Nghệ nhân Đinh Rung lac sa dalam 8 urang di tỉnh Gia Lai birau hu Akaok negar pok brei angan Nghệ nhân Ưu tú (mbang 2, thun 2019). Ong jeng lac nghe nhan daoh sử thi puac abih di palei Châu (lac ilamu di bhap bini daok mbuan lahik kayua oh hu thei pato). Ong hadar kanal abih saong daoh khan hu 7 akayat atah, brei thau ka dom asar kadha karei di gauk: khan ka taco di sa po yang jeng cim gireih, khan ka dom urang likei taong gauk yau jaleik langik glut taneh kayua meblah gauk sa urang kumei…Abih di nyu nan lac, sử thi “Jơn-Mâu” lac dalikan hu biak di bhum taneh Kông Chro, ndem ka bruk meyut meyau di dua urang likei kumei dalam but pajaih. Bruk ranam gauk di dua urang nan oh jeng, ong taha palei taong phạt dua urang nan 30 drei kubao, 7 drei pabe, 9 drei pabui, 14 drei manuk. Dua urang nan kham merat yam tapa dom bruk taong phạt, sanya metai lahik hu gauk. Min puac di abih dua urang nan oh jeng diuk jeng pasang hu nan ye ba gauk metai…Yaom lac biak druat druai min ini lac dalikan hu urang ieu ong daoh khan ralo di abih.
Pataom katut yau nan, min tui ong Đinh Rung, yaok akayat sử thi brei daoh khan tal 3 harei 3 melam oh padeih meng abih. Ong klao lac: “ Dom sử thi atah yau nan, nan ye tuk daok guk, daoh khan meng bilan pandiak tal bilan hajan meng abih sa dalikan. Tuk daok guk Pleiku, dahlak hadar ta-eng huyện Kông Chro hu labiah 30 urang Bahnar, urang biak takre dom damnei. Nan ye drei bhian daoh khan ka urang pang piah var harei var bilan saong cadu nao hatai uan sang. Urang bangsa Jrai daok guk tuk nan jeng biak ralo, urang biak takre pang sử thi nan ye drei bac sap Jrai dalam guk saong daoh khan meng sap Jrai ka urang pang”.
Nghệ nhân Đinh Rung maong tagok phun kayau xà cừ praong lavik thun suak yawa atah, lac: “ Drei hu 4 urang anek min khol nyu oh thei thau daoh. Khol nyu thau asar di dalikan min oh thau daoh ye oh jeng. Daoh khan brei hu suan tah, sap bingi pang, prein khang kadang ye dalikan meng pachreih hu urang pang. Urang Bahnar biak takre sử thi, hu biak rilo urang dauh mai bac min ralo urang klak oh tui hu.” Dahlak lac: “Tuk daok sit, ong bac sử thi di thei saong bac yau halei nan ong pato veik ka dom rairah uranaih yau nan”. Pang blaoh, ong Đinh Rung lac: “Jeng oh. Drei bac meng ame pajeng. Pang ong daoh taphia ging apui miat bloh kanal, blaoh daoh tui. Min nan lac meng kan, urak ini oh hu thei daok dak dalikan taphia ging apui meng melam ini tapa harei diah yau nan tra.” Tui ong, bruk praong di akayat lac labik daoh khan, ye urak ini oh daok. Raidiuk birau ngak brei harei yau atah jang saong melam yau katut veik. Anek menuac jar var jang haong bruk ngak mbang duah jien, oh thei hu tukvak daok melam ini tapa melam diah piah pang dalikan. Gam dom bruk karei karei ngak ka sử thi oh daok labik dang, yaom lac hu tukvak, nyu lac prein khang pabak ka raidiuk bhap.
Thạc sĩ Nguyễn Quang Tuệ-Akok jabat Quản lý Di sản di Sở Ilamu-Thể thao saong Du lịch tỉnh Gia Lai hu rilo thun roh duah ka sử thi Bahnar lac: “Daok di kreh ceik glai praong, atah di gah langiu, sử thi di urang Tây Nguyên oh lac drap ar quý di ilamu bhap bini, bo daok lac sa gilang sajarah biak siam biak gheih…”
Piah thau dom thun bilan tapa di bhum taneh Tây Nguyên, urang duah mai saong sử thi. Biak patuah lac mbiah tal urak ini, Gia Lai jeng daok hu dom nghe nhan daoh sử thi dalam bhap bini. Min dom nghe nhan daok dak harei dak takik nao. Harei hadei, dom sử thi praong, brei thau ka raidiuk, ka rilo caong khin di menuac urang di bhum Đông Trường Sơn oh thau hu thei patui veik halei oh./.
Người kể sử thi cuối cùng ở làng Châu
Với thế hệ trẻ ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, Gia Lai), nghệ nhân Đinh Rung không khác gì một “vị thần” bước ra từ sử thi: dũng cảm, gan dạ, đánh giặc giỏi, có trí nhớ siêu việt khi thuộc và hát được những pho sử thi đồ sộ cha ông truyền lại một cách tài tình. TM CDTAE hôm nay, mời đồng bào và các bạn cùng nghe giới thiệu về Nghệ nhân Ưu tú Đinh Rung
Nghệ nhân Đinh Rung là một trong 8 cá nhân của tỉnh Gia Lai vừa được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú (đợt 2-năm 2019). Ông cũng là nghệ nhân hát kể sử thi (loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian đang đứng trước nguy cơ biến mất do không có truyền nhân) cuối cùng ở làng Châu. Ông thuộc trọn vẹn và hát kể được 7 sử thi dài, phản ánh nhiều nội dung khác nhau: kể về cháu của một vị thần hóa thành chim thần, về những chàng trai đánh nhau long trời lở đất để giành giật một người con gái… Đặc biệt, sử thi “Jơn-Mâu” là câu chuyện có thật ở vùng đất Kông Chro, kể về tình yêu của một đôi trai gái trong cùng một dòng tộc. Tình yêu không được làng chấp nhận, già làng đã phạt đôi trai gái 30 con trâu, 7 con dê, 9 con heo, 14 con gà. Hai người đã vượt qua mọi trách phạt, thề hẹn sống chết cùng nhau. Tuy nhiên, cuối cùng họ vẫn không lấy được nhau nên tìm đến cái chết… Dẫu rất buồn nhưng đây là câu chuyện thường được mọi người yêu cầu ông kể nhiều nhất.
Tóm tắt vậy, nhưng theo nghệ nhân Đinh Rung, mỗi sử thi phải kể đến 3 ngày 3 đêm không nghỉ mới hết. Ông cười bảo: “Những sử thi dài như vậy nên hồi còn bị tù đày, kể từ mùa khô sang mùa mưa mới xong 1 chuyện. Thời kỳ ở nhà lao Pleiku, mình nhớ riêng huyện Kông Chro có khoảng trên 30 người Bahnar, họ rất yêu thích những câu chuyện thần thoại. Vì vậy, mình thường hát kể cho họ nghe để quên ngày, quên tháng và vơi đi nỗi nhớ nhà. Tù nhân người Jrai hồi đó cũng rất đông, họ cũng rất thích nghe sử thi nên mình học tiếng Jrai trong tù và hát kể bằng tiếng Jrai cho họ”.
Nghệ nhân Đinh Rung ngước đôi mắt già nua nhìn lên tán xà cừ cổ thụ buông tiếng thở dài: “Mình có 4 người con nhưng chúng nó không biết hát như mình. Chúng có thể thuộc nội dung câu chuyện nhưng không biết hát để thể hiện thì cũng chịu thua. Hát kể phải có hơi thật dài, giọng thật hay, thật khỏe thì câu chuyện mới hấp dẫn. Người Bahnar vẫn yêu sử thi lắm, rất nhiều người đã tìm mình để học nhưng rồi phần lớn bỏ cuộc”. Tôi nói: “Hồi nhỏ, ông đã học sử thi từ ai và học như thế nào thì ông hãy dạy lại cho lớp trẻ như vậy”. Nghe xong, nghệ nhân Đinh Rung khẳng định ngay: “Không thể được. Mình học từ cha mình. Nghe ông kể mãi bên bếp lửa thì thuộc rồi hát theo. Nhưng đó là hồi xưa, bây giờ không ai còn nằm bên bếp lửa kể chuyện hết đêm lại ngày như thế nữa”. Theo ông, quan trọng nhất của sử thi là không gian diễn xướng, thì nay đã không còn. Cuộc sống mới khiến ngày như dài hơn và đêm như ngắn lại. Con người tất bật hơn với việc kiếm sống, không ai dành thời gian ngồi từ đêm này sang đêm nọ chỉ để nghe kể một câu chuyện. Cùng vô vàn những yếu tố khác tác động đã khiến sử thi mất dần đất sống, dù đã có thời kỳ, nó là nguồn sống tinh thần cho cả cộng đồng.
Thạc sĩ Nguyễn Quang Tuệ-Trưởng phòng Quản lý Di sản (Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh gia Lai) đúc rút sau nhiều công trình nghiên cứu dài hơi về sử thi Bahnar rằng: “Sống giữa núi rừng hùng vĩ, xa cách với thế giới bên ngoài, sử thi của người Tây Nguyên không chỉ là vốn quý về văn nghệ dân gian, mà còn là một kho tàng lịch sử sống động… “
Để hiểu về những năm tháng đã qua trên vùng đất Tây Nguyên, người ta không thể không tìm đến sử thi. Điều may mắn là cho đến nay, Gia Lai vẫn còn một số nghệ nhân có thể hát kể sử thi tại cộng đồng. Nhưng con số nghệ nhân khiêm tốn ấy đang ít dần đi từng ngày. Rồi đây, những pho sử thi đồ sộ, phản ánh đời sống vô cùng phong phú, kỳ ảo, nhiều mơ ước, khát vọng của người bản địa Đông Trường Sơn không biết sẽ có ai kể tiếp./.
Viết bình luận