Bh’nơơn bh’rợ liêm choom cóh bh’rợ dân số - kế hoạch hoá pr’loong đông cóh Nam Giang.
Thứ tư, 00:00, 28/10/2015

Lướt xay moon, p’too pa choom crêê cơnh, p’têết đh’rứah lâng bh’rợ bhrợ pa dưr pr’loọng đông liêm choom, bhrợ têng ta luôn pazêng c’bhúh cắh n’niên k’coon thứ 3… nắc ơy ting chrooi đoọng ooy bh’rợ dân số cóh chr’hoong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam vêy ta bhrợ liêm choom, ting t’ngay ha dưr dal rau liêm choom cóh pr’ắt tr’mông âng đhanuôr. T’ruíh: Xơợng p’rá xa nay cóh Gươl tuần n’nâu, đhanuôr lâng pr’zớc đh’rứah chêếc n’năl ooy bh’rợ dân số - kế hoạch hoá pr’loọng đông cóh chr’hoong Nam Giang ớ.

 Xay moon cr’noọ xa nay pa dưr rau liêm choom cóh bh’rợ dân số, kế hoạch hoá pr’loọng đông p’têết lâng pa dưr dal c’năl âng đhanuôr, pa dưr kinh tế - xã hội, pa xiêr đharứt nhâm mâng cóh zr’lụ đhanuôr acoon cóh, cóh pazêng c’moo ahay chr’hoong Nam Giang ơy bhrợ têng bấc bh’rợ đoọng bhrợ crêê cơnh pazêng cr’noỌ bh’rợ, bhrợ têng lâng pa dưr rau liêm choom dân số cóh vel đông. Ting cơnh t’coóh Trần Tấn Tài – Giám đốc Trung tâm DS – kế hoạch hoá pr’loọng đông chr’hoong Nam Giang, rau liêm choom âng bh’rợ dân số đhị vel đông cóh pazêng c’moo ahay nắc bhrợ t’váih rau liêm choom tước ooy pr’ắt tr’mông âng đhanuôr, ting chrooi đoọng ooy bh’rợ xay bhrợ chính sách pa dưr kinh tế - xã hội âng pazêng vel đông đhị chr’hoong. Đươi vêy cơnh đêếc, tước nâu cơy bấc pr’loọng đông, bhươl cr’noon ơy choom t’bil lơi đharứt nhâm mâng, bhrợ nhâm mâng ting cơnh xa nay pr’loongj đông văn hoá, dưr váih manuýh liêm choom cóh pr’ắt tr’mông zazum đhị da ding k’coong. Tr’haanh bhlâng nắc cơnh pr’loọng đông t’coóh Đinh Văn Náo cóh cr’noon Rô ( chr’val Cà Dy); Coor Dênh ( cr’noon Vinh), A Lăng Piêm ( cr’noon 2, chr’val Tà Pơơ) A rất Vừng ( thị trấn Thạnh Mỹ)… lâng bấc bh’rợ kinh tế liêm choom, ting chrooi đoọng rau chr’nắp ooy bh’rợ bhrợ pa dưr pr’ắt tr’mông văn hoá, đơơng âng bh’rợ dân số đhị vel đông nhâm mâng.

Đh’rứah lâng rau k’rang âng zập cấp uỷ đảng, chính quyền lâng rau t’bhlâng k’rơ lấh mơ âng pazêng apêê bhrợ têng bh’rợ dân số cóh vel đông, ơy bhrợ t’váih rau tr’xăl liêm choom pa bhlâng ooy c’năl lâng bh’rợ cóh bh’rợ xay bhrợ bh’rợ DS – kế hoạch hoá pr’loọng đông, ting chrooi đoọng rau chr’nắp ooy cr’noọ bh’rợ pa xiêr đharứt nhâm mâng. Rau liêm choom cóh tr’nơớp tơợ bh’rợ DS – kế hoạch hoá pr’loọng đông ơy bhrợ t’váih c’rơ pa dưr kinh tế - xã hội, bhrợ t’váih rau chr’nắp tước bh’rợ pa xiêr đhr’năng n’niên k’coon thứ 3 tếh ooy piing lâng ting t’ngay chrooi đoọng pa dưr rau liêm choom âng dân số đoọng ha đhanuôr đhị đâu. Tơợ đêếc, bhrợ k’rơ bh’rợ bhrợ t’bhứah bh’rợ liêm choom, bhrợ pa dưr bhươl cr’noon văn hoá, bhrợ crêê cơnh cr’noọ pa dưr dal rau liêm choom cóh pr’ắt tr’mông âng đhanuôr lâng t’hước tước cr’noọ pa xiêr đharứt nhâm mâng – t’coóh Tài prá cơnh đêếc.

Hân đhơ bh’rợ dân số cóh vel đông ơy bấc rau tr’xăl liêm choom, nắc c’năl âng đhanuôr dzợ ếp, pr’ắt tr’mông kinh tế dzợ lum bấc rau zr’nắh k’đháp, nắc bhrợ t’váih đhr’năng đơớh bơơn k’díc k’điêl lâng tr’bơơn tr’pay cóh bhúh xoọng cóh đhanuôr acoon cóh. Đoọng t’bil lơi đhr’năng n’nắc, chr’hoong Nam Giang bhrợ t’váih c’bhúh ting xay bhrợ, pazêng vêy 125 cha nắc k’đhơợng lêy 125 zr’lụ âng 63 bhươl cr’noon. Ting n’nắc, zập apêê ting xay bhrợ k’đhơợng lêy m’bứi bhlâng k’dâng 50 pr’loọng đông, bấc bhlâng đợ apêê ting xay bhrợ n’nâu nắc manuýh bhrợ têng bh’rợ y tế bhươl cr’noon, pân đil, trưởng cr’noon. Lâng xa nay: lướt tước pazêng bhươl cr’noon, lướt tước ooy zập pr’loọng đông, ch’mêết lêy pazêng manuýh lâng bhrợ têng đh’rứah lâng pazêng bh’rợ lướt xay moon p’too pa choom cóh pr’ắt tr’mông zập t’ngay nắc ơy chô đơơng rau liêm choom chr’nắp pa bhlâng cóh bh’rợ dân số, ting chrooi đoọng ooy bh’rợ pa dưr dal raun liêm choom ooy pr’ắt tr’mông âng đhanuôr. Bấc apêê xay bhrợ liêm choom bh’rợ dân số cóh zr’lụ da ding k’coong Nam Giang cơnh Tơ Ngôl Kim, A Lăng Im ( cóh chr’val Chà Val); Hiên Thị Lúp ( chr’val Đắc Pring); Brao Minh ( La Dêê)… ta luôn vêy đhanuôr tin đươi lâng chắp hơnh.

Ắt cóh cr’noọ xa nay bhrợ pa dưr pr’loọng đông liêm choom, bhươl cr’noon văn hoá, cóh pazêng c’moo ahaym bh’rợ dân số cóh Nam Giang ơy lêy gít rau chr’nắp âng bh’rợ, tơợ pazêng xa nay bh’rợ bha lâng đoọng ting t’ngay pa dưr rau liêm choom pr’ắt tr’mông âng đhanuôr. Pr’căn Blúp Dớp – cán bộ Trạm Y tế chr’val Ta Pơơ xay moon, rau bh’nơơn bh’rợ tơợ bh’rợ dân số ơy zúp zooi đhanuôr đhị vel đông vêy p’xoọng c’năl lâng rau liêm buôn cóh bh’rợ zư lêy c’rơ bêl vêy a chắc k’đháp, bhrợ crêê cơnh bh’rợ g’đéch váih a chắc k’đháp. Cóh pazêng c’moo đăn đâu, bấc apêê díc điêl nắc ơy k’rang tước bh’rợ khám c’rơ đoọng ha pêê k’căn lâng p’niên k’tứi, công cơnh đơơng apêê k’căn tước n’niên k’coon đhị trạm y tế đoọng liêm crêê.

T’coóh Trần Tấn Tài xay moon, xay bhrợ bh’rợ dân số cóh vel đông da ding k’coong zr’nắh k’đháp, xay moon nắc ng’bhrợ cóh đanh đươnh lâng vêy đợ chính sách crêê cơnh lâng rau la lua, cơnh đêếc nắc vêy bơơn đợ rau liêm choom ting cơnh cr’noọ. Cóh đêếc, bh’rợ xay bhrợ đh’rứah bh’rợ xay moon p’too pa choom pazêng rau xa nay ta luôn vêy ta bhrợ têng ting cơnh xa nay bh’rợ cóh pazêng bhươl cr’noon lâng xay xa nay bh’rợ âng apêê t’coóh bhươl, trưởng cr’noon nắc rau bha lâng cóh pazêng chu ng’lướt xay moon p’too pa choom. Tơợ đêếc, t’bhlâng bhrợ k’rơ apêê bh’rợ: manuýh liêm crêê, bh’rợ chr’nắp pr’hay. Nắc đhị apêê chr’val k’noong k’tiếc, ngành dân số chr’hoong công ơy bhrợ têng cr’noọ xa nay lâng pazum xay bhrợ liêm choom lâng apêê t’coóh xa nay vel đông, đh’rứah lâng apêê đồn biên phòng đoọng xay moon p’too pa choom, ta đang moon đhanuôr cóh zr’lụ bhrợ têng liêm choom bh’rợ dân số cóh pazêng pr’loọng đông. Cóh đêếc, xay bhrợ gít bh’rợ bhrợ p’cắh apêê c’bhúh cóh bhươl cr’noon cắh n’niên k’coon thứ 3 tếh ooy piing. Tước nau cơy, azi ơy bhrợ t’váih 7 c’bhúh cóh bhươl cr’noon cắh n’niên k’coon thứ 3 tếh ooy piing đhị apêê chr’val k’noong k’tiếc. Xoọc đâu pazêng c’bhúh n’nâu nắc dzợ bhrợ têng liêm choom xa nay bh’rợ lâng nắc vêy đhanuôr cóh pazêng bhươl cr’noon mr’cơnh cr’noọ xa nay- t’coóh Tài xay moon cơnh đêếc.

T’coóh A Viết Sơn – Phó Chủ tịch UBND chr’hoong Nam Giang, xay moon dal pazêng bh’nơơn bh’rợ âng ngành dân số vel đông ơy choom bơơn bhrợ cóh pazêng c’moo ahay lâng nâu đoo nắc c’rơ cóh bh’rợ pa dưr kinh tế - xã hội nhâm mâng lâng ting t’ngay pa dưr dal rau liêm choom pr’ắt tr’mông âng đhanuôr cóh zr’lụ chr’hoong. Đoọng bh’rợ dân số vêy ta bhrợ têng liêm choom, ting cơnh t’coóh Sơn nắc đơớh vêy p’xoọng pazêng bh’rợ gít liêm cóh bh’rợ lướt xay moon p’too pa choom, xay bhrợ đh’rứah pazêng chính sách dân số đoọng bhrợ t’bhứah bh’rợ, c’bhúh cóh bhươl cr’noon cắh n’năl k’coon thứ 3 tếh ooy piing; t’bil lơi bh’rợ đơớh bơơn k’díc k’điêl; bhrợ pa dưr pr’loọng đông văn hoá liêm choom… bhrợ têng crêê cơnh cr’noọ pa dưr kinh tế - xã hội đhị vel đông da ding k’coong./.

 

KẾT QUẢ KHẢ QUAN CÔNG TÁC DÂN SỐ-KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH Ở NAM GIANG

                                                    

Tuyên truyền mộc mạc, lồng ghép với các hoạt động xây dựng gia đình kiểu mẫu, duy trì các câu lạc bộ không sinh con thứ 3... đã góp phần làm cho công tác dân số ở huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam đạt hiệu quả, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Tiết mục “ Dưới mái nhà Gươl tuần này, bà con và các bạn cùng tìm hiểu về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình ở huyện Nam Giang nhé !

 

  Xác định mục tiêu nâng cao tính hiệu quả trong công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) gắn với việc nâng cao dân trí, phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), những năm qua huyện Nam Giang đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, xây dựng và nâng cao chất lượng dân số ở địa phương. Theo ông Trần Tấn Tài - Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Nam Giang, hiệu quả của công tác dân số ở địa phương trong những năm qua đã tác động tích cực đến đời sống người dân, góp phần vào việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trên địa bàn huyện. Nhờ vậy, đến nay nhiều hộ gia đình, thôn bản đã dần thoát nghèo bền vững, đảm bảo theo tiêu chuẩn gia đình văn hóa, kiểu mẫu, trở thành gương sáng cộng đồng miền núi. Tiêu biểu như hộ ông Đinh Văn Náo ở làng Rô (xã Cà Dy); Coor Dênh (thôn Vinh), Alăng Piêm (thôn 2, xã Tà Pơơ); Arất Vừng (thị trấn Thạnh Mỹ)... với nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, góp phần tích cực trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa, đưa công tác dân số tại địa phương vững mạnh.

Cùng với sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền và nỗ lực không mệt mỏi của những người làm công tác dân số ở cơ sở, đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong việc thực hiện công tác DS-KHHGĐ, góp phần quan trọng vào mục tiêu giảm nghèo bền vững. “Hiệu quả bước đầu từ công tác DS-KHHGĐ đã tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tác động tích cực đến việc giảm tình trạng sinh con thứ 3 trở lên và từng bước góp phần nâng cao chất lượng dân số cho người dân bản địa. Từ đó, đẩy mạnh việc nhân rộng mô hình hiệu quả, xây dựng làng bản văn hóa, đáp ứng với yêu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững” - ông Tài nói.

Mặc dù công tác dân số ở các địa phương đã có nhiều chuyển biến, song do trình độ dân trí còn thấp, điều kiện đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn, đã dẫn đến tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở miền núi, vùng đồng bào DTTS. Để xóa bỏ tình trạng đó, huyện Nam Giang xây dựng mạng lưới cộng tác viên (CTV) gồm 125 người phụ trách 125 địa bàn thuộc 63 thôn, bản. Theo đó, mỗi CTV quản lý trung bình khoảng 50 hộ dân, chủ yếu lồng ghép CTV là nhân viên y tế thôn bản, phụ nữ, trưởng ban thôn. Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” và thực hiện lồng ghép các nhiệm vụ tuyên truyền trong cuộc sống thường ngày đã từng bước đem lại hiệu quả thiết thực trong công tác dân số, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Nhiều gương mặt điển hình trong công tác dân số ở miền núi Nam Giang phải kể đến như Tơ Ngôl Kim, Alăng Im (ở xã Chà Vàl); Hiên Thị Lúp (xã Đắc Pring); Brao Minh (La Dêê)... luôn được đồng bào tin yêu, quý mến.

Không nằm ngoài mục tiêu xây dựng gia đình kiểu mẫu, làng bản văn hóa, những năm qua công tác dân số ở Nam Giang đã cho thấy được vai trò hoạt động, thông qua các chương trình cụ thể nhằm từng bước giúp nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Bà Blúp Dớp - cán bộ Trạm Y tế xã Tà Pơơ cho biết, kết quả từ công tác dân số đã giúp đồng bào tại địa phương có thêm kiến thức và điều kiện trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, đảm bảo phòng tránh thai an toàn. Những năm gần đây, nhiều cặp vợ chồng đã bắt đầu quan tâm đến thăm khám sức khỏe định kỳ cho các bà mẹ và trẻ em, cũng như đưa thai phụ đến sinh tại các trạm y tế địa phương đảm bảo an toàn.

Ông Trần Tấn Tài cho rằng, việc thực hiện công tác dân số ở địa bàn miền núi rất khó khăn, đòi hỏi phải có quá trình lâu dài và chính sách phù hợp với thực tế mới đạt được hiệu quả như mong muốn. Trong đó, việc lồng ghép tuyên truyền các chủ trương luôn được thực hiện đảm bảo theo từng hoạt động cụ thể ở từng thôn, bản và lấy vai trò của già làng, trưởng bản làm trọng tâm trong các buổi tuyên truyền. Từ đó, đẩy mạnh các mô hình “người tốt, việc tốt” để đồng bào noi gương học tập. Riêng tại các xã biên giới, ngành dân số huyện cũng đã xây dựng kế hoạch và phối hợp tốt với lãnh đạo từng địa phương, cùng các đồn biên phòng để tuyên truyền, vận động người dân vùng cao làm tốt công tác dân số ở từng gia đình. Trong đó, chú trọng đến việc ra mắt các câu lạc bộ thôn, bản không sinh con thứ 3 trở lên. “Đến nay, chúng tôi đã cho ra mắt 7 câu lạc bộ thôn, bản không sinh con thứ 3 trở lên ở các xã biên giới. Hiện các câu lạc bộ này vẫn duy trì hoạt động có hiệu quả và luôn nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân ở các thôn, bản” - ông Tài chia sẻ.

Ông Aviết Sơn - Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Giang, đánh giá cao những thành quả mà ngành dân số địa phương đã đạt được trong những năm qua và xem đây là động lực trong việc góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ổn định và từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống người dân trên địa bàn huyện. Để công tác dân số tiếp tục có hiệu quả, theo ông Sơn cần có thêm những giải pháp cụ thể trong việc đẩy mạnh tuyên truyền, vận động; lồng ghép các chính sách dân số để nhân rộng các mô hình, câu lạc bộ thôn không sinh con 3; xóa bỏ tập tục tảo hôn; xây dựng gia đình văn hóa tiêu biểu,... đáp ứng với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương miền núi./.

 

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC