Urang meng kan pandar dom janih patau hu di bhum palei drei piah ngak capi. Meng dom patau kali, urang roh duah saong ngak ka dom patau nan yawa tagok sap di ceik glai Tây Nguyên meng kan mai daok dane miat. Sap di patau tuk trun tuk tagok, tuk sambai tuk lai la-ar mbuan tame dalam hatai urang…Sap di capi patau hu dom urang roh duah gah alat ragam ndom lac yau brei mboh hatung hatian di anek menuac, lac talei pambuak langik tasik, anek manuac, po yang. Tuk urang main capi, labik yawa glaong, mehit atah; tuk biar lai la-ar dreih yau ia craoh nduac, yau sap hangin yuk di ceik glai Tây Nguyên. Urang Bana, Gia Rai, Êđê, M’Nông...sahaneng lac, sap di capi patau lac pambuak alot dunya ini saong a lot diah, anek manuac haong langik tasik, yang mebang, urak ini saong kan dahlau.
Capi patau bhian hu ngak meng rilo dhar patau, ngak meng patau thanh, atau patau nham… Brei sah biak jangaih; atah katut, lapih, kapan karei di gauk piah hu sap yawa glaong biar karei di gauk. Patau atah, praong, kapan bhain hu sap yawa biar. Daok patau katut, sit, lapih sap yawa glaong jang…Capi patau bhian atah yau nan ye takik tuan tagok bo hu dom nghe nhan caik tagok gai hu takai tuk main. Tapa yaok rabau thun, yaom lac hu salih tapa pandar alat ragam ngak meng bar yau cồng chiêng, min urang Tây Nguyên jeng daok khik alat ragam meng kan, yau brei mboh adat cambat main capi di urang bangsa M’Nông meng kan, hu khik ramik tapa rilo rairah yau patui veik ilamu di mukkei meng kan.
Daok di Đăk Nông, thun 1993 bhap bini M’Nông hu duah mboh capi patau di craoh Đăk Kar (hadei di nan iew lac capi patau Đăk Kar, tui angan di craoh), hu dom urang roh duah langyah, brei mboh sajarah veik mai saong Tây Nguyên atah di ini labaih 2.500 thun; brei ka rai ini mboh ka drap ar ilamu biak karei bo urang meng kan di bhum taneh ceik glai Tây Nguyên roh duah, ngak tabiak saong khik veik tal harei ini.
Capi patau Đăk Kar hu nagk meng patau thanh, ba thah blaoh ngak jeng capi patau hu 3 mbaik lacc: mbaik T’ru lac ame, mbaik T’rơ lac amaik saong mbaik Tê lac anek. Dom sap yawa di bộ capi patau nyu yau sap yawa di cồng chiêng Tây Nguyên.
Birau ini, di huyen Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông urang daok duah mboh hu sa bộ capi patau hu 16 mbaik. Thaik thaok saong patau hu sah biak mekre meta. Tui Viện khoa học xã hội vùng Nam bộ, tuk camereip mboh lac capi patau ini kayua urang meng kan ngak tabiak saong pandar dahlau di ini labaih 3.000 thun, samar patau birau.
Meda lac, alat ragam meng kan hu mboh dahlau abih di Tây Nguyên lac capi patau, peih mbaok ka dom alat ragam karei, hu patua veik tapa rilo rairah, rik tame alat ragam birau ka bruk roh duah dom ilamu nghệ thuật meng kan di Tây Nguyên./.
Đàn đá - nhạc cụ truyền thống cổ xưa nhất của người tây nguyên
Chiều 30/7, tại Bon Đắk R’Moan, xã Đắk R’Moan, thị xã Gia Nghĩa, UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức Lễ khánh thành nhà trưng bày đàn đá. Đây là một địa điểm nằm trong những điểm du lịch Công viên địa chất tỉnh Đắk Nông. Nhà trưng bày đàn đá trưng bày 57 loại cụ của các dân tộc trên thế giới, trong đó có các loại đàn đá của người đồng bào dân tộc thiểu số M’Nông. Theo quan niệm của người M’Nông, đàn đá là loại nhạc cụ cổ xưa, là sợi dây kết nối con người và thế giới tâm linh.
Người tiền sử dùng các loại đá có sẵn ngay trên địa bàn sinh sống để tạo ra đàn đá. Với những phiến đá thô, vô tri, nhưng họ đã nghiên cứu và chế tác ra khí cụ để những thanh đá ấy cất lên âm hưởng đại ngàn Tây Nguyên từ ngàn xưa vẫn còn vang mãi. Âm thanh của đàn đá vừa sống động, vừa vui nhộn và trầm lắng, cả nhịp nhàng lẫn du dương khó tả... Âm hưởng của đàn đá đã được giới nghiên cứu âm nhạc nhận định như biểu hiện tâm tư của con người, là yếu tố kết nối giữa vũ trụ, con người, thần linh. Khi nghệ nhân diễn tấu, ở thang âm cao, âm thanh thánh thót, vang vọng; ở thang âm trầm, âm vang như khúc du dương của dòng thác đổ, của gió Tây Nguyên đại ngàn rừng núi. Người Bana, Gia Rai, Êđê, M’Nông... quan niệm, âm thanh của đàn đá là mạch huyết nối liền cõi âm với cõi dương, giữa con người với trời đất, thần linh, giữa hiện tại với quá khứ.
Đàn đá thường được hình thành từ nhiều thanh, làm bằng đá sừng, hoặc đá nham... Cách thức ghè đẽo khá tinh xảo và chau chuốt; kích thước dài, ngắn, dày, mỏng khác nhau để cho được các thang âm trầm bổng, thánh thót khi gõ. Thanh đá dài, to, dày thường có âm trầm và trong. Ngược lại thanh đá ngắn, nhỏ, mỏng thì tiếng thanh... Kích thước của đàn đá thường khá dài nên ít được treo mà được các nghệ nhân đặt nằm song song nhau trên một giá đỡ ngang trong quá trình diễn tấu. Qua hàng ngàn năm, dù đã chuyển sang sử dụng nhạc cụ đồng như cồng và chiêng, nhưng người Tây Nguyên vẫn giữ tâm hồn tinh túy, âm hưởng mộc mạc của nhạc cụ thời tiền sử, thể hiện phong tục tập quán chơi đàn đá phổ biến của đồng bào M’nông cổ xưa, được gìn giữ qua nhiều thế hệ như một sự phục hồi và tiếp nối truyền thống văn hóa dân tộc.
Ở Đắk Nông, năm 1993 đồng bào M’Nông phát hiện bộ đàn đá tại suối Đăk Kar (sau này gọi là đàn đá Đăk Kar - lấy tên theo địa danh của suối), đã được các nhà nghiên cứu giải mã, tái hiện dòng lịch sử quay về với Tây Nguyên thời cổ đại cách ngày nay khoảng 2500 năm; cho thế hệ đương đại một góc nhìn toàn cảnh về di sản văn hóa độc đáo mà người tiền sử trên vùng đất Tây Nguyên đại ngàn đã sáng tạo và lưu truyền đến ngày nay.
Đàn đá Đăk Kar được làm từ chất liệu đá sừng, qua gia công ghè đẽo, chế tác người tiền sử đã tạo ra bộ đàn đá hoàn chỉnh gồm 3 thanh: thanh T’ru (cha), thanh T’rơ (mẹ) và thanh Tê (con). Các thang âm của bộ đàn đá này hoàn toàn tương đồng với thang âm cồng chiêng Tây Nguyên.
Gần đây, tại huyện Đắk Mil (Đắk Nông) người ta lại phát hiện thêm một bộ đàn đá 16 thanh. Kiểu dáng và hình thức chế tác tinh xảo, đẹp mắt. Theo Viện khoa học xã hội vùng Nam bộ, bước đầu nhận định bộ đàn đá này được người tiền sử chế tác và sử dụng cách ngày nay khoảng 3.000 năm, ở giai đoạn lịch sử thời kỳ đá mới.
Có thể khẳng định rằng, tổ tiên của nhạc cụ truyền thống xuất hiện đầu tiên ở Tây Nguyên là đàn đá, khởi nguồn của các nhạc cụ khác, được lưu truyền qua nhiều thế hệ, đóng góp nguồn tài liệu âm nhạc mới cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học về các nền văn hóa nghệ thuật âm nhạc truyền thống cổ xưa ở Tây Nguyên./.
Viết bình luận