Bilan 3, bilan 4 yaok thun lac tukvak tabung glaong langik pandiak ngak ka ia di dom kraong, caraoh, danao sit trun biar. Ini jeng lac tuk bhap bini S’tiêng di Bình Phước nao yah danao sit mek hadang ikan. Yaok mbang yah danao yau nan pachreih hu yaok rabau urang S’tiêng trun hamu cap mek ikan gam saong nan la sap cồng, chiêng menyi tagok chreih chrai abih sa bhum palei.
Dalam dom harei puac bilan 3/2019 saka ia harei, di xã Quang Minh, huyện Chơn Thành (t.Bình Phước), bruk yah danao Bàu Vàng hu ngak iek veik. Meng dah page, yaok ratuh bhap bini urang S’tiêng saong rilo bangsa adei sa-ai karei meng dom xã Quang Minh, Tân Quan, Phước An, Minh Lập, Nha Bích ba gauk mai labik Bàu Vàng, daok dalam palei Sóc Ruộng 1, xã Quang Minh piah hu mbaok tame yah danao.
Tuk tame yah danao lac tuk sap cồng chiêng yava tagok brei thau lac bruk yah danao hu peih tabiak. Ngan saong urang bangsa S’tiêng, cồng chiêng hu maong lac pandap ginreih, lac ilamu di bhap bini. Meng kan mai, cồng chiêng hu kak kajap haong raidiuk, haong bruk ngak mbang ngak huak, adat cambat tanarakun... Bruk yah danao oh kurang hu sap cồng chiêng dalam luac tukvak rah tabiak.
Kadha njauk biai di abih dalam bruk yah danao, lac bhap bini taha meda, likei kumei ba tui dom janih cap mek ikan yau nơm, vó, jal, halam. Tui hatai sahneng di urang S’tiêng, meyah thei cap hu ikan praong saong mek hu rilo ikan jeng hu makna lac meda gaok rilo siam mekre, patuah jamo dalam thun. Kayua yau nan ye, oh njauk lac ta-eng bhap bini S’tiêng, bo biak rilo bhap bini dom bangsa karei daok di dom xã Quang Minh, Tân Quang, Phước An, Minh Lập, Nha Bích ba gauk mai trun danao cap mek ikan.
Adat hu ngak iek veik oh lac piah cap mek ikan, bo daok lac bruk brei mboh talei jum pataom khang kajap, lac tuk piah ka bhap bini klah rabha ilamu ngak mbang, pala drak, pabak hatai anit ranam gauk. Yaom lac thun ini umo 67 thun, min tuk mehit lac yah danao di Bàu Vàng, amuk Thị Nhương daok di palei Xạc Lây, xã Tân Quan jeng mboh chreih chrai. Gam saong ayut taha di drei saong dom janih pandap cap mek ikan yau: gùi, nôm, canaih… piah trun danao cap mek ikan, amuk Thị Nhương, palei Xạc Lây brei thau: “Harei ini, menuac sia atah jaik ba gauk mai yah danao mboh biak bui sambai nan ye dahlak jeng hu mbaok. Mbang ini jeng mboh bui sambai kayua hu rilo anek naih, dahlau daih tok hu urang taha, urang praong thun min”.
Lingiu di bruk cap mek ikan, hu pang dom ragu cồng chiêng, urang daok hu menyum alak cần, mbang dom janih pandap meng kan di bhap bini S’tiêng. Piah ngak ka bruk nan jeng harei roya di bhap bini, thun ini, xã Quang Minh daok hu peih rilo bruk daoh tamia, me-in thể dục thể thao pamere bhap bini saong tuai damuai atah jaik. Ong Vũ Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND xã Quang Minh brei thau: “Ini lac adat cambat meng kan mai di urang S’tiêng. Kayua yau nan ye, Đảng ủy, karja palei caong khik ramik adat ini piah rai hadei thau hu adat cambat di ong akok ong kei drei dahlau daih. Tapa sa thun ngak bruk glaih glar, bruk peih ngak adat nan piah ka mikva, dam dara hu me-in bui sambai di Bàu Vàng. Dahlau daih, bruk yah danao tok hu ngak adat saong cap mek ikan, urak ini daok hu daoh tamia, me-in thể thao piah bhap bini dom palei hu taom gaok, ngak bui, me-in sambai, pasram thể thao”.
Meda lac, bruk gheih mekre di adat yah danao Bàu Vàng oh lac hu yaom gah tinh thần, patagok hu ilamu siam mekre meng kan di bhap bini bangsa S’tiêng, bo tapa nan daok hu daong dak padang bruk jum pataom dom bangsa, jhul khang bruk padang ngak palei pala bahrau/.
Độc đáo Lễ phá Bàu Vàng của đồng bào S’tiêng
Tháng 3, tháng 4 hàng năm cũng chính là cao điểm thời tiết nắng nóng khiến cho mực nước ở các sông, suối, bàu xuống thấp. Đây cũng là lúc đồng bào S’tiêng ở Bình Phước đi phá bàu bắt tôm cá. Mỗi đợt phá bàu như thế thu hút hàng ngàn bà con S’tiêng xuống đồng bắt cá cùng với đó là tiếng cồng, chiêng nổi lên rộn ràng cả vùng quê.
Vào những ngày cuối tháng 3/2019 dương lịch, tại xã Quang Minh, huyện Chơn Thành (Bình Phước), Lễ phá Bàu Vàng đã được tái hiện lại. Ngay từ rất sớm, hàng trăm người dân là đồng bào dân tộc S’tiêng và nhiều dân tộc anh em khác từ các xã Quang Minh, Tân Quan, Phước An, Minh Lập, Nha Bích đã cùng nhau tập trung về khu vực Bàu Vàng, thuộc ấp Sóc Ruộng 1, xã Quang Minh để tham gia Lễ hội phá bàu.
Thời điểm bắt đầu Lễ phá bàu là lúc tiếng cồng chiêng vang lên báo hiệu lễ hội chính thức được bắt đầu. Đối với đồng bào dân tộc S’tiêng, cồng chiêng được coi là vật linh thiêng, là bản sắc văn hóa của cộng đồng. Từ bao đời nay, cồng chiêng luôn gắn bó mật thiết trong đời sống sinh hoạt, sản xuất, nghi lễ, lễ hội... Lễ hội phá bàu không thể thiếu được tiếng cồng chiêng để khai hội cũng như âm thanh xuyên suốt lễ.
Nét độc đáo nhất trong Lễ hội là nghi lễ phá bàu, tức là người dân già, trẻ, gái, trai cùng nhau mang những dụng cụ nơm, đó, vó, chài, lưới, thau, thùng xuống bàu bắt cá. Theo quan niệm của dân tộc S’tiêng, nếu ai bắt được cá to và nhiều cá có nghĩa là sẽ gặp được nhiều điều tốt đẹp, may mắn trong năm. Vì thế, không chỉ đồng bào S’tiêng, rất đông người dân thuộc các tộc anh em cùng chung sống ở các xã Quang Minh, Tân Quang, Phước An, Minh Lập, Nha Bích đã cùng nhau tham gia và xuống bàu bắt cá.
Lễ hội được tái hiện không chỉ để bắt cá, mà còn là hoạt động thể hiện tình đoàn kết cộng đồng người dân sâu sắc, là dịp để người dân cùng nhau trao đổi kinh nghiệm trong làm ăn, sản xuất và giao lưu tình cảm gia đình, bạn bè tình yêu đôi lứa. Dù năm nay đã 67 tuổi, nhưng khi nghe nói đến Lễ hội phá bàu tổ chức tại Bàu Vàng, bà Thị Nhương ở ấp Xạc Lây, xã Tân Quan vẫn tỏ ra khá hào hứng. Cùng với người bạn già của mình và các vật dụng như: gùi, nôm, rỗ… để xuống bàu bắt cá, bà Thị Nhương, ấp Xạc Lây cho biết: “Bữa nay, khách khứa xa gần cũng đến phá bàu thấy đông vui nên tôi cũng tham gia. Lần này thấy cũng vui vì có nhiều trẻ con tham gia, chứ hồi xưa đa số là người lớn tuổi tham gia phá bàu thôi”.
Ngoài tham gia bắt cá, được thưởng thức các giai điệu cồng chiêng, người dân, du khách còn được uống rượu cần, thưởng thức những món ăn truyền thống của đồng bào S’tiêng. Để lễ hội thực sự là ngày hội của toàn dân, năm nay, xã Quang Minh còn tổ chức thêm nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phục vụ người dân và du khách gần xa. Ông Vũ Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND xã Quang Minh cho biết: “Đây là lễ hội truyền thống của đồng bào S’tiêng đã có từ lâu đời. Chính vì vậy, Đảng ủy, chính quyền địa phương muốn duy trì Lễ hội này để thế hệ sau biết được, hiểu được lễ hội của cha ông ngày xưa. Qua một năm lao động vất vả, việc tổ chức Lễ hội là để tạo cho bà con, thanh thiếu niên vui chơi tại Bàu Vàng. Trước đây, Lễ phá bàu chỉ có làm lễ và bắt cá thôi, bây giờ tổ chức thêm các hoạt động văn nghệ, thể thao để đồng bào các địa phương giao lưu, vui chơi, tập luyện thể thao.”
Có thể nói, nét đặc sắc từ Lễ hội phá Bàu Vàng không chỉ có giá trị về mặt tinh thần, phát huy được nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc S'Tiêng mà còn góp phần xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc, đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tại địa phương./.
Viết bình luận