Cằm toẹn: BẤU PỀN PJÓI LẺNG MÒ VÀI
Thứ ba, 10:32, 01/11/2022 A LĂNG DUY A LĂNG DUY
Cằm toẹn “Bấu pền pjói lẻng mò vài” lăng nẩy boong khỏi xo cọp cằm phuối xáu pỉ noọng. Xỉnh pỉ noọng xày tỉnh bại PTV cúa chương trình khay heng Tày-Nùng cúa Đài cằm phuối Việt Nam hết
 

 Cằm toẹn:

BẤU PỀN PJÓI LẺNG MÒ VÀI

Pỉ noọng slương điếp! Dú lai tỉ, pỉ noọng lầu vận nhằng quén xáu fiệc liệng mò vài pjói lẻng. Chang slì phạ dên đảng hâng vằn vạ pỉnh lả dú bại tua cúa pải pét khên khoỏng pện cà này, fiệc nẩy chăn khỏ chang ngòi chướng phấu mò vài tó tồng tiêm da tảng làn pỉnh lả. Cằm toẹn “Bấu pền pjói lẻng mò vài” lăng nẩy boong khỏi xo cọp cằm phuối xáu pỉ noọng. Xỉnh pỉ noọng xày tỉnh bại PTV cúa chương trình khay heng Tày-Nùng cúa Đài cằm phuối Việt Nam hết

Tiểu phẩm:

ĐỪNG NÊN CHĂN NUÔI TRÂU BÒ THẢ RÔNG

Thưa bà con và các bạn!

Ở nhiều nơi, bà con mình vẫn có thói quen chăn nuôi trâu bò thả rông. Trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài và dịch bệnh gia súc như hiện nay, điều đó rất khó trong việc chăm sóc đàn trâu bò cũng như tiêm phòng, ngăn ngừa dịch bệnh. Câu chuyện “ Đừng nên chăn nuôi trâu bò thả rông” sau đây chúng tôi xin góp một lời bàn với bà con và các bạn. Mời mọi người cùng nghe qua diễn xuất của các PTV chương trình tiếng Tày- Nùng Đài TNVN.

(Nhạc)

# (Cường dẫn) Nửa tháng nay, trời rét đậm. Mới sẩm tối, ở xã vùng cao biên giới gió buốt căm căm thổi từng cơn lùa vào mái tranh. Bà Thóc run rẩy bước xuống cầu thang, ra sân lấy thêm củi bỏ vào bếp lửa nhà sàn. Đôi bàn tay gầy guộc của bà hơ trên bếp lửa nhưng bà cứ run lên cầm cập. Rét thế này, đàn trâu hơn chục con thả trong rừng không biết thế nào? Vụ rét năm kia, nhà bà có hai con trâu bị chết. Năm nay rét sớm, không khéo lạnh quá, lại không có thức ăn trâu lăn ra hàng loạt thì khổ. Mà trong bản của bà, mấy hôm nay có nhà trâu đã bị chết rồi. Vợ chồng bà đang tính qua Tết bán mấy con để trả vốn vay xoá đói giảm nghèo cho ngân hàng. Mà không biết bố con ông Thóc nhà bà vào rừng kiểm tra xem trâu thế nào mà từ chiều đến giờ vẫn chưa về. Bà lo lắm! Mải suy nghĩ thì ngoài ngõ có tiếng gọi. À thì ra là anh Nam, cán bộ thú y của xã !

(Gọi với ngoài cổng vào)

Anh Nam: - Bác Thóc có nhà không?

Bà Thóc:- Ố anh Nam à, mời anh vào chơi. Rét mướt thế này đi đâu cho khổ. Nhanh vào ngồi bên bếp lửa cho ấm anhạ.

Anh Nam: - Cảm ơn bác. Cả nhà đi đâu mà có mình bác ở nhà thế này?

Bà Thóc: - Ôi giào! Ông nhà tôi với thằng Sơn đi từ chiều, vào rừng kiểm tra xem đàn trâu thế nào mà đến giờ đã về đâu. Đang lo quá đây.

Anh Nam: - Vâng, trời rét quá. Rét thế này thì nguy to. Cả xã mình gần ba chục con trâu bị chết rồi đấy bác ạ. Thì bác tính, đợt rét này mà kéo dài cả tháng nữa thì bà con mình khổ rồi. Trâu bò sức vóc vậy mà vừa bị rét, vừa bị đói gục là phải. Tôi sang nhà bác cũng là để xem thế nào đây.

Bà Thóc: - Ừ, nhà ông Cường hàng xóm tôi đây, hôm qua vào rừng xẻ thịt hai con trâu rồi. Bán đổ bán tháo mà mấy ai mua. Lỗ to! Tôi đang lo đàn trâu nhà tôi mà chết thì chẳng biết lấy đâu ra tiền mà trả cho ngân hàng đây chứ đừng nói là sửa lại nhà.

Anh Nam: - Bác có biết nhà ông Mia, rồi nhà bà Thơm trong bản mình đã làm chuồng cho trâu rồi chứ? Trong xã mình cũng nhiều nhà làm như thế, vụ rét này chúng tôi tôi đi kiểm tra những nhà ấy trâu vẫn khoẻ đấy. Bà con mình lâu nay chỉ quen thả rông trâu bò vào rừng, cả chục ngày thậm chí cả tháng mới vào kiểm tra. Chăn nuôi như thế này thì cần phải thay đổi thói quen thôi bác ạ.

-Bà Thóc: Thì tôi thấy các anh vận động cũng phải. Nhưng mà ông nhà tôi ông ấy cứ nói “số trâu bò để cúng cho ma rừng. Nếu không nó sẽ hại cả bản”. Tôi nói ông ấy có nghe đâu.

Anh Nam: - Vâng, thì hồi nào tới giờ nhiều bà con mình cứ nghĩ như thế. Nhưng chả biết ma hại ở đâu, chứ trâu chết thì bà con mình bị hại trước thì thấy rõ rồi đấy bác ạ. Bác tính xem: Một con trâu giống giá 15-20 triệu đồng, con cày kéo tốt có khi 30-35 triệu đồng. Thế mà mấy hôm rồi có nhà trâu chết, xẻ thịt bán đổ bán tháo cứ như cho. Hại quá đi ấy chứ.

- Bà Thóc: - Vầng. Năm kia nhà tôi có hai con trâu bị chết vì rét, cũng xót hết cả ruột rồi. Cho hàng xóm, rồi làm thịt hong khô ăn hai ba tháng không hết. Khổ thân nhà ông Trường hàng xóm đây, hôm qua cũng chết hai con trâu, mấy ông lái ấy ép mua giá rẻ như cho cũng đành phải bán chứ đem về chả lẽ lại đổ đi à? (Chép miệng) Đứt cả ruột!

Dẫn: Đúng lúc ấy thì bố con ông Thóc về. Hai bố con khiêng một bao tải to có vẻ rất nặng vứt phịch xuống sân. Ông Thóc chẳng nói chẳng rằng, làm một hơi hết nửa chai rượu rồi ngồi thừ ra. Bà Thóc châm bó đuốc rọi xuống sân:

Bà Thóc: - Tình hình thế nào hở ông? Cái gì dưới sân thế?

- Ông Thóc: -Còn cái gì nữa? Một con chết, hai con đang ngắc ngoải. Hai bố con xẻ thịt cho vào bao tời đấy. Bà muốn bán, muốn sấy khô làm gì thì làm.

- Bà Thóc: - Chết thôi! Kiểu này rét kéo dài, nó làm cả đàn hơn chục con nhà mình đổ thì biết làm thế nào bây giờ.

Anh Nam:- Thôi hai bác ạ. Bình tĩnh để còn tìm cách cứu số trâu còn lại chứ.

- Ông Thóc: - (Cáu) Anh bảo bình tình là bình tĩnh thế nào? Sắp sạt nghiệp đến nơi rồi. Trâu chết cả loạt, có nước bán nhà mà trả nợ cho ngân hàng thôi. Ông giời ác quá đi mất. Nẫu hết cả ruột gan.

- Bà Thóc: - Thì ông cứ nghe xem ảnh ấy nói thế nào, phải thì mình nghe, không thì thôi có gì đâu. Đằng nào thì cũng đến nước này rồi…

- Anh Nam: - Vâng, thưa hai bác. Trâu của bà con bị chết quá thì cán bộ thú y chúng tôi cũng xót chứ. Bởi thế chúng tôi mới đi kiểm tra và vận động bà con mình thực hiện một số biện pháp để hạn chế thiệt hại.

- Ông Thóc: - Chứ anh bảo biện pháp gì bây giờ?

- Anh Nam: - Trước hết bà con mình cần phải lùa trâu về gần nhà bác ạ, rồi dựng tạm chỗ nhốt, che chắn cẩn thận.

- Bà Thóc: Thôi thì anh bảo sao bây giờ chúng tôi nghe vậy.

- Anh Nam: Vâng, bà con mình có thể tận dụng các vật liệu có sẵn như tre, nứa, rơm rạ, bao tải... làm thành từng tấm để có thể che chắn cho trâu khi trời rét. Tốt nhất là nên làm chuồng các bác ạ. Trời còn rét thế này thi không để nền chuồng lầy lội, dùng cỏ khô, lá chuối khô, rơm rạ trải lên nền chuồng. Mình cũng có thể dùng củi để đốt lửa sưởi ấm hoặc thậm chí là phải dùng chăn, các áo quần cũ hay bao tải khâu lại quấn lên giữ ấm cho trâu.

Ông Thóc: - Lùa trâu về thì lấy gì cho nó ăn hả anh?

Anh Nam:- Vâng, nhà mình phải chịu khó cắt cỏ, cắt chuối hay kiếm rơm rạ khô cho trâu bò thôi. Mình cũng cho ăn thêm một số thức ăn bổ sung khác như cám gạo, bột ngô, bột hoặc sắn lát, cháo muối, cháo ngũ ngô hòa đường. Nhất là những con bị yếu sẵn rồi thì mình càng phải cho ăn thêm loại thức ăn này để nhanh lại sức. Cho trâu, bò uống nước ấm, nước muối, nước gừng... để có sức đề kháng, chịu được rét.

Bà Thóc: - Thôi thì vất vả còn hơn là để trâu bị chết ông ạ. Sáng mai bố con ông vào rừng lùa trâu về đi, rồi nhờ người làm chuồng tạm cũng được.

Anh Nam: Vâng, chứ rét thế này để trâu trong rừng không ngó ngàng đến thì nguy lắm. Mai kia hai bác nhớ làm chuồng cho trâu đi. Cán bộ thú y trên huyện người ta còn hướng dẫn bà con mình chuẩn bị trước mùa rét như ủ rơm, dây khoai lang; ngọn, lá sắn; thân, lá chuối; dây lạc; thân lá ngô ủ chua ngay sau khi thu hoạch,.., thức ăn phơi khô như rơm, rạ, cỏ khô, bột lá rau các loại,... từ đầu mùa đông. Có nơi người ta còn xây hầm ủ thức ăn khô đủ cho cả đàn ăn trong 3 - 4 tháng cơ bác ạ.

- Bà Thóc: Ối giời ơi! Nuôi trâu bò bây giờ sao mà khổ thế không biết. Lại còn dịch bệnh các kiểu nữa. Đấy, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn rồi nghe đâu lan sang cả Thái Nguyên, dịch gì mà da trâu bò nó cứ nổi sần lên, khiếp khiếp là...

- Anh Nam: À, bệnh viêm da nổi cục ở trâu bò đấy bác ạ. Đây là loại bệnh mới trên trâu bò lần đầu thấy ở Việt Nam mình

- Ông Thóc: Giời ạ! Năm nay chả biết sao gì nó chiếu mà người thì bị dịch Covid 19, trâu bò cũng bị dịch bệnh.. Lại thêm rét đậm rét hại thế này thì sống cái kiểu gì?

- Anh Nam: Cũng tại vì bà con trong xã mình nhiều nhà cứ giữ thói quen thả rông trâu bò vào rừng nên cán bộ thú y chúng tôi cũng khó mà kiểm soát, tiêm phòng cho gia súc được. Có tiêm phòng thì gia súc mới tránh được dịch bệnh chứ. Nào là dịch tả, tụ huyết trùng, lở mồm long móng… giờ đến viêm da nổi cục trâu bò.

- Vợ chồng bà Thóc: Vâng, vâng…Chúng tôi nghe lời anh. Miễn là làm thế nào cho trâu không bị chết đói chết rét còn hơn là phải mất trắng thì xót ruột lắm. Nợ nần chất đống thì chỉ có nước kêu trời mà trời thì có thương đâu.

- Anh Nam: Vâng, hai bác cứ làm theo lời tôi xem sao. Trước mắt là làm chuồng nhốt trâu lại và áp dụng các biện pháp tôi nói ở trên. Cán bộ thú y chúng tôi cũng dễ trong việc tiêm phòng. Bên Lạng Sơn người ta tiêm phòng cái món viêm da nổi cục cho trâu bò hiệu quả lắm. Nhưng, tiêm phòng chỉ là biện pháp hỗ trợ, quan trọng là rét mướt thế này kéo dài, bà con mình phải chăm sóc trâu bò cho nó đảm bảo chế độ dinh dưỡng và giữ ấm cho nó thì mới hiệu quả.

Vợ chồng bà Thóc: - Vâng, vâng. Chúng tôi làm theo anh hướng dẫn ngay. Chứ cứ để trâu thả rông trong rừng như thế, người vào rừng quản trâu cũng đủ chết rồi. Chả hiểu cái năm nay sao mà rét thế không biết, có khi lại có cả băng tuyết như năm ngoái ấy chứ...

Anh Nam: Thôi chào hai bác. ( Vâng, chào anh, anh về nhé). Bây giờ, tôi còn phải sang các nhà khác để hướng dẫn cho bà con đây. Nếu có khó khăn hay thắc mắc cái gì cứ hỏi nhé tôi sẽ hướng dẫn cho.

(Nhạc kết)

A LĂNG DUY

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC