Dalam adat cambat di sa rai anek manuac, adat Gạ Ma Thú lac adat cambat prong abih dalam thun di bhap bani urang Hà Nhì, hu peih ngak dalam bilan 2 saka ia bulan yaok thun piah pamaong tal halau gha, ong akaok ong kei, iek prong dom urang nao dahlau hu buh rilo pren yava roh duah, pacang khik puk palei, ba-yar dhal phol ka langik tasik taneh riya, ong akaok ong kei, dom po yang po mebhang daong ka anek manuac khang tangin jap takai, caik anek pajeng taco, ngak mbang ginup meda... ini jeng lac tukvak piah ka manuac sia padeih padei, bui ma-in, uan raok bilan Xuân bahrau.
Dalam 3 harei rah tabiak adat Gạ Ma Thú, bhap bani padeih dom bruk ngak angaok hamu angaok puh, oh ngak lahik bruk gul pataom guak, oh mbang ralaow anek athur glai, oh cap mek atau ba tame palei dom drei anek athur diuk dalam lubang, dalam ala taneh piah plaih njaik kadha kanjh jhak ba mai ka bhap bani dalam palei. Dom gru ieu yang dalam dom harei ini njuak khik ka rup drei hacih sa-at piah peih ngak dom adat cambat ngan haong 8 salao cúng.
Dalam harei ka sa saong harei ka dua, dom baoh sang kuhria caga pandap panda di drei, urang likei kuhria caga ngak pabui, menuk, pak yot buh baoh; urang kamei kuhria caga brah, baoh menuk njaom bhong, ndiuk njaom sambo kanjik katam... Van biar harei, dom baoh sang ba pandap panda tượng trưng ka dom pandap pandar yaok harei dalam sang, pandap panda ngak mbang pala drak saong brei mboh sa rai diuk sron mbon trei sil. Pandap panda di bhap bani dalam palei piah ngak 8 salao talam cúng, peih ngak dom adat cambat: Cúng akaok palei (cúng praong), cúng yang aia (gah Timur), cúng yang glai (gah Pai), cúng yang angin (gah Barak), cúng yang taneh (gah meraong), cúng but bhaong khamot...
Harei ka klau, tuk page mesup, dalam palei mbau pahe mùi brah ndiuk, har tangeiy piah ngak pandap brei ka urang daok atah mai ma-in. Dom bruk ma-in bui sambai yau đánh đu, bập bênh, đu quay, parah còn, taong cù, daoh tamia.. jeng hu rah tabiak gruak dom puk palei.
Adat Gạ Ma Thú nan lac sa bruk ngak adat cambat tanarakun saong hatai jia tín ngưỡng biak karei di urang Hà Nhì hu pabak, pachreih, ngak bahrau, khik ramik saong caik veik rilo rai rah. Adat Gạ Ma Thú oh lac tok brei mboh rai diuk ilamo bo nyu daok lac labik khik ramik, pachreih bruk cakrok patagok dom yaom ilamo bhap bani, tapa nan rik daong pato pakai jalan diuk rai, ndom puac daok dang, ilamu dakrai sajarah ka rai rah harei hadei saong pamedeih tame kadha hadah mbaok hadah meta ka ilamo meng kan di urang Hà Nhì./.
Lễ Gạ Ma Thú của người Hà Nhì - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Lễ Gạ Ma Thú (tức lễ Cúng bản) của cộng đồng dân tộc Hà Nhì vừa được trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đồng bào dân tộc Hà Nhì đang sinh sống ở 4 xã cực Tây Tổ quốc thuộc huyện Mường Nhé, (Điện Biên), gồm Sín Thầu, Chung Chải, Sen Thượng, Leng Su Sìn.
Trong lễ tục vòng đời, lễ Gạ Ma Thú là nghi lễ lớn, quan trọng nhất trong năm của cộng đồng người Hà Nhì, được tổ chức vào tháng 2 âm lịch hằng năm để hướng về cội nguồn, tổ tiên, ông bà, tri ân các vị tiền bối có công khai phá, bảo vệ bản mường, tạ ơn trời đất, tổ tiên, các đấng siêu nhiên phù hộ cho người dân mạnh khỏe, vạn vật sinh sôi, làm ăn phát triển... Đây cũng là dịp để mọi người cùng nghỉ ngơi, vui chơi, mừng mùa Xuân mới.
Trong 3 ngày diễn ra lễ Gạ Ma Thú, người dân dừng các công việc trên nương rẫy, không gây mất đoàn kết, không ăn thịt thú rừng, không bắt hoặc mang vào bản các con vật sống trong hang, lòng đất để tránh rủi ro cho nhân dân trong bản. Các thầy cúng trong những ngày này phải giữ mình sạch sẽ để thực hiện các nghi lễ với 8 mâm cúng.
Trong ngày thứ nhất và ngày thứ hai, các gia đình chuẩn bị lễ vật của mình, đàn ông chuẩn bị lợn, gà, đan giỏ đựng trứng; phụ nữ chuẩn bị gạo, trứng gà nhuộm đỏ, xôi nhuộm vàng... Buổi chiều, các gia đình mang lễ vật tượng trưng cho những vật dụng trong sinh hoạt, lao động sản xuất và thể hiện một cuộc sống thanh bình sung túc. Vật phẩm phong phú của dân bản dùng để làm 8 mâm cúng, thực hiện các nghi thức: Cúng đầu bản (cúng chính), cúng thần nước (phía Tây), cúng thần rừng (phía Đông), cúng thần gió (phía Bắc), cúng thần đất (phía Nam), cúng vong linh...
Ngày thứ ba, khi còn tinh mơ, cả bản đã thơm lừng mùi cơm nếp, bánh ngô để làm quà cho khách phương xa đến chơi. Các hoạt động vui chơi như đánh đu, bập bênh, đu quay, ném còn, đánh cù, hát, múa ..cũng diễn ra trên khắp các bản làng.
Lễ Gạ Ma Thú là một loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng độc đáo của người Hà Nhì được bồi đắp, hun đúc, sáng tạo, giữ gìn, trao truyền qua nhiều thế hệ. Lễ Gạ Ma Thú không chỉ phản ánh đời sống văn hóa tinh thần mà còn là nơi bảo tồn, khuyến khích sự phát triển những giá trị văn hóa cộng đồng, qua đó góp phần giáo dục nhân cách, truyền thống lịch sử cho thế hệ trẻ và khơi dậy niềm tự hào về văn hóa truyền thống của người Hà Nhì./.
Viết bình luận