Meng kan, Tết xíp xí di urang Thái Mbong nan lac tukvak piah pok pandap tagok bayar dhar phol ka po yang, po mebhang hu pacang khik daong ba ka bhap bani hu rai diuk trei sil, pacang khik bruk ngak mbang pala drak brei hu rilo padai brah saong jeng lac tukvak piah ka dom baoh sang ngak adat cúng suan yava anek kabao. Dalam tuk ngak adat thầy cúng brei kubao mbang sara piah kanar hadar tal jalan mai palei, tuh alak tagok akaok piah patuah jamo, pok likau oh njuak athur sahanak mbang ralaow, oh njuak laik trun lubang, galun trun ceik… Hadei di ngak adat blaoh palao kubao tame glai labik hu mblang hareik piah ka kubao padeih padei mek veik pren yava hadei di sa bilan li-ua. Ngan haong dom pandap panda piah ngak nong hu ramik veik ka nyu siam piah vụ hadei ba tabiak ngak.
Yau nan min, dom adat ini dalam Tết xíp xí harei ini oh daok tra. Harei 14 bilan 7 hu mikva urang Thái mbong mong yau sa harei tết uan bruk ngak hu dalam pala drak glaih glar dalam 6 bilan akaok thun, thei nao atah jeng mai sang pataom mbaok, anek taco pamaong tal akaok ong kei, alin hadaih ka ong amuk, amaik ame dom pandap panda kayua drei ngak tabiak, brei mboh ilamu meng kan nan lac kanar hadar tal halaw gha di bangsa. Tui hatai saneng di urang Thái mbong, anek ada ba mai kadha oh patuah jamo, kanjah kanjah jhak njuak palao trun kraong. Kayua nan ye, langiu di adat cúng giải hạn, dalam Tết xíp xí, urang Thái mbong daok cúng ada likau trei sil, jap karo salamat.
Harei Tết xíp xí di urang Thái mbong di Lai Châu nan lac njuak cúng saong mbang van kreh pandiak dom kaya mbang, dom janih har meng kan di bangsa jeng hu kuhria caga meng page mesup biak tani tanat. Ong po sang pok talam salao cúng ong akaok ong akei brei mboh hatai iek prong ngan haong dom urang lahik blaoh. Anak bàn thờ ginreih, dom urang dalam sang daok vin taom dhar veik haong guak salih guak kakuh likau ong akaok akei daong ba anek taco ngak mbang ginup meda, manuac sia dalam sang jap karo salamat. Ong Chu Văn Hạnh, daok palei Bình Luông, bal sit Tam Đường, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu ndom lac: “Langiu di tết nguyên đán, dalam sa thun urang Thái daok hu harei 3 bilan 3 nan lac tết thanh minh, harei 5 bilan 5 tết Đoan Ngọ, 14 bilan 7 nan lac tết xíp xí saong tết 9 bilan 9 saka aia bulan. Dalam dom harei tết nan sang halei jeng hu thik ada tjik menuk ngak talam salao lisei cúng ong akaok ong akei saong ngak dom janih pandap mbang biak karei di bangsa, daa adei sa-ai guak gar atah jaik mai mbang ma-in, tadhau ayuh ka guak dom panuac siam mekre…”.
Talam salao cúng harei Tết xíp xí oh njuak tok brei mboh sang kaya meda, trei sil bo daok brei mboh hatung hatai pachreih tuai damuai di po sang. Dalam không khí chreih chai bui sambai, po sang haong mbaok capi “tính tẩu” giãi bày tình cảm meng panuac ndom mộc mạc, sap yava njoh njac, ngak ka van tiệc hu makna jang. Tuk nan alak nồng hu njaom, manuac urang dalam sang jak guak ma-in bui dom kadha ma-in bhap bani, daoh tamia dom kadha daoh bhap bani ndung bak asal ilamo bangsa. Piah blaoh di nan, dom urang hu mbaok di nan, mong mboh hu không khí Tết xíp xí gam haong bhap bani Thái, yaom lac tok sa mbang jeng kanar hadar miet.
Tết xíp xí hu peih ngak tui yaok baoh sang, hu labik tui talei but pajaih saong tui jien ndo di yaok baoh sang bo peih ngak prong atau sit karei di guak, nan lac sa janih siam gheih ilamo di urang Thái mbong Tây Bắc hu khik veik meng rai ini tapa rai diah./.
Về bản người Thái Trắng Tây Bắc vui Tết xíp xí
Hàng năm cứ vào ngày 14 tháng 7 âm lịch, người Thái trắng lại tổ
chức Tết xíp xí theo nét đặc trưng riêng của dân tộc. Đây được coi là Tết lớn
nhất của người Thái trắng vùng Tây Bắc. Mời đồng bào cùng nghe bài giới thiệu về Tết xíp xí của
người Thái trắng ở Lai Châu của Thuý
Ngoạn, CTV Đài Tiếng nói Việt Nam :
Ngày xưa, Tết xíp xí của người Thái Trắng là dịp dâng lễ vật để tạ ơn thần linh, thổ địa đã chở che cho dân bản cuộc sống an lành, bảo vệ mùa màng bội thu và cũng là dịp để cho các hộ làm lễ cúng vía trâu. Trong lễ thầy cúng cho trâu ăn muối để nhớ đường về bản, đổ rượu lên đầu nhằm lấy may, cầu mong không bị thú dữ ăn thịt, không bị rơi xuống hố, ngã lăn vực sâu… Sau khi cúng xong thả trâu vào rừng nơi có bãi cỏ để trâu nghỉ ngơi lấy lại sức sau một mùa cày, bừa. Đối với các công cụ sản xuất được sửa sang cất gọn để vụ sau mới đem ra dùng.
Tuy nhiên, các lễ này trong Tết xíp xí ngày nay không còn nữa. Ngày 14 tháng 7 được bà con người Thái trắng coi như một ngày tết ăn mừng thành quả lao động vất vả trong sáu tháng đầu của một năm, ai đi xa cũng về đoàn tụ, con cháu hướng về tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ những sản vật do chính mình làm ra, thể hiện truyền thống nhớ về cội nguồn của dân tộc. Theo quan niệm của người Thái trắng, con vịt mang điều không may mắn, điềm xấu, điềm gở trôi theo dòng nước. Vì thế, ngoài lễ cúng giải hạn, trong Tết xíp xí, người Thái trắng cúng vịt cầu mong sung túc, an lành.
Ngày Tết xíp xí của người Thái trắng Lai Châu là phải cúng và ăn buổi trưa nên các món ẩm thực, các loại bánh truyền thống của dân tộc cũng được chuẩn bị ngay từ sáng sớm thật tươm tất. Ông chủ dâng mâm lễ cúng tổ tiên tỏ lòng thành kính với những người đã khuất. Trước bàn thờ linh thiêng, các thành viên trong gia đình ngồi quây quần đông đủ lần lượt vái lễ cầu mong phù hộ con cháu ăn nên làm ra, cả nhà khỏe mạnh. Ông Chu Văn Hạnh, ở bản Bình Luông, thị trấn Tam Đường, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu chia sẻ: “Ngoài tết nguyên đán, trong một năm người Thái còn có ngày 3 tháng 3 là tết thanh minh, ngày 5 tháng 5 tháng năm tết Đoan Ngọ, 14 tháng 7 là tết xíp xí và tết 9 tháng 9 âm lịch. Trong những ngày tết đó nhà nào cũng mổ gà, vịt làm mâm cơm cúng tổ tiên và nấu những món ẩm thực đặc trưng của dân tộc, mời anh em họ hàng đến chung vui, chúc cho nhau những lời tốt đẹp…”.
Mâm cỗ ngày Tết xíp xí không chỉ thể hiện sự sung túc, no đủ mà còn thể hiện lòng mến khách của gia chủ. Trong không khí ấm áp, vui vẻ, chủ nhà với cây đàn “tính tẩu” giãi bày tình cảm bằng ngôn từ mộc mạc, âm thanh réo rắt, làm cho bữa tiệc thêm ý nghĩa. Khi men rượu nồng đã ngấm họ cùng nhau chung vui với các trò chơi dân gian, múa, hát các bài dân ca mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Để rồi, những ai từng được tham gia, chứng kiến không khí Tết xíp xí cùng đồng bào Thái, dù chỉ một lần cũng phải nhớ mãi.
Tết xíp xí được tổ chức theo từng gia đình, có nơi theo dòng họ và tùy từng hoàn cảnh gia đình mà tổ chức to, nhỏ khác nhau, là một nét đẹp văn hóa được người Thái Trắng Tây Bắc truyền từ đời này sang đời khác./.
Viết bình luận