Pak dom palei Cam An Giang dom thun jaik di ini hu mboh ralo bruk ngak pahcreih hu ralo urang kamei Cam hu mbaok tame sinh hoạt, daong ba gauk cakrok patagok. Njauk caik hatai nan lac bruk “Kapul urang kamei Cam tiến bộ” di palei Phũm Soài, xã Châu Phong, bal sit Tân Châu. Bruk ngak ini hu daong ka adei sa-ai kamei Cam salih jalan saneng jalan ngak di drei, oh daok diuk rai khép kín yau dahlau diah bo khang hatai hu mbaok tame bruk ngak mbang, pablei salih, pala drak jeng yau dom bruk xã hội karei karei.
Mai rivang veik palei Cam Phũm Soài, xã Châu Phong, ban sit Tân Châu, tỉnh An Giang, khaol dahlak biak bui sambai anak bruk salih bahrau di palei Cam ini. Dom jalan hu tuh menyek, ralo baoh sang yau meng kan hu padang ngak khang kajap saong meda taduan raok hu tuai damuai mai rivang ma-in tui bruk du lịch cộng đồng. Kadha ngak ka khaol dahlak mboh tatuak drei jang tuk hu mong mboh bruk ngak di “Kapul urang kamei Cam tiến bộ”. Ini lac jalan pataom dom adei sa-ai kumei Cam tame sinh hoạt xã hội, daong gauk patagok.
Sa-ai Fati Mah – Akaok dhar kapul urang kamei palei Phũm Soài, xã Châu Phong; Akaok “Kapul urang kamei Cam tiến bộ” brei thau, hadei di labaih 3 thun padang tagok, ngan haong 25 urang, kapul hu sinh hoạt định kỳ ngan haong ralo asal kadha, tapa nan daong ka ralo adei sa-ai kumei Cam taom gaok, bac megru gauk dom kadha siam gheih saong tah klaak dom kadha oh ka siam. Tapa dom van sinh hoạt di kapul, dom adei sa-ai kumei Cam hu labik piah ndom tagok hatai caong khin di drei dalam rai diuk. Langiu di nan, dom sa-ai daok hu mbaok tame dom tal bac paglaong ilamo kiến thức ka adat hukum, ka bruk likei kamei samu gauk, dak padang baoh sang haniem phol, pathram megru, tacei pato dom jalan ngak mbang pala drak, pablei salih … Kadha siam gheih abih di “Kapul urang kamei Cam tiến bộ” pak ini nan lac bruk daong ba gauk yam tapa kan kandah, raong ba anej bhik nao bac hu dom adei sa-ai kamei dalam kapul peih ngak siam ngan haong ralo jalan daong ba gauk. Mai meng nan, tal urak ini, dalam 25 adei sa-ai dalam kapul ye hu tal 9 adei sa-ai hu anek daok bac dom sang bac đại học pak An Giang, Bal raya Hồ Chí Minh saong Malaisia.
Piah hu phun jien daong ka dom adei sa-ai kan kandah, “Kaoul urang kamei Cam tiến bộ” hu jak ba yaok urang patak pataom 150 ribau đồng sa bilan; yaok harei pataom 10 ribau đồng, hadei di 15 harei brei bóc thăm piah daong ka sa urang ngan haong yaom jien 3 triệu đồng oh mek jien laba piah ngak mbang, patagok kinh tế dalam sang. Langiu di nan, Kapul urang kamei Cam tiến bộ” daok jak ba padang 2 kapul patak pataom tui jalan buh ống tapai ngan haong 45 urang, yaok harei dom sa-ai patak pataom meng 5.000 đồng tagok. Yaom jien patak pataom hu tal urak ini jaik 20 triệu đồng saong hu pandar piah daong ka dom adei sa-ai dalam kapul, urang kamei Cam tuk gaok kan kandah, ruak kik, kurang jien brei ka anek mbang bac…
Ndom ka siam mekre di bruk “Kapul urang kamei Cam tiến bộ” di palei Phũm Xoài, xã Châu Phong, sa-ai Nguyễn Thị Ngọc Giàu – Phaok Akaok Kapul urang kamei Cam bal sit Tân Châu, tỉnh An Giang brei thau: Dahlak mboh jalan ngak ini hu kein laba, daong ka urang kamei Cam dak harei dak gul pataom, ba gauk cak rok patagok, oh daok kak drei tame haong dom adat cambat tanarakun klak oh daok lagaih, blaoh mai jaik jang haong rai diuk bahrau saong tapa nan brei mboh bản lĩnh, pren khang di drei piah dak padang baoh sang, bhap bani jeng yau rik daong pren tame bruk dak padang palei negar.
Bruk “Kapul urang kamei Cam tiến bộ” daok hu kapul urang kamei dom pakat dalam tỉnh pambak prong piah ka labaih 5.600 urang kamei Cam An Giang (dalam nan hu 3.500 hội viên) hu jalan piah hu mbaok tame dak harei dak ralo jang dom bruk xã hội. Tapa nan ngak brei pamedeih saong patagok pren khang di urang kamei dalam dom gah, daong ka adei sa-ai hu thau dom thông tin, hu klah rabha saong bac megru ilamu, khang hatai, sami samar saong brei mboh labik dang di drei dalam saman mbeik drei tame dunya./.
“Tổ Phụ nữ Chăm tiến bộ” – giúp nhau vượt khó
Nếu như trước đây, phụ nữ Chăm An Giang chỉ biết thêu thùa, may vá, làm nội trợ cho gia đình, thì ngày nay phụ nữ Chăm nơi đây ngày càng tham gia tích cực các phòng trào ở địa phương. Tại các làng Chăm nơi đây đã xuất hiện nhiều mô hình do phụ nữ Chăm thành lập với nhiều cách làm hay thu hút nhiều hội viên người Chăm tham gia. Đáng chú ý là mô hình “Tổ Phụ nữ Chăm tiến bộ” tại ấp Phũm Soài, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu. Mô hình này đã giúp chị em phụ nữ Chăm thay đổi dần nhận thức của mình, không còn sống khép kín như trước đây mà mạnh dạn tham gia các hoạt động lao động, sản xuất, kinh doanh cũng như các hoạt động xã hội khác.
Về thăm lại làng Chăm Phũm Soài, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, chúng tôi mừng vui trước sự khởi sắc của làng Chăm này. Những con đường được trải nhựa, nhiều căn nhà sàn truyền thống được xây dựng kiên cố khang trang và sẵn sàng đón khách tham quan theo mô hình du lịch cộng đồng. Điều khiến chúng tôi càng ngạc nhiên hơn khi được chứng kiến hoạt động của “Tổ Phụ nữ Chăm tiến bộ”. Đây là một hình thức tập hợp các chị em người Chăm cùng tham gia sinh hoạt xã hội, giúp nhau cùng tiến bộ.
Chị Fati Mah – Chi hội trưởng Chi Hội Phụ nữ ấp Phũm Soài, xã Châu Phong; Tổ trưởng “Tổ Phụ nữ Chăm tiến bộ” cho biết, sau hơn 3 năm thành lập, với 25 thành viên, tổ đã sinh hoạt định kỳ với nhiều nội dung phong phú, đa dạng, qua đó đã giúp nhiều hội viên phụ nữ Chăm trao đổi, học hỏi với nhau những cái hay, cái đẹp và loại bỏ những điều chưa tốt. Thông qua các buổi sinh hoạt của tổ, các chị em phụ nữ Chăm có điều kiện nói lên nguyện vọng của mình trong đời sống. Ngoài ra , các chị còn được tham gia vào các lớp học nâng cao kiến thức về pháp luật, bình đẳng giới, xây dựng gia đình hạnh phúc, tập huấn, hướng dẫn các mô hình sản xuất, kinh doanh… Điểm nổi bật nhất của “Tổ Phụ Chăm tiến bộ” ở đây là phong trào giúp nhau vượt khó, nuôi con ăn học được các thành viên thực hiện tốt với nhiều hình thức hỗ trợ nhau. Nhờ vậy, đến nay, trong 25 thành viên thì có đến 9 chị em có con đang học đại học tại An Giang, Thành phố Hồ Chí Minh và Malaisia. Chị Fati Mah cho biết: Chúng tôi trước đây không biết chữ, thấy thua thiệt với các chị em phụ nữ khác, bản thân tôi muốn người Chăm chúng tôi ngày càng tiến bộ, chứ không như trước đây nữa. Trước đây, cha mẹ chúng tôi khó khăn lắm nên không có điều kiện cho chúng tôi học hành, vì vậy mà tôi mong muốn thế hệ con em chúng tôi sẽ được học hành đến nơi đến chốn, học càng cao càng tốt, để sau này giúp ích cho xã hội.
Để tạo đồng vốn giúp các thành viên khó khăn, “Tổ Phụ nữ Chăm tiến bộ” đã vận động mỗi thành viên tiết kiệm 150 ngàn đồng một tháng; hùn vốn mỗi ngày 10 ngàn đồng, sau 15 ngày sẽ bóc thăm hỗ trợ cho một thành viên với số tiền 3 triệu đồng không tính lãi để có vốn làm ăn, phát triển kinh tế gia đình. Ngoài ra, “Tổ Phụ nữ Chăm tiến bộ” còn vận động thành lập 2 tổ tiết kiệm bằng hình thức bỏ ống thỏ với 45 thành viên, mỗi ngày các chị tiết kiệm từ 5.000 đồng trở lên . Số tiền tiết kiệm đến nay đã được gần 20 triệu đồng và được sử dụng vào mục đích hỗ trợ hội viên, phụ nữ Chăm khi gặp khó khăn trong đau ốm, bệnh tật, thiếu tiền cho con ăn học…Chị Rô Phi Ah – một thành viên vừa nhận được số tiền tiết kiệm từ “Tổ Phụ Chăm tiến bộ” cho biết: Tôi thấy mô hình này rất có ích, vả lại học tập và làm theo tấm gương Bác thì tôi thấy việc làm này rất thiết thực. Vì vậy mà tôi tiết kiệm bằng hình thức bỏ ống. Và khi nhận được số tiền tiết kiệm từ tổ thì tôi trang trải cho việc học của con và mua vật dụng trong gia đình.
Nói về hiệu quả của mô hình “Tổ Phụ nữ Chăm tiến bộ” ở ấp Phũm Xoài, xã Châu Phong, chị Nguyễn Thị Ngọc Giàu – Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang cho biết: Tôi nhận thấy mô hình này phát huy hiệu quả rất thiết thực, giúp phụ nữ Chăm ngày càng đoàn kết cùng phát triển, không còn bị ràng buộc bởi những phong tục lạc hậu mà đến gần hơn với cuộc sống mới và có điều kiện thể hiện bản lĩnh, năng lực của mình để xây dựng gia đình, cộng đồng cũng như góp sức xây dựng quê hương, đất nước.
Mô hình “Tổ Phụ nữ Chăm tiến bộ” đang được hội phụ nữ các cấp trong tỉnh nhân rộng để hơn 5.600 phụ nữ người Chăm An Giang (trong đó 3.500 hội viên) có điều kiện tham gia ngày càng nhiều hơn các hoạt động xã hội. Qua đó góp phần khơi dậy và phát huy tiềm năng của phụ nữ trên các lĩnh vực, tạo điều kiện cho chị em tiếp cận thông tin, trao đổi kinh nghiệm, trau dồi thêm kiến thức, rèn luyện tính tự tin, mạnh dạn, năng động và tự khẳng định bản thân trong thời kỳ hội nhập./.
Đoàn Sĩ VOV HCM
Viết bình luận