Cằm toẹn: PẬU MÌ LẦU CỤNG MÌ
Thứ hai, 21:27, 23/08/2021
...Toẹn chay co lăng, liệng tua lăng xường slì đảy pỉ noọng nẳm ngậy xáu ngầư ngoòng sẹ tả đảy khỏ dác, chang lườn mì đo cúa kin, cúa dủng. Lai tàng pang chỏi cúa nhà nước, pỉ noọng đảy dim chèn pổn ngân hàng xáu chèn lỉ nọi, xắc xăn hết kin. Lai lườn xải sló hơn lẻ mì chèn tèn pố tôm hết tàng. Bấu chử cạ cử oóc chèn lẻ hết kin sẹ pền? Toẹn hết kin dú kha bản bấu chử pửa tầư cụng đây mjảc, ết lẻ pửa xằng chắc sẹ hết kin pện lừ. Tỉ lẻ bại mòn chang cằm toẹn: “Pậu mì lầu cụng mì”cúa pí Đặng Thị Quỳnh- CTV Đài TNVN, đảy bại biên tập viên Chương trình khay heng Tiểng Tày Nùng cúa Đài Cằm phuối Việt Nam có pền.
(Bản test)
Tiểu phẩm.
HỌ CÓ MÌNH CŨNG CÓ
----
Thưa bà con và các bạn!
Chuyện trồng cây gì, nuôi con gì luôn được nhiều bà con quan tâm với hy vọng xóa đói giảm nghèo, trong nhà có của ăn của để. Nhiều dự án Nhà nước đầu tư, bà con vay vốn ngân hàng với lãi suất thấp, chăm chỉ làm ăn. Nhiều nhà may mắn hơn khi có trong tay số vốn từ tiền đền bù đất hoặc giải phóng mặt bằng. Có phải cứ đầu tư là có lãi? Chuyện làm ăn ở nông thôn không phải lúc nào cũng suôn sẻ như vậy, nhất là khi không trang bị cho mình kiến thức hoặc chọn hướng đi sai lầm. Đó là nội dung của tiểu phẩm: “Họ có mình cũng có”-do chị Đặng Thị Quỳnh- CTV Đài TNVN sáng tác, với sự thể hiện của các biên tập viên Chương trình Tiếng Tày Nùng Đài Tiếng nói Việt Nam.
(Nhạc)
Dẫn chuyện ( Diệp)
Bản Nặm Tốc từ khi có con đường nhựa chạy qua, đã thay đổi hẳn lên. Nhiều nhà nhận được tiền đền bù giải phóng mặt bằng có được số vốn kha khá.
Cuộc sống đủ đầy, người lớn trong bản tìm cách làm ăn, người thì buôn vịt, buôn gà, người mở luôn quán bánh cuốn ăn sáng ở đầu bản, người thì mở hàng tạp hóa- đỡ phải cắm mặt vào ruộng nương mà thu nhập cũng khá.
Thay đổi dễ thấy nhất là đám thanh niên. Xe máy phân khối lớn lượn vèo vèo trên đường, ăn mặc bắt chước diễn viên phim Hàn Quốc rất chi là thời trang, có đứa còn nhuộm tóc vàng, tóc nâu. Chúng nó bảo, có thế mới theo kịp thời đại, chê người lớn lạc hậu hơn. Trước đây còn là đường đất nhầy nhụa thì bọn trẻ còn chăm đến lớp, về nhà giúp bố mẹ chăn trâu, lấy củi, đỡ đần bao nhiêu thì bây giờ nó cứ nhâng nhâng y như nhau. Đây là chuyện ở nhà ông Pết.
Ông Pết: ( 2 vợ chồng to nhỏ ). Mế mày này, nhà nước thu hồi đất của mình để làm đường lớn, tôi tính sơ sơ cũng được đền bù mấy trăm triệu. Số tiền ý tôi sẽ mua cho mỗi đứa một cái xe máy. Còn lại làm cái quán nhỏ ở chỗ vườn rau cũ, kê vào đấy cái bàn bi a để bọn thanh niên đến chọc, mình đếm giờ thu tiền. Ngồi chơi không mà tiền tự chảy vào túi, Mế mày thấy ổn không ?
Bà Pết: ( gắt ). Tôi chả thích. Con mình mới đang học lớp 8, lớp 10 thì mua xe làm gì ? Tiền đâu đổ xăng cho xuể? Thế Pá mày làm quán định bán cái giề ? Hàng hóa, bà con trong bản đi chợ to mua sắm cả rồi, ai thèm mua hàng của ông?
Ông Pết: ( Cao giọng ) Thì…ì..ì.. bán những thứ đơn giản, bán rượu, thuốc lá, các loại đồ nhắm với rượu. Bán được hết! Chỗ nào có người qua lại là bán được tất. Chưa làm bà đã phá ngang, phỉ phui cái mồm....
Bà Pết: ( gắt ) Ông uống rượu tôi còn căm thù, giờ lại làm quán rượu cho chết sớm à. Tiền đấy cho tôi 10 triệu để chữa bệnh. Còn bao nhiêu đem gửi tiết kiệm ngân hàng, cuối tháng lấy lãi mà ăn. Pá mày thì biết buôn với bán cái nỗi gì.
Ông Pết: Ôi trời! Đúng là đàn bà đái không qua ngọn cỏ, chả biết cái đếch gì. Đường nhựa phẳng lỳ đi qua trước cửa mà còn thích đi bộ, có mà dở hơi. Người ta còn đi ô tô ăn bánh cuốn sáng kia kìa, mình có cái xe máy đi, lại vờ kêu. (nói chắc nịch)Tôi quyết rồi, cho mỗi đứa một cái để đi học. Bà chớ có lằng nhằng….
Bà Pết: Trường học ở ngay đây, xe với pháo cái gì ?. Không mua là không mua…Ông chả nghe Đài Phát thanh họ đọc oang oảng suốt ngày là: Đi xe máy phải có bằng lái xe, đội mũ bảo hiểm, thực hiện nghiêm các biện pháp an toàn giao thông.
Ông Pết: Không biết thì cho nó học. Dốt!
Bà Pết: 18 tuổi giở lên mới đủ tuổi học lấy bằng lái xe, ông chả biết gì sất mà cứ... Vớ va vớ vẩn chạy xe thế nào được mà mua? Ông chả thấy con nhà Thóc tuần trước lái xe cái kiểu gì lộn cổ xuống vực tí chết, may mà người ta đưa đi cấp cứu đấy sao?
Ông Pết: Bà thì chỉ được cái phá ngang thôi. Chuyện mua xe thì vẫn phải mua, chả lẽ nhà mình hèn kém hơn nhà người ta? Tôi đi học lấy bằng, chở bà đi chợ cho nó sướng cái con người. Có tiền mà không biết tiêu người ta cũng cười cho vào mặt.
Bà Pết: (Bĩu môi) Ông lúc nào cũng say rượu, tôi chả dám ngồi xe ông lái đâu. Đi bộ hay đi xe ôm cho nó chắc.Chả dại!
Ông Pết: Bà xúc phạm tôi nó vừa vừa thôi nhá. (Tôi không ngồi xe ông đấy, ông làm gì được tôi). Tôi cứ mua xe đấy, chơi hẳn con Win đi cho nó máu. Sợ gì bố con nhà thằng nào...
(Tiếng chó sủa ngoài cổng)
Chị trưởng bản: ( từ ngoài nói vào). Sao đới ơi ới !. Hai bác bàn bạc gì mà rôm rả thế!
Bà Pết ( Đon đả): Chị Nhình Trưởng bản đấy à! Trưa rồi còn xách cặp đi đâu thế? Hãy vào nhà tôi uống chén nước đã... ( Hạ giọng) Ông là Pá đừng có làm con hư hỏng. Từ trước tới giờ, làng mình chưa có xe máy chúng nó vẫn đến trường được. Giờ có mấy đồng, vờ bày vẽ. Mai kia lớn lên nó làm nhà nước, nó có tiền, nó tự mua lấy xe mà đi. Tôi nói rồi đấy, ông cứ cố mua…, chết với tôi.
Ông Pết : Nào có bàn bạc gì đâu chị Nhình, chúng tôi gỡ mãi không hết cái khó đây. Nhà này sắp có 2 cái cây nóc rồi.
(Tiếng rót nước chè)
Bà Pết: Mời chị uống nước chè xuân với ăn miếng bánh khảo. Tôi làm từ tết đấy.
Ông Pết: Chả giấu gì chị! Vợ chồng chúng tôi đang bàn cách làm ăn. Năm ngoái dịch bệnh chẳng để ra được đồng nào. Trồng rau cải bắp, súp lơ, cà chua thì rẻ ôi, rẻ thối, vứt đầy ngoài ruộng. May có chút tiền đền bù. Mà chưa biết đầu tư làm gì đây chị.
Chị Nhình: Cháu đi đến từng hộ để mời bà con sang tuần sau lên huyện dự lớp tập huấn nuôi trâu bò vỗ béo. Hai bác đăng kí đi học nhé. Quê mình nhiều đất rẫy, trồng cỏ để chăn nuôi....
Ông Pết: ( cắt ngang) Ôi dào! Thôi, thôi. Dẹp. Chăn nuôi nhiều rủi ro lắm. Nuôi lợn thì dịch tả châu Phi, trâu bò thì bệnh viêm da nổi cục. Mà bây giờ khắp nơi đang tuyên truyền, đang phòng chống dịch Covid-19, mình lại tụ tập đông người để lây bệnh về nhà à?
Bà Pết: Hay thật cái ông này! Cứ để chị Nhình nói rõ hết xem nào. Tôi thấy nước mình dập dịch tốt. Giờ phải phát triển kinh tế chứ? Ngồi không miệng ăn núi còn lở hết, tiền tiêu dễ lắm thay.
Chị Nhình: Bác yên tâm ạ. Lớp học bố trí nước rửa tay sát khuẩn, ngồi cách xa nhau và đeo khẩu trang. Bà con trong bản mình nhiều nhà đăng kí đi học lắm. Học cách chăm sóc trâu bò, phòng dịch bệnh, nhiều nơi họ giàu có nhờ chăn nuôi đấy.
Bà Pết: Ruộng tôi cấy xong hết rồi. Chị cho tôi đăng ký đi học với nhé.
Chị Nhình: Bác cứ đi học. Về nhà, hai vợ chồng bàn bạc kỹ, đầu tư tiền lứa đầu nuôi bao nhiêu con. Nhận cỏ về trồng ở những đám ruộng cạn, bờ rẫy, quanh vườn.
Ông Pết: Khỏi phải bàn bạc chị à. Tôi chia tiền cho bà ấy. Được thì bà ấy lấy. Còn trâu bò có chết hết thì thì thịt ra treo gác bếp cho bà ấy ăn trừ.
Bà Pết: Ông ấy nói ngang như cua chị à. Tối tôi cho nằm riêng luôn. ( cười)
(Nhạc)
Dẫn chuyện : Ông Pết bỏ ngoài tai lời của vợ, nhất mực xây quán bán hàng. Bản Nặm Tốc giờ nhiều xe máy thật, toàn xe đẹp. Thanh niên cưỡi xe phóng như bay, tóc tai bị gió cản, dựng đứng. Quán ông Pết khách đến chọc bi a cả ngày, chẳng ai thích lên nương, xuống ruộng nữa. Chúng văng tục, gào thét, hò zô ầm cả góc làng. Đàn ông già trẻ cũng đến đây ngồi uống rượu nhắm với bim bim, không cần biết nhà cửa ra sao ?
Bà Pết: Nhà cửa nát tanh nát bành thế này! Đi làm đồng về mệt lại còn phải dọn dẹp nữa. Ông Pết đâu rồi? Ông Pết ơi! Ông Pết ởi...
Khách: (Cười khùng khục) Anh yêu của bà nằm say vắt lưỡi kia kìa. Mới hết có nửa can thôi đã gục như cây chuối đổ rồi.
Bà Pết: Bác Sùng không đi cày mà ngồi ở đây? Người ta bắt nước vào ruộng hôm nay nữa thôi. Mai là sang đồng khác.
Khách: Hứ. Tôi thấy nóng thế này, mai trời mưa to ngay. Sao phải bắt nước làm gì cho mệt. Kệ chúng nó.
Bà Pết: Bác uống rượu vào không nóng mới lạ. Không uống nữa bác ơi! Tí vợ bác không biết lại sang đây chửi tôi, khổ lắm.
Khách: Hứ, mụ vợ tôi miệng rộng tận mang tai. Sao nó chửi khỏe thế không biết. Tôi ngồi đánh bài vài ván thôi cũng chửi. Vừa ngồi hút điếu thuốc cũng chửi. Tôi sang tận nhà ông Pết uống chén rượu cũng chửi. Giá mà bà ấy chửi ra tiền, ra thằng con trai thì tốt biết mấy. Cả nhà toàn lũ vịt trời. Chắc cũng giống mẹ nó, được cái chửi khỏe.
Bà Pết: ( Lầm bầm) Không có bà ấy thì ông ra đường đi ăn xin, đã cờ bạc lại rượu say suốt ngày.
(Tiếng cốc chén vỡ)
Khách: Ồ, cái gì thế này! Hừ... Chén vỡ à. Chuyện nhỏ! Tao nói cho mà biết nhớ! Cái bản Nặm Tốc này không khinh thằng Sùng này được đâu. Trâu bò đầy nhà, gà đầy chuồng. Thằng nào dám bảo tao ăn tham lười làm nào.
Bà Pết ( năn nỉ) Bác say quá rồi. Về nhà nghỉ ngơi thôi. Khỏe rồi lại sang chơi. Cho ông Pết ngủ. Lỡ ông ấy thức, chẳng biết đầu đuôi lại đánh nhau thì khổ. Để em còn dọn dẹp.
Khách : ( lè nhè giọng rượu ) Vỡ chén à? Tao đền! Đây, Tao đầy tiền. Cuối tuần này, nhà tao thịt con lợn coòi… too đấy…khoảng 90 cân, ( Nói to) ông Pết sang ăn trưa.. ưa.. a với tôi nhớ ớ ớ….. Giờ tôi về đã..a..a..
Bà Pết : Ông say rồi, đi bộ về thôi. Xe ông để đây, tối tôi cất cho.
Khách :(mềm nhũn xua tay ) Cái bà này vớ vỉn…nhề ề ê ….sai..iiii đâu…âu…âu…mà sai..i..iiii…. Xe mua mấy chục triệu, tôi phải cưỡi nó về chớ…ơ..ơ đi bộ là bộ sế nhào…, a ha hả..a a….
Dẫn chuyện : Ông nổ máy ửn ửn… rồi phóng vút đi. Bà Pết ngăn không được. Tầm 30 phút sau, có cô bé đến gọi anh trai đánh bi a về nhà ăn cơm, nó thì thầm:- Bác Pết úi, ông Sùng rơi xuống cầu chết toi rồi. Người ta vớt ông lên được rồi, giờ đang vớt xe.
Từ ngày nhà ông Pết có quán bi a, trẻ em lười biếng hẳn, thanh niên nát rượu cũng tăng lên. Con số tai nạn cũng nhiều. Các mẹ, các vợ đến quán kêu ông Pết không bán rượu, không chọc bi a nữa mà ông không nghe. Bà Pết thấy hàng xóm không thích nhà mình, có người dọa đốt nhà, mới bảo chồng.
Bà Pết : Ông à, tôi thấy quán mình thu nhập chẳng được bao nhiêu, ông cũng không giúp việc tôi được như trước nữa. Với lại con cái, chồng con của họ cứ đến quán mình rong chơi, tôi e không phải rồi. Hay mình dẹp đi thôi, nhỉ ?
Ông Pết: Hừ. ! Bà chỉ vớ vẩn. ! ai nói, hả. hả. hả,…ứ hừ…. người ta ghen tức mình thì có ý. Thôi, làm điếc đi.
Bà Pết : Ông nhìn xem, từ ngày mình mở quán này ra chưa đầy 1 năm mà bản đã có người chết xe máy do uống rượu từ quán mình đấy. Bọn trẻ cũng đua nhau đi tập xe máy và chọc bi a, không nghe lời Pá Mé nữa.
Ông Pết: ( nhất quyết). Mình bán là quyền của mình. Mày uống là quyền của mày. Tao có bắt ép chúng mày là, uống phải say khướt, đi xe thì phải lao xuống vực nhé, thế đâu. Mày ngu thì mày chết. Mặc xác mày.
Bà Pết : (cố thuyết phục). Ông đừng có ngạo mạn nữa. Chọc bi a nó thích, nó nghiện…rồi chúng nó sinh ra sát phạt nhau. Thằng Tèo hôm trước nghỉ học, trộm lấy của Mé nó con gà thiến và 20 quả trứng gà đi bán, lấy tiền sang đây chọc bi a. Tại cái bàn bi a của ông tất đấy. Bé thì trộm gà, già trộm trâu, lâu lâu thành giặc thôi.
Ông Pết : Ôi dào, đấy là nhà người ta. Không biết dạy con, kệ cha chúng mày.
Bà Pết : ( nổi nóng ). Thế con ông, ông có dạy không, hả ? Nó cũng lấy cắp tiền của tôi rồi đấy. Nó đánh nhau vêu cả mồm ông biết không ? Con ông thành giặc rồi, về mà dạy nó đi. Tôi không dạy được nữa.
Ông Pết : ( gắt ) Bà hay đãng trí, để tiền lung tung. Họ nhà tôi không có thằng nào ăn trộm cả nhé.
Chị Nhình: ( vừa gọi vừa thở gấp) Bác Pết ơi, có chuyện to rồi. Mau theo cháu đi ngay còn kịp.
Bà Pết (hốt hoảng) Chị Nhình có chuyện gì mà gấp gáp thế?
Ông Pết: (Cười) Chị làm như trời sập đến nơi không bằng. Vào nhà uống chén nước rồi từ từ nói. ( Quát vợ) Ơ hay cái bà này, đứng đực ra đấy à, mời chị trưởng bản vào uống nước chè, rồi đi bắt con con gà thịt làm làm cơm.
Chị Nhình: Bác ơi, bác bình tĩnh nhé. Thằng Pết nhà bác đi xe máy đâm vào người ta ở đèo Kéo Quang. Cháu đi họp về qua đấy thấy xe máy nằm chỏng chơ, người ta đưa người đi viện rồi.
Bà Pết: ( Mếu máo) Trời ơi, thế này có khổ tôi không kia chứ. Con với chả cái. Nó có làm sao thì tôi sống để làm gì. Đấy, ông thấy chưa, chiều con cho lắm vào.
Ông Pết: Thế, chị có biết nó đâm vào ai không? Người ta có bị nặng lắm không?
Chị Nhình: Cháu nghe mọi người bảo cháu Pết và thanh niên trong bản đua xe, khi đến đèo Kéo Quang thì không làm chủ được tay lái nên đâm vào bác đi ngược chiều. Cháu nhà chị không đội mũ bảo hiểm, nghe đâu còn uống rượu nữa cơ. Cảnh sát giao thông họ làm việc rồi. Cháu vội đến đây để thông báo cho hai bác biết.
Bà Pết: Con ơi là con! Thôi, tôi phải lên bệnh viện xem thực hư thế nào. Ông còn đứng ngây người ra đấy.
Ông Pết: Chết tôi rồi. Chìa khóa 2 chiếc xe, hai thằng cầm đi cả. Cái điện thoại của tôi đâu rồi nhỉ? (Lục cục tìm đồ) A lô... Thằng út đâu? Mày đang ở đâu về ngay.... hả... mày dám lên tận huyện chơi với bạn.... gan mày to bằng trời rồi. Mày đi nhanh về nhà không chết với tao. (Đổi giọng) À không không.... Mày cứ ở đấy để tao lên lấy. Đừng đi về, nhé. Lỡ có chuyện gì nữa thì tao ăn lá ngón không hết tội.
Chị Nhình: Bác lên xe cháu chở lên bệnh viện. Bác nhờ ai lên huyện lấy xe đèo cháu út về. Có chuyện gì cháu sẽ gọi điện.
Bà Pết :Tôi nói với ông như nước đổ đầu vịt. Bây giờ hối hận cũng không kịp nữa. Rượu chè, xe máy cho lắm vào
Ông Pết : Bà ơi, tôi biết mình sai rồi. Cầu giời cho con mình tai qua nạn khỏi. Người ta cũng không làm sao. Thôi, chiều tôi đóng cửa quán. Tôi đi chăn trâu. Bà yên tâm nhé.
( Nhạc)
Viết bình luận