Urang Lào duikrai biak chreih chrai, bui sambai, abih di nyu lac urang biak takre doh takơ, chat tamia. Tok hu lagu daoh bhian randap yava tagok lac urang daa gauk tame tamia lagu lăm vông.
Tui sap Lào “lăm” lac doh, “vông” lac gul - vil, tamia lăm vông lac doh tamia tui hình tròn gul - vil. Kayua yau nan ye, tamia lăm vông brei hu sa kapul dang tui hình gul - vil, nao mai tui sap alat ragam . Ngan song bangsa Lào, lăm vông yau lisei huak, ia menyum bo thei thei jeng thau meng tuk bahrau 3 thun, 5 thun.
Bhap bini urang Lào mai pablei salih song dok veik di Buôn Đôn, xã tapen negar Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk meng di dom thun puac abhap 18, akaok bhap 19. Urak ni, urang Lào di Buôn Đôn hu labaih 220 urang , dok di xã Krông Na. Dom thun tapa, urang Lào dok pak ni, hu padang ngak rilo bruk ilamu piah khik ramik ilamu di bangsa .
Abih di nyu nan lac ilamu biak karei tapa lagu tamia lăm vông. Amuk H’On Kẹo Lào daok di buôn Trí B, xã Krông Na khan lac: Hulin thau tamia lăm vông meng tuk dok biak si, anek kamuan di hulin umo bahrau 5 - 7 thun jeng tamia biak gheih. Tamia lăm vông kak gam song raidiuk yaok harei nan ye di palei ni meng urang taha, tal uranaih sit thei jeng thau. Ngan song urang kamei, tuk tamia lăm vông lac gam mbeik plak tangin, gam kateik tangin tacei tame tangin ine, dom nek tangin peih prong tabiak song mbeik tame, takai yam nao 3 yam, yam kadun likuk sa yam, tui nan nao vòng tròn tui gauk. Tui bruk gheih di yaok urang tuk tamia bo pavil, nao gah anak, kadun gah likuk karei di gauk nan ye vòng tamia lăm vông hu biak rilo tư thế tamia. Ngan song urang likei bhian nao suai, nhịp nhàng dom động tác tui sap lagu piah lagaih song ayut daok tamia atau vòng tròn lăm vông. Lagu tamia lăm vông mboh biak njual njac, mbuan bac, mbuan tamia min brei hu bruk liman limuac di rup pabhap, 2 plak tangin .
Ngan song bangsa Lào, yaom lac dok di labik halei, ye adat cambat tanarakun jeng dreih yau gauk, abih di nyu nan lac lagu tamia lam vong. Tamia lăm vông oh kurang hu dalam rai duik di bangsa Lào. Urang likei Lào bhian takik tamia, min dalam dom mbang doh tako jeng hu mbaok mbaok tame tamia lăm vông haong adei sa-ai kumei ka nyu bui sambai.
Oh thei pato thei min urang taha, uranaih bangsa Lào di Buôn Đôn thei jeng thau tamia lăm vông, urang bac megru meng dom mbang bui sambai di puk palei bo jeng bhian randap, tok mehit sap alat ragam lac hu tamia lăm vông. Tamia lăm vông hu jeng sa ilamu di bangsa Lào, tapa nan brei mboh bruk gheih mekre di dom anai kumei, dom anek dara bangsa Lào./.
Điệu múa lăm vông của dân tộc Lào
Đối với người Lào, các lễ hội hay ngày vui trong gia tộc, cộng đồng đều không thể thiếu điệu múa lăm vông. Điệu múa lăm vông của dân tộc Lào là hình thức sinh hoạt tập thể vui tươi, có tác dụng giáo dục thẩm mỹ và kết nối tình hữu nghị giữa các dân tộc. TM Các DT Anh em tuần này, chúng ta cùng nghe giới thiệu về điệu múa duyện dáng này:
Người Lào có lối sống bình dị, hồn nhiên và rất sôi nổi, đặc biệt họ rất thích ca hát, nhảy múa. Chỉ cần có tiếng nhạc vang lên những bài hát quen thuộc là họ mời nhau vào điệu lăm vông.
Theo tiếng Lào “lăm” là hát, “vông” là tròn, múa lăm vông là hát múa theo hình tròn. Vì vậy, múa lăm vông phải có cả một đội xếp theo hình vòng tròn, chuyển động theo tiếng nhạc. Với dân tộc Lào, lăm vông như cơm ăn, nước uống mà ai cũng biết từ lúc mới lên 3 lên 5.
Cộng đồng người Lào đến giao thương và định cư tại Buôn Đôn, xã biên giới Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk từ những năm cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX. Hiện nay, người Lào ở Buôn Đôn có khoảng 220 nhân khẩu, tập trung sinh sống tại xã Krông Na. Những năm qua, người Lào sinh sống tại địa phương, đã duy trì nhiều hoạt động văn hóa nhằm bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc.
Đặc biệt là bản sắc văn hóa đặc trưng qua điệu lăm vông Bà H’On Kẹo Lào ở buôn Trí B, xã Krông Na chia sẻ: Tôi biết múa lăm vông từ khi còn rất nhỏ, con cháu của tôi mới lên 5 lên 7 cũng đã múa thuần thục. Múa lăm vông gắn liền với sinh hoạt đời thường nên ở buôn này người già, trẻ nhỏ ai cũng biết. Đối với phụ nữ, khi múa lăm vông động tác là vừa cuộn bàn tay, vừa ép ngón trỏ vào ngón cái, các ngón xoè rộng và uốn cong, nhịp chân ba bước tiến, một bước lùi cứ thế đi vòng tròn cùng mọi người. Tùy vào năng khiếu của mỗi người khi thể hiện điệu múa trong mỗi bài hát có những tư thế xoay, tiến, lùi khác nhau nên vòng múa lăm vông rất đa dạng tư thế múa. Đối với nam giới thường đi chậm, nhịp nhàng từng động tác theo tiếng nhạc để phù hợp với đối phương hoặc vòng tròn lăm vông. Điệu lăm vông nhìn nhẹ nhàng, đơn giản, dễ học, dễ nhảy, nhưng cần sự mềm dẻo của cơ thể, đôi bàn tay.
Đối với dân tộc Lào, dù sinh sống ở đâu, thì phong tục, tập quán sinh hoạt cũng giống nhau, đặc biệt là điệu múa lăm vông. Múa lăm vông không thể thiếu trong đời sống của dân tộc Lào. Đàn ông Lào thường ít khi múa, nhưng trong các dịp văn nghệ vẫn cùng chị em tham gia lăm vông góp vui.
Chẳng ai dạy ai nhưng người già, trẻ nhỏ dân tộc Lào ở Buôn Đôn ai cũng biết múa lăm vông, tất cả học từ những cuộc vui chung của buôn làng mà thành thói quen, chỉ cần nghe tiếng nhạc là có thể lăm vông nhịp nhàng. Múa lăm vông đã trở thành một nhu cầu sinh hoạt văn hoá của dân tộc Lào, tôn lên vẻ đẹp duyên dáng của những cô gái, thiếu nữ dân tộc Lào./.
Viết bình luận