(Jasi lang tapa sap Cam)
Harei vía Hòn Bà, La Gi jeng njauk haong harei vía bà Thiên Y Ana di Nha Trang. Tui jalan iew meteh Yuan meteh Cam meng angan iew klaak nan lac Yan Pô Inư Nagar (Thiên nan lac Yan Pô, Y A Na puac lac Inư Nưgar). Dalikan Bà chúa Ngọc Hòn Bà hu sa binah lai lịch haong sự tích tui bia ký kayua Thượng thư Phan Thanh Giản vak di inem mek Bimon Po Ine Nagar - Tháp Bà Nha Trang di kreih abap 19, brei thau ka sa tiên nữ truin dunya, traok yava tame mbaik kayau trầm hương bloh hu sa mbang lakhah meng kiếp dahlau haong sa hoàng thái tử xứ Bắc Hải. Min hadei di nan tiên nữ klak abih piah jeng khúc kỳ nam theik nao tasik gah Meraong, hu jeng ginreih ngan haong mikva taong ikan di bhum tasik. Meng nan tiên nữ hu jeng amaik Pô Inư Nưgar - thánh mẫu Thiên Y A Na hu urang Yuan saong Cam pok kakuh, brei mboh bruk pambuak gauk dalam tín ngưỡng thờ Pô Inư Nưgar di urang Chăm saong adat thờ Mẫu di urang Yuan.
Ngan haong Hòn Bà (La Gi), meng damneiy tal hình thức thờ phụng, lễ tế hu rilo kadha karei di gauk, ndung bak adat Yuan di urang taong ikan pak nan. Angaok baoh pulao sit, atah di pabah lamnge La Gi jaik 2 km, hu kalan kakuh Amuk mbaok payeng nao gah timur, dalam nan hu rup patau amuk Thiên Y A Na hu padang angaok sa candaih patau tamo ngan haong mbaok meta biak uy nghiêm sahanak gigheih di sa nữ thần. Anak kalan hu sarak nổi akhar Hán kayua urang taong ikan pasiam veik “Trung trinh nữ thần”. Damneiy Amuk Chúa Ngọc -Thiên Y A Na di La Gi meng kan mai hu dom kadha karei, bak tính sử thi.
Dalikan khan lac, meng kan diah hu dua hadiuk pasang daok ranaih lac urang akaok mereip hu mbaok angaok bhum tasik ini daok haong gauk biak hniem phul. Yau yaok harei, urang likei mal anek athur glai saong urang kamei daok pak sang mek gaok aia tagok ghing apui riak ka nyu jru cang pasang mai. Min cang miat meng harei ini tapa harei diah, ghing apui jeng daok bhong. Dalam tuk nan urang likei lạc tame glai ram gaok dom tiên nữ siam binai salut mbut blaoh pachreih hatai, van jalan mai sang. Urang kamei mong akaok di sang, ghing apui jaik padam, gaok aia jeng daok jru… min urang likei oh mboh mai. Melam ndih anai lipei mboh saong thau lac urang likei nan van klak drei paje! Oh pacang hu hatai merau saong pandik di drei, anai jam takai trun haluk klau mbang, meng taneh haluk Động Bà Sang (Tân Long) njauk talah tabiak tasik jeng baoh pulao sit daok sa drei sa drei tal harei ini. Manuac sia iew lac Hòn Bà. Daok urang likei tuk thau kadrei veik mai sang ye taneh haluk pacang cakak meng tasik, nan ye mboh ân hận, duh hatai blaoh kuk akaok nao tapak tal ceik glaong nan lac ceik Ong (Tánh Linh) harei ini. Inem di baoh gaok aia pandiak njauk amuk pok pakhuak urak ini lac craoh aia pandiak di Bình Châu (Xuyên Mộc)…
Lingiu di bruk ginreih linh thiêng di muk Thiên Y lac dom phép màu daong manuac daong urang, ngan haong urang taong ikan bhian gaok kan kandah anak ngin ribuk tuk halei jeng hu sa hatai jia tame bruk daong pacang siam gheih ini. Kayua yau nan ye, lễ hội Hòn Bà oh lac tok hu adat di harei “vía” bo daok lac adat cầu ngư dalam vụ cá nam bội thu, rai diuk sron mbon, hu jeng kadha biak karei dalam lễ hội ilamo bhap bani meng kan di puk palei./.
Bản sắc Việt trong lễ hội Hòn Bà
Lễ “vía Bà” - Hòn Bà, ở thị xã La Gi, Bình Thuận hàng năm được ngư dân tổ chức vào ngày 23/3 âm lịch (năm nay nhằm ngày 27-4) và đã nâng lên tầm lễ hội kể từ năm 2012, được UBND tỉnh công nhận là di tích danh thắng cấp tỉnh. Nhân dịp Lễ hội Hòn Bà 2019 khai hội sáng nay, TM CDTAE tuần này, chúng ta cùng nghe giới thiệu đôi nét về truyền thuyết Bà Chúa Ngọc -Thiên Y A Na ở La Gi qua bài viết của Phan Chính:
Ngày vía Hòn Bà, La Gi cũng trùng hợp với ngày vía bà Thiên Y Ana ở Nha Trang. Theo cách gọi nửa Việt nửa Chăm từ tên cổ là Yan Pô Inư Nagar (Thiên tức thần trời tức Yan Pô, Y A Na phát âm Inư Nưgar). Sự tích Bà chúa Ngọc Hòn Bà có một phần lai lịch với sự tích theo bia ký do Thượng thư Phan Thanh Giản ghi ở di tích Tháp Bà Nha Trang vào giữa thế kỷ 19, kể về nhân vật tiên nữ giáng trần, nhập thân vào khúc gỗ trầm hương để rồi có cuộc hôn nhân định mệnh từ kiếp trước với một hoàng thái tử xứ Bắc Hải. Nhưng sau đó tiên nữ lại từ bỏ tất cả để hóa thân lại khúc kỳ nam trôi dạt về biển Nam, trở thành linh thiêng đối với ngư dân vùng biển. Từ đó tiên nữ trở thành bà mẹ xứ sở Pô Inư Nưgar - thánh mẫu Thiên Y A Na được người Việt và Chăm thờ cúng, thể hiện sự kết hợp trong tín ngưỡng thờ Pô Inư Nưgar của người Chăm và tục thờ Mẫu của người Việt.
Với Hòn Bà (La Gi), từ truyền thuyết cho đến hình thức thờ phụng, lễ tế có nhiều khác biệt, hoàn toàn mang tính thuần Việt của ngư dân địa phương. Trên hòn đảo nhỏ, cách cửa biển La Gi khoảng trên 2 km, có miếu thờ Bà mặt quay về hướng đông, trong đó pho tượng bà Thiên Y A Na được xây trên một tảng đá nguyên sơ với thần sắc uy nghiêm của một nữ thần. Trước miếu có khắc nổi chữ Hán do ngư dân trùng tu “Trung trinh nữ thần”. Huyền thoại Bà Chúa Ngọc -Thiên Y A Na ở La Gi từ xưa nay lại có những tình tiết khác, đầy tính sử thi.
Chuyện kể rằng, ngày xưa có đôi vợ chồng trẻ là người đầu tiên trên mảnh đất vùng biển này đang sống với nhau rất hạnh phúc. Như thường ngày, chàng mang ná tên đi săn tìm thú rừng và nàng ở nhà bắc nồi nước lên bếp lửa đun sôi chờ chàng về. Nhưng mòn mỏi đợi chờ ngày qua ngày, bếp vẫn đỏ lửa. Trong khi đó chàng lạc vào rừng sâu gặp những tiên nữ ngọc ngà mà say mê, quên cả lối về. Nàng chờ đợi ở nhà, bếp lửa sắp tàn, nồi nước vẫn còn sôi… nhưng bóng chàng mãi biệt tăm. Đêm nằm báo mộng và nàng biết chàng phụ bạc đoạn tình! Không kìm được cơn ghen và tức giận, nàng dậm chân ba dậm, từ đất liền Động Bà Sang (Tân Long) bị tách rời ra ngoài biển trở thành hòn đảo nhỏ chơ vơ, cô độc ngày nay. Người ta gọi đó là Hòn Bà. Còn chàng khi tỉnh cơn mê về lại mái nhà thì đất bằng bị chia cắt bởi biển, nên mang nỗi ân hận, ngậm ngùi rồi lầm lũi đi về hướng núi cao là núi Ông (Tánh Linh) ngày nay. Dấu vết nồi nước sôi bị bà hất đổ nay là suối nước nóng ở Bình Châu (Xuyên Mộc)…
Xung quanh hình tượng linh thiêng Bà Thiên Y là những phép màu cứu nhân độ thế, đối với ngư dân thường xuyên đối mặt với sóng nước bão giông luôn có một niềm tin vào sự che chở kỳ diệu. Cho nên, lễ hội Hòn Bà không những chỉ có nghi thức của ngày “vía” mà còn là lễ cầu ngư vào vụ cá nam bội thu, cuộc sống yên bình, tạo nên nét riêng trong lễ hội văn hóa dân gian truyền thống ở địa phương./.
Viết bình luận