Urang M’nông ndom lac, bruk likei kumei tal umo tok hadiuk tok pasang nan lac bruk halar hatian, oh hu bruk kateik geik. Piah nao tal ndam lakhah, dom yau dom gu njuak nao tapa 3 adat lac: nao kuhria, klaoh panuac, ngak lakhah. Tui nan, hadei di tuk dua urang likei kumei dam dara duah thau gauk, caong khin ngak lakhah saong khan brei ka amaik ame thau piah nyim maha nao tal sang urang kamei piah kuhria ka anek likei drei. Pandap panda di adat ini hu dua mbaik krem laa caik labung metham saong kalik kubao cakak sit, gam tui sa baoh kaong meng bal atau meng pariak.
Hadei di tuk hu gah kamei taduan panuac ye gah likei mai sang caga brei metau kumei dom pandap piah ngak adat klaoh panuac lac: sa drei pabui, 1 chế tapai, sa drei menuk, 1 mbaik to, 1 baoh salao, 1 baoh kon cuk tangin, 1 talei cườm cuk takoi, 1 mbaik tathi meng take kubao saong sa kẹp mbuk meng bal hu pagam balau cim. Mai tal sang gah kamei, gah likei likau adat kuhria diuk ka anek likei di drei saong urang ngak maha gah likei cuk talei cườm ka urang kamei saong cuk sa kaong bal tame tangin urang likei. Meng adat ini, dua gah taduan lac dua urang likei kumei nan jeng hadiuk jeng pasang. Gah kumei ngak adat khan brei ka po Yang, ong amuk ong akei thau lac urak ini dua urang likei dam kumei dara nan yau “cim hu yau hu gu”, “ghing hu apui” oh neh rabha hu. Hadei di nan dua hadiuk pasang jak guak menyum alak menyum tapai saong ginum bruk ngak lakhah.
Adat ngak lakhah di urang M’nông bhian hu peih ngak di sang gah kumei dalam jaik sa adit, atau meda dui atah 1-2 thun hadei di ndam klaoh panuac. Pandap panda di gah likei ba tapa gah kumei hu sa drei pabui atau sa drei kubao, 3 chế tapai saong dua ché thaoh. Daok gah kumei tabiak brah payak tuai dalam luac tukvak rah tabiak ndam lakhah gam haong 1 gùi brah ndiuk saong 2 ché tapai. Abih di nyu nan lac, piah pabak veik dom pandap panda bo gah likei ba mai, gah kumei brei caga pandap lakhah ka dom urang dalam sang gah likei nan lac khan, ao, kadung bak meng kan…
Dahlau di tuk yam tame ngak lakhah, ong maha brei thau ka bruk ngak lakhah, hadei di nan gah kumei thik kubao, urang dang tabiak ngak ndam lakhah mek darah di kubao luk tagok labik thờ muk kei piah khan brei muk kei thau lac anek taco di drei tok pasang saong likau muk kei daong brei hu haniem phol. Tuk pangan tin kumei likei daok menyum tapai menyu alak uan tabuan ye amaik ame atau urang dang tabiak ngak lakhah me-om blah khan prong tagok akaok 2 urang saong dua hadiuk pasang brei menyum ginup 4 nding alak tapai, hadei di nan daa amaik ame, dom taha akaok palei gam menyu bui sambai haong guak. Amaik ame, taha akaok palei saong dom urang prong thun dak guak pato pakai dua hadiuk pasang ranaih ka jalan ndom puac daok dang jeng yau jalan ngak mbang patagok kinh tế piah dak padang baoh sang haniem phol, trei sil.
Urak ini tui jalan diuk rai bahrau, bruk ngak lakhah di bhap bani urang M'nông mboh mbuan mbiah jang, oh daok bruk ngak lakhah trak damak, payak tuai lavik harei abih rilo jien padai./.
Nét đẹp hôn nhân của người M’nông
Cũng như các dân tộc khác ở Tây Nguyên, người M’nông có hôn nhân truyền thống rất đặc biệt. Đồng bào quan niệm trong đời người quan trọng nhất là hôn nhân nên theo tục lệ của người M’nông, các bước chuẩn bị cho việc lập gia đình phải tuân theo chuẩn mực riêng mà không phải dân tộc nào cũng có. Tiết mục “Các dân tộc anh em” tuần này, chúng ta cùng nghe bài của Mỹ Hằng giới thiệu về “Nét đẹp hôn nhân của người M’nông”.
Người M’nông cho rằng, việc nam nữ đến tuổi lập gia đình là sự tự nguyện, không có sự ép buộc hay bán gả. Để đi đến hôn nhân, các cặp đôi phải trải qua 3 bước gồm: Lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ cưới. Theo đó, sau khi đôi nam nữ thanh niên đã tìm hiểu, có nhu cầu tiến tới hôn nhân và trình bày với cha mẹ để nhờ mai mối đến nhà gái để ngỏ lời cho con trai mình. Lễ vật của lễ dạm ngõ gồm hai ống nứa đựng măng chua và da trâu thái nhỏ, kèm theo một chiếc vòng bằng đồng hoặc bằng bạc.
Sau khi được nhà gái đồng ý thì nhà trai về chuẩn bị cho cô dâu các lễ vật cần thiết để làm lễ ăn hỏi như 1 con lợn béo, 1 ché rượu cần, 1 con gà, 1 con dao, 1 chiếc lao, 1 chiếc vòng đeo tay, 1 xâu hạt cườm đeo cổ, 1 chiếc lược bằng sừng trâu và 1 cái kẹp tóc bằng đồng có gắn lông chim. Đến nhà gái, nhà trai xin phép hỏi vợ cho con trai mình và người làm mối bên nhà trai đeo chuỗi cườm cho cô gái và đeo 1 vòng đồng vào cổ tay chàng trai. Với nghi thức này, cả hai bên gia đình đã công nhận đôi trai gái đã là vợ chồng. Nhà gái làm lễ báo với thần linh, ông bà tổ tiên là giờ đây đôi trẻ đã trở thành người một nhà như “chim có đôi”, “bếp đã có mồi” không thể chia lìa được. Sau đó cả hai gia đình cùng nhau uống rượu cần và bàn lễ cưới cho đôi trẻ.
Lễ cưới của người M’nông thường được tổ chức bên nhà gái khoảng một tuần, hoặc có thể kéo dài 1-2 năm sau lễ ăn hỏi. Lễ vật nhà trai đưa sang nhà gái gồm 1 con lợn hoặc 1 con trâu, 3 ché rượu cần và 2 cái ché không. Còn bên nhà gái phải chịu gạo đãi khách trong suốt thời gian diễn ra lễ cưới cùng với 1 gùi gạo nếp và 2 ché rượu. Đặc biệt, để đáp lại các lễ vật mà nhà trai đưa đến, nhà gái phải chuẩn bị quà cưới cho các thành viên thân cận của nhà trai gồm váy, khố, túi xách truyền thống…
Trước khi bước vào lễ cưới, ông mối tuyên bố hôn lễ, sau đó nhà gái giết trâu, người chủ lễ lấy máu trâu quết lên nơi thờ tổ tiên nhà gái để thông báo cho những người đã khuất rằng con cháu của họ đã lấy chồng và cầu mong tổ tiên phù hộ được hạnh phúc, sum vầy. Khi cô dâu chú rể đang uống rượu mừng thì cha mẹ hoặc chủ lễ trùm chiếc khăn to lên đầu 2 người và đôi vợ chồng sẽ uống đủ 4 ống rượu cần, sau đó mời cha mẹ, các già làng cùng uống chung vui. Cha mẹ, già làng và những người lớn tuổi lần lượt giáo dục, răn dạy đôi vợ chồng trẻ về cách đối nhân xử thế trong hôn nhân cũng như cách phát triển kinh tế để xây dựng gia đình hạnh phúc, ấm no.
Hiện nay thực hiện nếp sống mới, việc tổ chức cưới hỏi của đồng bào M'nông đã đơn giản hơn, không còn cảnh thách cưới nặng nề, đãi đằng dài ngày tốn kém ./.
Viết bình luận