Lịch di urang Thái iek tui bruk salih karei di ia bilan, yaok mbang salih karei di ia bilan lac sa bilan. Sap Thái ieu bilan lac "bươn" jeng lac angan ieu ia bilan, nan lac sa bilan hu makna lac sa ia bilan. Urang Thái kuhria sa thun hu 12 bilan yau dương lịch, min karei jang lịch dương- lịch âm di negar drei 6 bilan. Dalam dom tác phẩm văn học cổ, panuac pandao di urang Thái jeng hu mek bilan piah brei thau ka langik tasik, yau ye: Bilan 1 hajan miat, bilan 2 labik hajan labik oh, bilan 3 ia bak kraong ….... Mik va tui nan piah pala drak ka nyu lagaih .
Ong Lò Văn Chung, daok di phường Chiềng Lề, ban Sơn La, urang roh duah ka lịch di urang Thái brei thau: “ Dahlau deih mik va bhain mong tame boh dalam glai tasak ye pala drak ka nyu njauk tukvak, yau boh “hay” tasak ye tam padai, baoh “hả” tasak ye trun drak. Min, dalam dom puk palei di urang Thái jeng dok hu urang hu baoh siphau iek harei, mik va bhain mai tal piah iek harei siam, bilan lagaih. ”.
Langiu di bruk kuhria lịch tui ia bilan, di dom puk palei atau yaok bhum jeng hu urang hu baoh siphau song thau kuhri kuhria, ieu lac “ong mo” atau “po mự” piah mik va mai iek harei siam, bilan lagaih. Baoh tapuk klak ini mik va ieu lac “sổ chong bàng” (Sổ tử vi). Dalam văn học bangsa Thái hu panuac pandik ka ia bilan bak boh, ia bilan akaok bilan. Tui nan, harei akaok bilan lac: Sa bingun ia bilan tamuh, 2 bingun yau baoh mil meda, 3 bingun ia bilan pandeing. Tal kreh bilan: 16 bingun ia bulan bak baoh, 17 bingun mbang ada abih drei ia bulan meng tagok).
Ndom ka lịch di urang Thái, ong Lò Xương Hặc umo 95 thun daok di xã Chiềng Đông, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên brei thau:“ Bilan di urang Thái song bilan âm lịch karei di gauk. Mik va urang Thái bhian mong tame ia bilan angaok langik bo kuhria harei, bilan dalam thun . Urang hu ilamu ye thau thun halei hajan rilo, hangin rilo ye urang mong tame phun kayau, drei dum ngak sruh biar ye hu hangin rilo, daok dum ngak sruh glong ye takik hu hangin ribuk .”
Dalam bruk kuhria lịch di drei, mik va Thái pandar 10 can, 12 Chi, dreih yau bruk yaok Can Chi. Mong mboh bruk njauk khik ramik patagok di lịch Thái, thun 2005, ong Cà Chung, lac urang Thái dahlau deih ngak urang jakar di Sở Khoa học-công nghệ tỉnh Sơn La hu panuac likau song ngak hu jak jeng đề tài: Roh duah, vak veik song tin học hoá lịch Thái di Sơn La. Tui nan, ong hu ngak hu danak dak lịch Thái ka komputer, meda thau hu yaok harei meng thun 1800 tal thun 2199 (400 thun) meng dương lịch, âm lịch song lịch Thái. Ong Cà Văn Chung brei thau lịch Thái hu hội Văn học dân gian Việt Nam in jeng tapuk, cong hu rilo menuac thau tal lịch ni.
Meng bruk kuhria karei nan, lịch Thái jeng hu dong ngak ka gilang lamu di bhap bini Thái hadah krah jang, njauk hu khik ramik song patagok./..
Cách tính lịch riêng của người Thái Sơn La
# Thưa bà con và các bạn! Từ xa xưa, đồng bào Thái đã có cách tính lịch rất riêng. Lịch này được bà con sử dụng trong tất cả mọi việc của đời sống thường ngày như tang lễ, cưới xin, dựng nhà, lên nhà mới, sản xuất gieo trồng v.v....TM Các dân tộc anh em tuần này, chúng ta cùng nghe bài của Lường Hạnh, phóng viên Đài TNVN khu vực Tây Bắc giới thiệu về cách tính lịch rất riêng của đồng bào Thái ở Sơn La.
Lịch của đồng bào Thái căn cứ vào sự thay đổi của mặt trăng, mỗi chu kỳ thay đổi của mặt trăng là 1 tháng. Tiếng Thái gọi tháng là "bươn" trùng với tên gọi mặt trăng, tức là một tháng có nghĩa là một trăng. Đồng bào Thái tính một năm có 12 tháng như dương lịch, nhưng chênh với lịch dương- lịch âm chung của nước ta 6 tháng. Trong các tác phẩm văn học cổ, ca dao của người Thái cũng dùng tháng để chỉ khí hậu thời tiết, chẳng hạn: Tháng giêng mưa rả rích, tháng hai nơi mưa nơi không, tháng ba nước đầy bến, tháng tư nước rỉ phai, tháng năm mưa giã từ bông lau, tháng sáu sấm suông lạnh cóng, tháng bảy gió cuộn gió lùa.... Bà con dựa vào thiên nhiên là biết được mùa vụ để gieo trồng cho hợp lý.
Ông Lò Văn Chung, ở phường Chiềng Lề, thành phố Sơn La, người nghiên cứu về lịch của đồng bào Thái cho biết: “ Ngày xưa bà con thường nhìn vào quả trong rừng chín thì gieo trồng cho kịp thời vụ, như quả “ hay” chín thì xuống mạ, quả “ hả” chín thì xuống cấy. Nhưng trong các bản của đồng bào Thái vẫn có người có cuốn sổ xem ngày, bà con thường tìm đến xem ngày lành, tháng tốt”.
Ngoài tính lịch theo tuần trăng, ở mỗi bản hoặc mỗi vùng đều có những người có sổ sách và biết tính toán, gọi là “ ông mo” hoặc “ po mự” để bà con xem ngày lành, tháng tốt. Cuốn sách cổ này bà con gọi là “ sổ chong bàng” (Sổ tử vi). Trong văn học dân tộc Thái có câu ca dao về trăng tròn, trăng khuyết. Theo đó, ngày đầu tháng là: Mồng một trăng ấp, mồng hai như trái me non, mồng ba trăng nghiêng. Đến giữa tháng: Mười rằm tròn lòng cối, mười sáu tròn trịa, mười bảy ăn vịt hết con mới mọc) hoặc: Mười lăm trăng lặn, mười sáu trăng treo.
Nói về lịch của đồng bào Thái, ông Lò Xương Hặc 95 tuổi ở xã Chiềng Đông, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên cho biết:“ Tháng của người Thái với tháng âm lịch khác nhau. Bà con đồng bào Thái thường nhìn vào mặt trăng trên trời mà đoán ngày, tháng trong năm. Người có kinh nghiệm thì năm nào sẽ mưa nhiều, gió nhiều thì người ta nhìn vào cây cối, con kiến làm tổ thấp thì sẽ gió nhiều, con kiến làm tổ cao thì sẽ ít có gió bão.”
Trong cách tính lịch của mình, đồng bào Thái sử dụng 10 can, 12 Chi, tương đương trong hệ đếm Can Chi. Nhận thấy sự cần thiết của việc bảo tồn, phát huy giá trị của lịch Thái, năm 2005, ông Cà Chung, nguyên cán bộ người dân tộc Thái thuộc Sở Khoa học-công nghệ tỉnh Sơn La đã đề xuất và thực hiện thành công đề tài: Nghiên cứu, biên soạn và tin học hoá lịch Thái ở Sơn La. Theo đó, ông đã xây dựng thành công chương trình lịch Thái cho máy tính, có thể tra cứu từng ngày từ năm 1800 đến năm 2199 (400 năm) giữa dương lịch, âm lịch và lịch Thái. Ông Cà Văn Chung cho biết lịch Thái đã được hội Văn học dân gian Việt Nam cũng đã in thành quyển, mong sẽ có nhiều người biết đến lịch này.
Với cách tính riêng có, lịch Thái cũng góp phần làm kho tàng văn hóa dân gian của đồng bào Thái thêm phong phú, đặc sắc, rất cần phải được bảo tồn và phát triển./..
Viết bình luận