CẦN SLÍU TƯỢNG MẠY DÚ EA TU
Thứ bảy, 10:55, 05/03/2022

Tềnh 30 pi quá mà, nghệ nhân Y Thái Êban, dú thành phố Buôn Ma Thuột, slảnh Đắk Lắk đạ dom lai công lèng sle chướng chắp vạ hết đây khửn nghể slíu tượng, lùng đạ piến bại boỏng mạy pền bại ăn tượng chăn đây slướng. Lùng lẻ cần nâng chang sổ nọi nghệ nhân dú slảnh Đắk Lắk nhằng chướng chắp au sle đảy nghể slíu tượng mạy nẩy.

Nẳng dú xảng bại ăn tượng mạy chăn đây slướng, nghệ nhân Y Thái Êban (aê En Lin), dú bản Kmrơng Prong B, xạ Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột, slảnh Đắk Lắk lẩn hẩư boong khỏi tỉnh mừa ăn tượng “Slấy mo và cần mẻ nhình chầư hương”. Lùng hẩư chắc, nẩy lẻ ăn tượng nâng chang bại ăn tượng lùng nắt nhất, vạ ăn tượng nẩy đạ đảy giải 2 chang pày sli slíu tượng cúa bại dân tộc Tây Nguyên pi 2017.

Nghệ nhân Y Thái lẩn, pửa nhằng eng, lùng xường slì rèo cần ké khửn đông pây xa mạy mà slíu tượng sle au pây tặt dú bại pò mạ. Lùng mủng hăn bại ăn tượng chử chăn đây dá táng slon hết rèo.

“Pửa tỉ khỏi au mạy mà dá slíu khảu pây nắm cẩn au mảc slẻ mà slẻ pây cón. Lầu cụng lèo tảy khỏ, nhoòng lầu nghị nẩy lẻ mòn đây pjòi lầu cẩn chướng chắp au sle. Khỏi dau hâng mà nghể nẩy xẹ mẻn lừm tả pây, pjủc lừ lầu ké nắm nhằng mì lèng sle hết, nhoòng pện khỏi đạ lồng lèng hết sle pjủc lừ bại lủc lan nhằng đảy hăn, tồng pửa pày khỏi đảy hăn bại cống, bại áo hết, dá thâng cà này khỏi vận chứ, vạ vận chướng chắp au sle”.

Pi 2015, tứ pửa pan sli slíu tượng mạy đảy có pày tầu đú chang pày có hết Lẹ hội cà phê Buôn Ma Thuột, nghệ nhân Y Thái cảng nắt nỉu xáu nghể slíu tượng mạy, nhoòng lùng đạ chắc đảy them lai cần xày nắt mòn tồng lầu. Cụng tứ pan sli tỉ, nghệ nhân Y Thái đảy lai cần chắc vạ xa thâng sle tặt dự bại ăn tượng mạy. Lùng cụng lai pày thẻ nả hẩư slảnh Đắk Lắk pây pjọm nả chang bại pan sli slíu mạy dú búng Tây Nguyên vạ đảy lai giải slung. Thâng cà này, nghể slíu tượng đạ pền nghể nâng pang hẩư lườn lùng mì them ngần chèn.

Sle hết đảy bại ăn tượng, nghệ nhân Y Thái tan dủng mảc slíu, mảc bủa vạ mảc pjạ. Mủng khảu khỏn mạy, lẻ lùng đạ mủng hăn đảy ăn ngàu tượng lầu sẹ hết nắm cẩn mì piếng ngàu sle mủng hết rèo. Tứng ăn tượng lẻ cằm toẹn nâng, thư lai mòn chăn đây pjòi... phuối mừa tởi slổng ăn vằn cúa cần Ê Đê. Pả H Yâo Byă, mjề cúa nghệ nhân Y Thái hẩư cạ:

“Pá mìn hết đảy đo mọi thình, tan nghị oóc dá slíu hết, tứ slíu bại ăn ngàu dú pha tu thâng slíu bại ăn tượng xáu lai ăn ngàu táng căn. Khỏi cụng cạ pá mìn tảy khỏ hết sle nhằng slon hẩư 2 ò lủc chài them. Nhoòng pện thuổn lườn khỏi xày ết slim, cạ pá mìn tảy khỏ sle pá mìn chướng chắp đảy mòn đây pjòi cúa cần ké sle tẻo, hạy cạ nắm mì pá mìn hết lẻ nắm nhằng mì cần hâư hết”.

Rèo nghệ nhân Y Thái, đạ mì slì bại ăn tượng nắm mì cần hâư dủng thâng, nhoòng pện nắm mì cần hết. Cà này lẻ lùng chăn hôn hỉ pửa vằn cảng mì lai cần ón vạ pỉ noọng xẩư quây xa thâng slon xam vạ dự tượng mạy. Hăn đảy bại mòn đây tứ fiểc nẩy, lùng cạ bại lủc vạ bại pỉ noọng chang bản, cần hâư nắt slon xam lẻ lùng slặn slàng slon cạ hẩư vạ roọng pỉ noọng xày hết pửa mì cần thâng tặt dự. Chài Bùi Văn Hượng, cần hết fiểc dú bưởng văn hóa Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột, hấư chắc, nghệ nhân Y Thái đạ mì lai công lèng chang fiểc chướng chắp au sle vạ hết đây khửn mòn pèng quỷ cúa cần Ê Đê dú tỉ fuông.

“ Nghệ nhân Y Thái cà này vận đang slí lồng lèng chướng chắp au sle bại mòn đây pjòi cúa tượng mạy dỉ sle hẩư lai cần chắc thâng dỉ sle pjủc lừ hết pền búng lỉn liểu dương chồm. Cà này dú chang xạ Ea Tu noỏc nghệ nhân Y Thái cụng nắm nhằng mì cần hâư chắc slíu tượng nhoòng pện xạ cụng cạ nghệ nhân Y Thái lồng lèng hết lai them”.

Nắt điếp bại mòn pèng quỷ cúa dân tộc, nghệ nhân Y Thái vận đang slí tảy khỏ ăn vằn sle hết đảy lai ăn tượng táng căn. Lùng xa thắp, chướng củ au sle bại cằm toẹn tởi ké vạ slíu pền ăn tượng sle lẩn tẻo hẩư lai cần xày chắc. Xáu lùng, slíu tượng mạy lẻ keéc sle chướng chắp mòn đây pjòi táp tởi vạ slon tẻo hẩư bại pan slắm lăng./. 

 

NGƯỜI GIỮ HỒN TƯỢNG GỖ Ở EA TU

Hơn 30 năm qua, nghệ nhân Y Thái Êban, ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã dồn tâm sức để giữ gìn và phát triển công việc tạc tượng gỗ, biến những khúc gỗ vô tri trở thành những tác phẩm nghệ thuật. Ông là một trong số rất ít nghệ nhân ở Đắk Lắk còn giữ được "nghề" tạc tượng gỗ và tạo được thu nhập từ công việc này.

Ngồi giữa những bức tượng gỗ với nhiều sắc thái, nghệ nhân Y Thái Êban (aê En Lin), ở buôn Kmrơng Prong B, xã Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk say sưa giới thiệu về tác phẩm tượng gỗ “Thầy cúng và người đàn bà phụ cúng”. Ông cho biết đây là một trong những bức tượng tâm đắc nhất của ông, tác phẩm đã đạt giải nhì tại Hội thi tạc tượng gỗ dân gian các dân tộc Tây Nguyên năm 2017.

Nghệ nhân Y Thái kể, ngày nhỏ, ông thường đi theo các chú, các bác lên rừng lấy gỗ để tạc tượng đưa ra đặt ở nhà mồ. Bị thu hút bởi những biểu cảm thể hiện trên từng bức tượng, ông chăm chú nhìn rồi tự mình tạc theo. Rất nhiều lần đôi tay lóng ngóng không thể điều khiển chiếc rìu, chiếc đục theo ý mình khiến những khúc gỗ bị hư hỏng. Không nản chí, ông vẫn tiếp tục đục, khắc cho đến khi tự tạo được bức tượng hoàn chỉnh. Cứ thế, hơn 30 năm qua, tạc tượng gỗ trở thành niềm đam mê và đem lại cho ông thành công, giúp ông thêm quyết tâm gìn giữ và phát triển.

“ Một ý tưởng sáng tạo ra là tôi lấy cây tôi đục chứ không cần vẽ. Nói chung là mình cũng phải chịu khó, tại vì cái mình giữ gìn, bảo tồn văn hóa này. Tôi sợ sau này mai một đi, sau này mình già đi thì đâu có sức khỏe tiếp tục giữ cái này, không thể mất được để con cháu sau này thấy, giống như ngày xưa tôi thấy ông chú ông bác tôi làm mà đến ngày hôm nay tôi vẫn giữ gìn vẫn nhớ và tôi làm được luôn”.

Năm 2015, từ khi hội thi tạc tượng gỗ lần đầu tiên được đưa vào tổ chức trong khuôn khổ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột, nghệ nhân Y Thái càng say mê với việc tạc tượng, bởi ông đã tìm được “sân chơi”, biết thêm nhiều người cùng sở thích với mình. Cũng từ hội thi đó, nghệ nhân Y Thái được nhiều người biết và tìm đến đặt hàng các sản phẩm tượng gỗ. Ông cũng nhiều lần đại diện tỉnh Đắk Lắk tham gia và đạt giải cao tại các hội thi tạc tượng dân gian ở khu vực Tây Nguyên. Đến nay, tạc tượng gỗ không chỉ là niềm đam mê mà còn trở thành nghề chính đem lại thu nhập khá cho gia đình ông.

Để tạo hình cho những bức tượng, nghệ nhân Y Thái chỉ sử dụng rìu, đục, dao. Khi nhìn vào khúc gỗ, ông có thể tưởng tượng và tự tay tạo hình thành bức tượng hoàn chỉnh mà không cần phải vẽ mẫu. Mỗi bức tượng mang một ý nghĩa riêng, là một câu chuyện, một điển tích dân gian, một nét đẹp văn hóa... gắn với đời sống hàng ngày của người Ê Đê. Bà H Yâo Byă, vợ nghệ nhân Y Thái chia sẻ:

“Ông ấy có thể làm được mọi đồ dùng chỉ với trí tưởng tượng rồi tạc ra thôi, từ hình khắc trên cánh cửa cho tới các bức tượng có hình dáng khác nhau. Bản thân tôi thì cũng hết sức động viên để ông ấy tiếp tục truyền dạy lại cho 2 con trai nữa, nên cả nhà tôi đều ủng hộ, động viên để ông tiếp tục gìn giữ văn hóa của ông bà, nếu không có ông ấy tiếp tục thì còn ai làm nữa”.

Theo nghệ nhân Y Thái, đã có lúc tượng gỗ không được ai sử dụng nên dần mai một. Nay ông rất vui mừng khi ngày càng nhiều người trẻ và khách hàng quan tâm đến tượng gỗ. Nhận thấy giá trị và lợi ích kinh tế từ công việc này, ông khuyến khích các con và những người trong buôn, những ai đam mê và chịu khó học hỏi, ông sẵn sàng truyền nghề và động viên họ cùng tham gia mỗi khi có đơn hàng tạc tượng. Ông Bùi Văn Hượng, cán bộ văn hóa xã Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột, cho biết, nghệ nhân Y Thái đã góp phần tích cực vào việc gìn giữ phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của người Ê Đê địa phương.

“ Nghệ nhân Y Thái tích cực tham gia trong công tác bảo tồn tạc tượng nói riêng và bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào Ê Đê trên địa bàn xã nói chung. Nghệ nhân Y Thái hiện nay đang tiếp tục phát huy những giá trị về tạc tượng của mình để vừa giới thiệu sản phẩm của mình và vừa để phục vụ cho công tác du lịch sau này. Hiện nay trên địa bàn xã Ea Tu thì cũng không có nghệ nhân nào tạc tượng được ngoài nghệ nhân Y Thái cho nên xã tiếp tục động viên, khuyến khích nghệ nhân Y Thái phát triển thêm, tiếp tục phát huy khả năng của mình”.

Trân quý những giá trị truyền thống của dân tộc mình, nghệ nhân Y Thái vẫn đang miệt mài “thổi hồn” cho những bức tượng gỗ. Ông tìm hiểu, lưu lại những tích dân gian để tạc thành tượng, thành câu chuyện kể cho mọi người. Với ông, tạc tượng gỗ là cách để lưu giữ truyền thống và truyền lại cho các thế hệ mai sau./.

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC