Baoh sang klak meng kan di kaoh pulao Lý Sơn
Thứ bảy, 00:00, 01/06/2019 Bhumi Bhumi
Yaok pluh baoh sang klak hu meng 150 tal 200 thun di kaoh pulao Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi daok hu khik ramik tapa dom rai rah, tal urak ini jeng daok dang khang kajap anak ngin, riyak tasik.

Baoh sang klak meng kan di ong Dương Định, umo 75 thun, daok di palei Tây, xã An Hải, huyện pulao Lý Sơn, mbiah tal urak ini hu labaih 150 thun. Tapa rilo mbang ramik ngak pasiam veik, baoh sang klak nan hu dom rairah khik ramik  meng baoh mbang kayau, ine sang, gheng sang daok kajap. Ong Định brei thau: “Dom rai rah di but pajaih Dương jeng hu urang meng sang klak ini tabiak nao ngak mbang saong khik caga quyền ngak po kaoh pulao di Hoàng Sa, Trường Sa”. Dalam  sang ini hu sa baoh jam merieng klak praong 40 cm daok hu khik meng labaih 500 thun tapa. Tal urak ini, ong jeng oh thau jam merieng nan hu meng habiar mai, tok thau lac meng rai ini khik tapa raidiah, caik di bilik kakuh muk kei.

 

          Baoh sang klak meng kan di ong Dương Định ndung bak dom ilamu meng kan ngan saong 3 duk bilik, 2 chái, thaik huroh đinh, sang praong haong sang sit saong hu mblang bein anak sang. Sang praong lac labik kakuh hu rami ramik biak tani tanat, hu sarak ine girai, cim mrak, bingula saong hu sarak câu liễn. Urang Yuan saman dahlau bhian pandar panuac lac “sơn son thếp vàng” piah ndem ka ilamu di labik kakuh muk kei, gah langiu lac gheng klak hu sarak biak mekre bhian iew lac “ kèo njam mbuan” hu sarak akok ine girai atau  cim mrak.

 

# Dom chuyên giai mboh lac dom baoh sang klak meng kan angaok kaoh pulao Lý Sơn jeng hu meng 150 thun tal 200 thun, kayua oh gaok bruk mesruh metak rilo, nan ye dom baoh sang klak di labik ini daok khik hu biak siam.

# Bruk padang dom baoh sang klak jeng hu pambuak pagam haong bruk panduan mai daok, mai padang mbang ngui di dom urang camereip abih angaok pulao. Pulao Lý Sơn hu menuac mai daok meng abap XVI, tui tapuk Non nước Xứ Quảng di Phạm Trung Việt ye hu 7 urang ngak ikan di palei An Vĩnh meng baoh taneh ndik gilai tabaik pulao  Lý Sơn padang mbang ngui, hadei di nan, hu 8 urang taong ikan di palei An Hải jeng meng baoh taneh labik pabah tasik Sa Kỳ , huyện Bình Sơn saong TP. Quảng Ngãi tabiak gah Easar di pulao padang mbang ngui.  Meng nan, padang bhum palei saong sang danaok, ngak mbang di tasik.

# Di baoh sang klak meng kan di ong Phạm Ngọc Tuyền (palei Đông, xã An Vĩnh, huyện pulao Lý Sơn) hu meng labaih 200 thun, rah tapa 13 rai, ong Tuyền lac anek taco rai ka 7 di Cai đội Hoàng Sa Phạm Hữu Nhật, ong daok khik hu rilo harak tài liệu hu yaom glaong ka Hoàng Sa, Trường Sa. Ong Tuyền jeng lac urang takre roh duah pandap klak, ngan saong labaih 300 pandap panda meng kan dom janih, dalam nan hu ché, tich ia, jam mriang…di ilamu Sa Huỳnh atah di ini 2.000 thun, ilamu Champa abap XIV-XVII…

 

# Sang klak di ong Tuyền hu 3 duk bilik, 2 baoh chai tui sang meng kan di urang Việt, gah anak sang hu mblang praong laneing lanoi, ông pala phun bingu saong phun kayau brei baoh luac thun. Ong Tuyền khan lac: “Rai di dahalak hu khik ramik baoh sang, dahlak jeng caong anek taco hadei di ini khik ramik saong pasiam sang di muk kei ini hu daok miat”. Langiu di adat  xuân thu nhị kỳ di harei 20 bilan 2 saong 20 bilan 8 tui saka ia bulan yaok thun ye dom talei pajaih daok hu ngak pathi lục tộc tiền hiền di harei 16 bilan 7. Dom adat cambat nan hu peih ngak dalam praong prang di sang klak meng kan ini gam hu peih ngak di baha palei. Rah tapa oh thau hadom ngin, pandiak, hajan, ribuk,  dom baoh  sang klak di pulao Lý Sơn jeng daok dang kajap meng hu bruk khik ramik, pasiam veik, rik daong brei mboh bruk daok miat di bangsa Viet Nam angaok huyen pulao ini./.

 

Những ngôi nhà cổ trên đảo Lý Sơn

 

Ngôi nhà cổ của ông Dương Định, 75 tuổi, thôn Tây, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, đến nay đã trải qua hơn 150 năm. Qua quá trình tu bổ, sửa chữa, ngôi nhà cổ vẫn được các thế hệ giữ gìn từng cửa gỗ, kèo, cột nhà kết chặt với nhau. Ông Định cho biết: “Các thế hệ của họ Dương đều có người từ ngôi nhà cổ này đi mưu sinh và bảo vệ chủ quyền biển đảo ở Hoàng Sa, Trường Sa”. Trong căn nhà này có một chiếc đĩa thượng cổ đường kính hơn 40cm đã lưu giữ hơn 500 năm qua. Đến nay, ông cũng không biết xuất phát của chiếc đĩa, chỉ biết từ đời này truyền qua đời khác, cất giữ nơi gian thờ chính.

Bố cục ngôi nhà cổ của ông Dương Định mang đậm nét truyền thống với kiểu 3 gian, 2 chái, hình chữ đinh, nhà chính và nhà phụ và có sân trước nhà. Gian nhà chính là nơi thờ tự được bài trí hết sức công phu, chạm trổ rồng, phượng, họa tiết và khắc câu liễn. Người xưa thường dùng từ “sơn son thếp vàng” để chỉ chất lượng, kỳ công của gian thờ chính, bên ngoài là cột kèo rường cổ được chạm khắc sinh động thường gọi “kèo rau muống” chạm hình đầu rồng hoặc phụng.

Theo ông Định, mặc dù người xưa chỉ dùng gỗ mít, nhưng tuyệt nhiên không bị mài mòn, mục rỗng, chất sơn rất tốt cho đến nhiều đời. Ngày xưa chủ yếu là người thợ mộc trên đảo Lý Sơn làm nhà cửa và làm bằng tay chứ không có máy móc, công cụ như bây giờ, kể cả từng mái ngói âm dương.

Các chuyên gia nhận định các nhà cổ trên đảo Lý Sơn đều có niên đại 150-200 năm, do không bị ảnh hưởng chiến tranh nhiều, nên hệ thống nhà cổ nơi đây còn giữ khá tốt.

Quá trình hình thành các nhà cổ cũng gắn với quá trình di cư sinh sống của những cư dân đầu tiên trên đảo. Đảo Lý Sơn bắt đầu có cư dân sinh sống chỉ từ thế kỷ XVI, các ghi chép trong Non nước Xứ Quảng của Phạm Trung Việt thì có 7 ngư dân ở làng An Vĩnh trong đất liền dùng thuyền ra đảo Lý Sơn lập nghiệp, sau đó, có 8 ngư dân ở làng An Hải cũng trong đất liền, thuộc cửa biển Sa Kỳ (huyện Bình Sơn và TP. Quảng Ngãi) ra lập nghiệp phía Đông của đảo. Từ đó, hình thành cư dân sinh sống và xây dựng nhà cửa, vươn khơi bám biển.

Tại gian nhà cổ của ông Phạm Ngọc Tuyền (thôn Đông, xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn) có niên đại hơn 200 năm, trải qua 13 đời, ông Tuyền là hậu duệ đời thứ 7 của Cai đội Hoàng Sa Phạm Hữu Nhật, ông lưu giữ nhiều bản tài liệu quý giá về Hoàng Sa, Trường Sa. Ông Tuyền cũng là người đam mê sưu tầm đồ cổ, với hơn 300 đồ cổ các loại có ché, ấm, đĩa,… thuộc văn hóa Sa Huỳnh cách đây 2.000 năm, văn hóa Chămpa thế kỷ XIV-XVII,…

Nhà cổ của ông Tuyền có kiểu 3 gian, 2 chái đặc trưng nhà cổ Việt, phía trước khoảng sân rộng, ông trồng cây cảnh và vườn trái cây sai quả quanh năm. Ông Tuyền chia sẻ: “Đời của tôi đã trông nom, giữ gìn từng nếp nhà, tôi cũng hy vọng con cháu sau này tiếp tục giữ gìn và tu bổ nhà cổ này trường tồn mãi”. Ngoài lễ tế xuân thu nhị kỳ vào ngày 20/2 và 20/8 âm lịch hằng năm thì các tộc họ còn tổ chức Lễ giỗ lục tộc tiền hiền vào 16/7. Các nghi lễ được thực hiện trang trọng trong nhà cổ vừa thực hiện song song tại đình làng. Trải qua bao nắng mưa gió bão, những ngôi nhà cổ trên Đảo Lý Sơn vẫn đứng vững nhờ được giữ gìn tôn tạo, góp phần khẳng định sự trường tồn của dân tộc Việt Nam trên huyện đảo này./.

 

Bhumi
Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Video

ĐƯỢM TÌNH DUYÊN QUÊ
KADHA DAOH: NGÀY VỀ KATÊ
13/10/2023
KADHA DAOH " LANG CHAM ON BAC"
10/08/2023
ROYA YEU THUONG
17/03/2023
KADHA DAOH “DHAR  PHOL AMAIK”

KADHA DAOH “DHAR PHOL AMAIK”

CHAM.VOV.VN - Kadha daoh “Dhar phol amaik” kayua Aruah rapaneh Đàng Năng Quạ paneh tabiak, tui sap daoh di Thập Ariya hu ngak brei druat druai baoh hatai rilo menuac saong thaot binguk amaik rambap rambeip, tuk pasang plang lahik, sa drei raong anek praong jeng menuac jeng urang.

20/10/2024

URANG PANG DANAK DAK (THÍNH GIẢ VỚI CHƯƠNG TRÌNH)