ông A Râl Típ: Đối với việc của bản làng, của xã, huyện nếu có tổ chức thịt trâu, bò thì không nên đâm trực tiếp tại cây nêu. Sau khi cúng xong thì đem đi thịt chỗ khuất. Thứ hai nữa là đã hình thành thông gia với nhau, muốn tặng trâu bò thì không nên thịt, mà cho trâu, bò còn sống để họ có thể phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo.Những điều đó nó không ảnh hưởng gì mà lại tốt cho mọi người thì mình nên làm./.

PV: Vâng xin cảm ơn bác, chúc bác luôn mạnh khỏe và tiếp tục tham gia vận động bà con mình trong việc xây dựng đời sống văn hóa mới./.

 

Hốih Nhàn

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC