Meng tuk ndih tapui tal tuk palang lahik, sa urang Thái brei hu dua mbang ngak vía. Langiu di nan, urang daok ngak vía tuk ruak kik pandik harao, tuk nao atah gilac mai veik, tuk gaok bala; ngak vía ka urangkumei tuk ndik tapui, ngak vía ka kumei dara dahlau tuk nao tok pasang, atau ong muk pajeng amaik ngak via ka taco puac thun Tết mai, ngak vía piah likau brei hu anek likei, anek kumai…ngak vía atau iew vía tui panuac Thái lac “họng khoắn” lac iew binguk yawa veik mai sang amaik ame, diuk nek, tame veik rup pabhap, oh brei binguk yawa nao ban glai ban glo, tapen craoh, tapen kraong, glai ram atau palaik njiak atah dom athur sahanak dalam glai…Ini lac hatai sahaneng di urang Thái tuk iew binguk yawa ka urang nao atah gilac veik mai, urang gaok bala, urang mblung ia kraong, ia craoh atau ruak kik.
Langiu di nan, urang daok ngak vía uan tabuan tadhau yuh: kumei dara dahlau di tuk tok pasang hu adei sa-ai sa tian ngak vía piah tadhau ayuh saong ba tapa sang tamaha; anek kuman ndih tapui hu 3 harei brei ngak vía piah khan ka but dalam sang thau; tal tết ong muk gah amaik brei caga sa yau manuk praong piah ngak vía ka taco, likau chraong daong brei ka taco khang tangin kajap takai nao tapa abih 5 baoh craoh, 7 baoh ceik meta hadah, takai kajap.
Urang sahaneng lac anek kamar praong hu 3 bilan lac hadiuk hu, jeng manuac jeng urang, anek kamar nan njauk brei angan saong hu jeng urang dalam sang. Sang kaya ye brei sik kubao, pabui, ndiuk saong da-a taong abih adei sa-ai, but pajaih gah amaik gah ame mai bui sambai, abih gauk likau brei vía ka kuman khang kajap, tuk halei jeng daoak dalam rup anek kamar piah drah praong, plaik njiak dom ruak kik, pandik harao…
Daok sa urang taha tuk plang lahik, lac binguk yawa jaik tabiak truh rup pabhap. Ini lac tuk urang caong iew vía piah suan yava oh var glai bo duah mboh jalan nao taom ong muk kei. Ngak vía lac piah anek taco mbang puac abih hu bayar dhar phol ka amaik ame, puk palei ba palao ong muk piah binguk yawa tabiak nao hanjol njac.
Meng kan urang ngak vía ka urang metai dalam klau harei, brei hu pandap da-a yang, pandap payak tuai dalam tukvak nan. Yau nan ye, ngak vía lac bruk ngak siam min jeng bruk haduh hatai di oh takik baoh sang urang kathaot. Harei ini, dom hủ tục dalam ndam metai di mikva hu atah klak dom adat oh lagaih saong khik veik dom adat siam gheih di vía ndam metai. Lingiu di bruk ngak vía urang jiak metai, dom bruk ngak vía daok veik lac vía mbang uan likau brei urang ngak vía hu rilo siam mekre. Yau nan, ngak vía oh kurang pandap mbang yau rilow, ikan, ndiuk…Tui bruk ngak vía paraong atau sit bo brei sap pagap pandap mbang ka lagaih.
Dalam adat ngak vía, pandap hu makna praong nan lac ao di urang hu brei eiw vía. Urang sahaneng ao lac lambaok ka anek manuac saong suan yawa tui ao nan veik mai saong rup di nyu. Adat ngak via hu dalam raidiuk bhap bini bangsa Thái meng lavik mai. Ngak vía nan lac bruk adei sa-ai but pajaih mai tadhau yuh ka urang ngak vía kham merat, bui sambai yam tapa dom kan kandah dalam raidiuk, lac bruk bhap bini brei mboh hatai sangka tal sa urang halei nan tui jalan yau Yuan lac “mọi người vì một người”. Atah klak dom adat klak daok oh lagaih, dom siam gheih di adat ini lac bruk pambuak talei rohim dalam bhap bini, var ngak vía lac labik urang hu taom gaok gauk, ndem meyai nao mai, pambuak khang kajap talei rohim adei sa-ai, mikva puk paga thau anit ranam gauk. Dom ilamu siam gheih nan daok dalam raidiuk, jalan sahneng saong hatung hatian di dom menuac daok di yaok palei urang Thái./.
Tục làm vía: một nét phong tục độc đáo của dân tộc Thái
Tục làm vía không phải chỉ người Thái mới có, nó cũng là một phần trong phong tục của người Mông và thậm chí trong đời sống người Việt, nó ít nhiều đã từng tồn tại. Điều đáng nói là ở đâu phong tục ấy cũng luôn được gìn giữ và gắn bó mật thiết với đời sống con người. Người Thái quan niệm cuộc đời một con người có hai thời điểm quan trọng nhất: khi chào đời và khi từ giã cõi đời. Vậy nên, trong đời mỗi người phải ít nhất hai lần được làm vía. Đây là những lần làm vía to nhất, được tổ chức trang trọng nhất.
Từ khi sinh ra đến khi trở về với cát bụi, một người Thái phải ít nhất hai lần được làm vía. Ngoài ra, người ta còn làm vía khi ốm đau bệnh tật, khi đi xa trở về, khi bị tai nạn; làm vía cho phụ nữ khi sinh, làm vía cho cô gái trước khi về nhà chồng, hay ông bà ngoại làm vía cho cháu khi năm hết tết đến, thậm chí là làm vía để cầu sinh được con gái, con trai... “làm vía” hay “gọi vía” (họng khoắn) là gọi hồn vía trở về nhà bố mẹ, vợ con, trở về với thể xác, để vía không đi lang thang nơi đất người, nơi bờ suối, bờ sông, bờ vực hay tránh xa các loài vật nguy hiểm trong rừng... Đây là quan niệm của người Thái khi họ gọi vía cho người đi xa trở về, người bị tai nạn, ngã sông, ngã suối hay ốm đau.
Bên cạnh đó, người ta còn làm vía chúc mừng: một cô gái trước khi lấy chồng sẽ được anh em bên nhà mẹ đẻ làm vía để chúc mừng và tiễn sang nhà chồng; một đứa trẻ sau khi sinh 3 ngày sẽ được làm vía báo với ma nhà; tết đến ông bà ngoại phải chuẩn bị một đôi gà to để làm vía cho các cháu ngoại, cầu mong cháu có được sức khỏe đi hết 5 con suối, 7 quả đồi mà mắt vẫn sáng, chân vẫn vững.
Người ta cho rằng khi đứa trẻ được 3 tháng tuổi là đã “sống được”, đã “trở thành con người”, đứa trẻ ấy sẽ được đặt tên và chính thức trở thành một thành viên của gia đình. Nhà có điều kiện có thể giết trâu, mổ lợn, đồ xôi và mời tất cả anh em, họ hàng nội ngoại đến chia vui, cùng cầu cho vía đứa trẻ cứng cáp, luôn ở trong cơ thể để nó khỏe mạnh, nhanh lớn, tránh được mọi tai ương, bệnh tật...
Còn khi một người già sắp qua đời, nghĩa là hồn vía họ sẽ vĩnh viễn rời khỏi cơ thể. Đây là lúc người ta cần được làm vía để linh hồn không bị lạc lối mà tìm đúng đường trở về với tổ tiên, ông bà. Làm vía là cách con cháu lần cuối được báo hiếu cha mẹ, làng bản tiễn đưa ông bà để hồn vía ra đi thanh thản.
Ngày xưa người ta có thể tổ chức gọi vía cho người chết đến 3 ngày, kèm theo đó là đồ cúng, cỗ mời khách trong chừng ấy thời gian. Vậy nên làm vía vốn dĩ là việc làm tốt đẹp lại trở thành nỗi lo của không ít gia đình nghèo. Ngày nay, những thủ tục trong đám hiếu của bà con đã được đơn giản hóa và giữ lại phần ý nghĩa đẹp của tục làm vía đám ma. Trừ làm vía cho người sắp qua đời, những kiểu làm vía còn lại đều là vía ăn mừng để cầu mong điều tốt lành sẽ đến với người được làm vía. Do vậy, làm vía không thể thiếu đồ ăn như thịt, cá, xôi...Căn cứ việc làm vía to, vía nhỏ mà chuẩn bị đồ ăn cho phù hợp.
Trong tục làm vía, vật có ý nghĩa hết sức quan trọng là cái áo của người được làm vía. Người ta cho rằng áo là vật tượng trưng cho con người và hồn vía sẽ theo cái áo đó mà trở về với thể xác của nó. Tục làm vía đã tồn tại trong đời sống đồng bào dân tộc Thái từ rất lâu. Làm vía thực chất là việc anh em họ hàng động viên, khích lệ người được làm vía để họ phấn chấn, vui vẻ vượt qua những tai ương trong cuộc sống, là cách cộng đồng thể hiện sự quan tâm đến một cá nhân nào đó theo tinh thần “mọi người vì một người”. Gạt đi những hủ tục còn ít nhiều rơi rớt, phần tốt đẹp của phong tục này chính là sự cố kết cộng đồng, buổi làm vía là nơi mọi người gặp nhau, chuyện trò, thắt chặt hơn tình cảm anh em, tình cảm xóm giềng. “Đất sống” của những giá trị tinh thần ấy nằm trong nếp sống, nếp nghĩ và tâm hồn của chính những người con mỗi bản Thái./.
Viết bình luận