Bhiệc bhan kết nghĩa đhi noo âng manứih Cơtu
Thứ tư, 00:00, 21/10/2015

Ooy zâp bhiệc bhan âng manứih Cơtu, tỉnh Quảng Nam cơnh Hơnh déh ha’roo t’mêê, bhuốih a’vị, bhiệc bhan hơnh déh moót gươl t’mêê, lơi jợ manứih chêết… nắc vêy mưy bhiệc bhan cắh choom cắh vêy bhiệc pâr Ngoóch. Đoọng chấc lêy năl lấh mơ ooy bhiệc kết nghĩa đhi noo âng manứih Cơtu hacơnh, t’ruíh xâng p’rá xa’nay cóh gươl bêl đâu nắc xay moon gít ooy bhiệc nâu. Đhanuôr lâng pr’zợc đh’rứah đương xâng:

T’coóh vel Alăng Avel c’moo đâu nắc k’noọ 90 c’moo, cóh vel Tà Lang, chr’val Bhalêê, chr’hoong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đoọng năl, bhiệc bhan kết nghĩa đhi noo nâu đoọng đoàn kết, k’đhơợng zư k’tiếc k’ruung, vel bhươl, k’tiếc bhrợ cha, penh bơơn… pa’xoọng c’rơ, zooi zúp đh’rứah zêl cha’goong lâng boo đhí, túh bhlong, a’rập a’bhưi đắh lơơng. Bhiệc nâu dzợ zúp đoọng zâp apêê đha’đhâm c’moor chấc lêy tr’năl đh’rứah tơợ 2 vel bhươl ta’cắt lalay. Bêl bhrợ bhiệc bhan, hội đồng t’coóh vel 2 đắh quyết định zâp đắh bhiệc lâng bhrợ têng paliêm đợ bhiệc cắh liêm crêê, tr’vay tr’lin. Xang bêl bhrợ têng bhiệc bhan, 2 vel bhươl nắc lêy cơnh đhi noo mr’đoo đông, zâp râu xa’nay t’ruíh n’hâu cung bơơn xay moon bhrợ paliêm đấh loon, lâng bơơn quyền bhrợ têng cha, penh bơơn, chắp kiêng đh’rứah, zooi zúp ặt mamung, padưr pa’xớc.

Pâr ngoóch nắc bhiệc bhan pậ chr’nắp, bơơn ra’văng bhrợ liêm chr’nắp, vêy bấc manứih pấh bhrợ lâng cr’chăl t’ngay đenh bhlâng. T’coóh vel nắc chr’nắp bhlâng đắh bhiệc ra’văng, pazao đoọng cr’noọ bh’rợ ha zâo pr’loọng đông vêy avị đêệp, búah, n’coo a’xiu, lêệ la zâp râu, a’tứch a’đha, a’lợ tr’ơớih âng apêê pân’đil tự taanh bhrợ lâng hi’la chi’loọn, n’đoóh a’doóh đoọng bhrợ lưu niệm ha vel bhươl bơơn k’đươi pấh. zâp t’coóh vel bhuốih Giàng, zước nhăn đoọng ha 2 vel bhươl đoàn kết, ắt pazưm. Ooy bhiệc bhan nâu, zâp apêê cóh vel nắc zêng bơơn đươi đh’rứah liêm, cắh chấc xay moon p’niên t’coóh, pân’jứih pân’đil, zêng bơơn âm cha đh’rứah, bơơn pác đoọng lêệ a’ọc, hát hò, bhrợ bh’noóch, prá pr’ma. Ooy bhiệc bhan nâu, vêy bấc đha’đhâm c’moor cóh vel cắh cậ đắh vel bhươl lơơng nắc chấc lêy năl đh’rứah, tr’bơơn diịc điêl, bhrợ p’cắh văn hoá ooy đắh ch’na đh’nắh cơnh cher đoọng, tr’pác ma mơ cơnh vêy hun ha p’niên ắt cóh luônh k’căn, cắh cậ ha pr’loọng đông vêy manứih lướt bộ đội. múa hát ooy bhiệc bhan pâr ngoóch, c’bhúh ta’mooi nắc apêê đha’đhâm k’rơ k’đơơng a’cọ, xang nặc tước apêê ga’rựa t’ha váih uy tín, xang nặc tước pân’đil lâng t’tưn hơơn nắc p’niên. Hadợ đắh zước moon bhrợ têng dưr dzoọng 2 đắh c’lâng đoọng đương hơnh déh, k’đươi ta’mooi moót ooy Gươl. Xang nặc 2 đắh đh’rứah múa hát. Vel bhươl Cơtu bhrợ têng nắc ra’văng jập đô bhuốih bhrợ cơnh nắc đợ bh’năn 4 dzung cơnh a’ọc, xong óih, a’mọ… hadợ vel bhươl Cơtu bơơn k’đươi ra’văng zâp pr’đươi bhuốih cơnh a’tứch, a’chim, a’xiu… lâng zâp râu bhơi r’véh crâng.. ooy đông gươl, đhanuôr nắc đh’rứah ra’văng a’pướih ch’na bhuốih pazêng a’tứch ta luộc, a’ham a’tứch, 1 p’nong a’xiu hr’liêng p’riêng, 2 p’nong a’puội, 2 p’nong xong đông p’riêng lâng búah tà vạc đoọng bhuốih giàng, tô gộ, a’dích a’bhướp. 2 c’la vel bhươl nắc bhuốih nhăn. Xang bêl bhuốih nhăn, 2 c’la vel bhươl nâu nắc pay a’ham a’tứch xứt ooy mang. Zâp ngai vêy mặt đhị đâu cung zêng ta xứt a’ham a’tứch bhrợ p’cắh râu đoàn kết pazưm đh’rứah âng 2 vel bhươl. Glúh đhị tang gươl, 2 c’la vel bhươl nâu nắc bhuốih nhăn, t’coóh vel lâng đha’đhâm cóh vel nắc bơơn k’đươi k’đhơợng coóih tắc ta’rí. Chiing cha’gâr dưr chr’va xưl, pân’jứih pân’đil nắc tân tung da dặ r’rộ r’răm ting truyền thống. bêl ta’rí tắc chêết nắc pay m’bhoong pluum ooy ta’rí, zâp râu bánh cung đợc đhị ta’rí chêết lâng cr’noọ zước nhăn đoọng ha ta’rí chô ắt mamung đắh tốh cung bơơn k’bhộ ngăn… xang nặc đhanuôr cóh vel cha bánh, xứt a’ham ta’rí ooy mang, đhị tuôr đoọng zước nhăn c’rơ tr’mung, bơơn bhrợ bấc, đhanuôr k’bhộ ngăn. Ta’rí ta p’zi bhrợ têng zâp râu ch’na truyền thống. zâp ngai k’rong pazưm đhị đông gươl âm cha, bhui har ặt chi’ớh, bhrợ bh’noóch, prá pr’ma tước t’ngay t’tưn. Bhiệc bhan Pâr ngoóch, đoọng lêy manứih Cơtu tơợ ahay a’hươn ơy vêy bhrợ têng liêm ta’níh, năl đoàn kết đoọng ặt mamung padưr pa’xớc.

 

LỄ  “KẾT NGHĨA ANH EM” CỦA NGƯỜI CƠ TU

Trong các lễ hội của người Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam như: Ăn mừng lúa mới, ăn mừng được mùa (Bhuối a ví), lễ hội ăn mừng nhà Gươl mới, đám ma… có một lễ hội không thể thiếu là lễ hội kết nghĩa anh em (Pâr ngoóch). Để hiểu hơn về lễ kết nghĩa anh em của người Cơ Tu như thế nào, tiết mục “Dưới mái nhà Gươl” hôm nay sẽ nói rõ về điều này. Mời bà con và các bạn cùng nghe.

 Già làng Alăng Avel năm nay đã gần 90 tuổi, ở thôn Tà Làng, xã Bhalêê , huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết: Lễ hội kết nghĩa anh em (Pâr ngoóch) nhằm mục đích đoàn kết để quản lí lãnh thổ, địa bàn lao động sản xuất, địa bàn săn bắt, hái lượm… tăng thêm sức mạnh, hỗ trợ nhau chống chọi với thiên tai, thú dữ và kẻ thù khác từ bên ngoài. Lễ còn giúp cho các thanh niên nam nữ được tìm hiểu nhau từ hai làng chia cách. Khi làm lễ, hội đồng già làng hai bên quyết định mọi vấn đề và hòa giải hết những chuyện bất đồng, mâu thuẩn, thù hằn còn vướng mắc xưa nay. Sau khi tiến hành lễ, hai làng coi như anh em một nhà, bất cứ câu chuyện gì cũng được thương lượng, hòa giải kịp thời, đồng thời được quyền lao động sản xuất, săn bắt, yêu thương nhau, giúp nhau cùng tồn tại và phát triển…

Pâr ngoóch là lễ hội lớn nhất, được chuẩn bị công phu, có đông người tham gia với thời gian chuẩn bị lâu nhất. Già làng đóng vai trò rất quan trọng trong việc chuẩn bị, giao chỉ tiêu cho từng hộ gia đình có nếp, rượu cần, ống cá, thịt các loại, gà vịt, chiếu gối phụ nữ tự đan bằng lá cọ rừng, khố váy để làm quà lưu niệm cho thôn được mời. Các già làng cúng Giàng phù hộ cho hai làng đoàn kết, gắn bó. Trong lễ, các thành viên trong thôn, làng được hưởng như nhau, không phân biệt lớn nhỏ hay trai gái, được ăn thoải mái, được chia thịt theo đầu người, được hát hò, hát đối đáp, hát giao duyên, hát lí, nói lí. Qua lễ hội, có nhiều thanh niên nam nữ trong làng hoặc ngoài làng tìm hiểu, yêu nhau trở thành vợ chồng; thể hiện nếp văn hóa trong ẩm thực như tặng, cho, biếu xén, chia phần rất công bằng và hợp lí như có phần cho em bé trong bụng mẹ, hay cho gia đình có người đi bộ đội. Múa trong lễ hội Pâr ngoóch, đoàn khách dẫn đầu là các thanh niên, trung niên mạnh khỏe rồi đến các cụ già làng có uy tín, tiếp đó đến phụ nữ và cuối cùng là trẻ em. Còn bên đăng cai đứng hai bên đường để đón, mời khách vào nhà Gươl. Sau đó hai bên cùng múa xen kẽ theo vũ điệu. Làng Cơ Tu đăng cai chuẩn bị lễ vật cúng là những con vật có vú 4 chân như heo, mang, nai, chuột... Còn làng Cơ Tu được mời chuẩn bị, đồ cúng là những con vật không có vú như: gà, chim, cá... và các loại rau rừng. Trong nhà Gươl, dân làng cùng nhau chuẩn bị mâm cơm cúng gồm: gà luộc, tiết gà, một con cá niên nướng, 2 con ốc, 2 con chuột khô và rượu tà vạt, dâng lên cúng Jàng, tổ tiên, ông bà. 2 chủ làng cùng khấn vái. Sau khi khấn, 2 chủ làng lấy tiết gà bôi lên trán nhau. Mọi người có mặt trong buổi lễ cũng lần lượt bôi tiết gà cho nhau, thể hiện tình đoàn kết gắn bó giữa hai làng. Ra sân Gươl, 2 chủ làng khấn và cúng trên rồi đọc bài khóc tế trâu. Già làng và thanh niên làng được mời sẽ cầm dụ đâm trâu. Trống chiêng vang lên, nam nữ thanh niên tay trong tay rộn ràng, uyển chuyển trong điệu múa truyền thống. Khi trâu bị đâm chết, đồng bào lần lượt lấy tấm tút đắp lên mình trâu, các loại bánh cũng được họ đặt vào chỗ trâu chết với ước vọng cầu cho con trâu đi vào thế giới thần linh cũng được no đủ... Rồi dân làng ăn bánh, bôi tiết trâu lên trán, lên cổ cho nhau để cầu mong sức khỏe dồi dào, mùa màng tươi tốt, dân làng no đủ... Trâu được xẻ thịt chế biến thành các món ăn truyền thống. Mọi người tụ tập lại nhà Gươl ăn uống, vui chơi, hát lí tới tận sáng hôm sau. Lễ hội Pâr ngoóch, cho thấy người Cơ Tu từ xa xưa đã có tổ chức, có kỉ luật, biết đoàn kết để trường tồn và phát triển.

 

 

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC