Đình làng tuk akaok mereip tok lac baoh sang prong, piah ngak labik padeih padei, ndik daok tapa melam ka tuai damuai nao jalan. Lavik nao, karja phong kiến meng tabiak sắc phong ka dom urang hu buh pren yava ka taneh aia lac thần Thành Hoàng, caong khin dom urang ini iek glang, daong ka bhap bani. Langiu di nan, đình làng daok brei mboh bruk thau dhar phor di rai hadei ngan haong ong akaok ong akei – dom menuac buh pren dak padang palei pala, padang jeng darak, ngak tatua, peih taneh bilau…
Lễ hội di đình brei mboh bruk ngak ilamo sahanak ginreh, bruk thờ thần, thau dhar phol thần, dhar phor langik tasik hu brei ka anek manuac rai diuk trei sil, angin siam hajan laghaih, hamu apuh that siam, ngak jeng bruk pambuak guak di bhap bani làng xã Nam bộ. Jeng mai meng bruk pambuak guak di bhap bani puk palei làng xã bo anek manuac thau gul pataom guak, kanar hadar tal halau gha, tacei pato gauk ilamu ngak mbang pala drak, caga bruk salih karei di sajarah.
Yaok thun, đình hu dua mbang lễ praong lac : lễ Kỳ Yên thượng điền saong lễ Kỳ Yên hạ điền. Dalam dom harei ini, bhap bani peih lễ hội đình piah hadhar pren rik daong di dom vị thần. Saong tukvak cúng đình jeng lac harei lễ hội di bhap bani puk palei, urang peih bruk ma-in dom kadha ma-in bhap bani di puk palei, daoh tamia, hát bội, daoh cải lương ngan haong dom tuồng meng kan… Bruk peih ngak lễ hội prong atau sit tui palei kaya meda atau kathaot rambah, thun pala drak njauk atau oh njauk.
Harei akaok mereip iew lac lễ Túc Yết - harei cúng dom vị tiền hiền peih taneh riya, hậu hiền padang ngak sang danaok, jalan mbak, darak pasar, dom menuac buh prein ka taneh aia, padang ngak saong khik caga baoh đình. Patui di nan lac lễ Chánh Tế, hu peih ngak di kreh melam ka dua, hu puac văn tế hu asal kadha pok meyaom langik tasik saong dom thần linh, pok meyaom pren yava di dom rai rah nao dahlau, di dom bậc tiền hiền, hậu hiền, dom urang buh prein pataom veik bhap bani, padang puk padang palei, patagok bruk ngak mbang…
Bhian di nyu, hadei di adat ngak lễ hu peih ngak dalam prong prang lac tal bruk hội. Ini lac bruk chreih chai bui sambai di abih dalam tukvak cúng đình nan ye bhap bani hu mbaok tame biak rilo. Taong abih manuac sia angui cuk siam gheih mai hu mbaok, tui pang, tame ma-in, meng bruk diễn tuồng tal dom kadha ma-in bhap bani yau tram menuk, pakacah guak cap mek ada, dui ko, mebaoh guak… brei mboh sa bruk ilamo gheih mekre.
Lễ hội đình hu rah tabiak daok kayua bruk thờ thần saong brei mboh bruk bui sambai pala drak njauk, bruk jayak di anek manuac. Kayua yau nan ye, lễ hội di đình hu pren jum pataom saong hu jeng ilamo biak karei dalam bol bhap rahra.
Lễ hội đình làng lac talei pambuak tâm linh di anek manuac, di saman dahlau, rak ini saong harei hadei, ngak brei kaya meda jang rai diuk ilamo di puk palei, khik ramik dom yaom glaong di inem krung ilamo di bangsa./.
Lễ cúng Đình ở Nam Bộ
Trong quá trình Nam tiến, cư dân từ miền ngoài vào khai khẩn vùng đất hoang Nam bộ đã gặp không ít khó khăn do thiên tai địch họa gây ra, thú dữ hoành hành. Cuộc sống ngày càng ổn định, thiết chế văn hóa làng xã cũng bắt đầu hình thành. Việc lập đình, xây miếu là một dạng thức tín ngưỡng bản địa được các lưu dân xác lập trên vùng đất mới nhằm đáp ứng nhu cầu về tâm linh của con người, đó là cầu mong được bình an vô sự giữa chốn rừng núi hoang vu. Lễ hội cúng đình là một sinh hoạt văn hóa của người dân vùng sông nước Nam bộ có từ lâu đời, mời quý vị cùng nghe giới thiệu đôi nét về Lễ cúng Đình ở Nam Bộ qua TM các DT anh em tuần này:
Đình làng lúc đầu chỉ có chức năng là ngôi nhà lớn, dùng làm nơi nghỉ ngơi, tá túc cho khách lỡ đường. Dần dà về sau, nhà nước phong kiến mới sắc phong cho các vị có công với nước là thần Thành Hoàng, những mong các vị thần Thành Hoàng này chăm lo, bảo trợ cho dân làng. Ngoài ra, đình làng thể hiện sự tri ân của hậu bối đối với tiền nhân - những vị có công dựng làng, lập ấp, tạo chợ, xây cầu, khai khẩn đất hoang…
Lễ hội ở đình thể hiện nét sinh hoạt văn hóa thiêng liêng, tín ngưỡng thờ thần, biết ơn thần, tạ ơn đất trời đã cho con người cuộc sống ấm no, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, tạo được sự cộng tác của cộng đồng làng xã Nam bộ. Cũng chính ở sự liên kết cộng đồng làng xã mà con người có ý thức đoàn kết, nhớ về cội nguồn, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, ứng phó trước mọi chuyển biến của lịch sử.
Hàng năm, đình có hai kỳ lễ chính: lễ Kỳ Yên thượng điền và lễ Kỳ Yên hạ điền. Vào các ngày này, dân làng mở lễ hội đình để tưởng niệm công tích của các vị thần. Và dịp cúng đình cũng là ngày lễ hội của dân làng, người ta tổ chức các trò chơi ở làng, diễn hội làng, hát bội, hát cải lương với những tuồng tích xưa… Quy mô tổ chức lễ hội của đình tùy thuộc vào làng giàu hay nghèo, năm trúng mùa hay thất mùa.
Ngày đầu tiên gọi là lễ Túc Yết - ngày cúng các vị tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cơ, các vị có công với nước, có công xây dựng và bảo quản ngôi đình. Kế đến là lễ Chánh Tế, được tiến hành vào giữa đêm thứ hai, có đọc văn tế với nội dung ca ngợi trời đất và các thần linh, ca ngợi công lao của những bậc tiền hiền, hậu hiền, những người có công quy dân, lập ấp, phát triển sản xuất…
Thường thì, sau phần nghi thức lễ được tổ chức trang trọng là phần hội. Đây là phần sôi động và vui tươi nhất trong dịp cúng đình nên dân làng tham gia rất đông. Mọi người ăn mặc nghiêm trang, chỉnh tề đến tham gia, thưởng thức, diễn trò, từ diễn tuồng đến các trò chơi dân gian như chọi gà, thi bắt vịt, kéo co, thi đấu vật… thể hiện được một nét sinh hoạt văn hóa thiêng liêng và cao đẹp.
Lễ hội đình được diễn ra còn do tín ngưỡng thờ thần và thể hiện niềm vui được mùa, thắng trận của con người. Bởi thế, lễ hội ở đình có sức cộng cảm và trở thành nét văn hóa đặc sắc trong cộng đồng dân tộc.
Lễ hội đình làng là cầu nối tâm linh giữa con người, giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa ở làng xã, bảo tồn những vốn quý của di sản văn hóa tinh thần của dân tộc./.
Viết bình luận