Bhrợ Rving- bh’rợ liêm pr’hay choom p’têệt pa zum đha nuôr ặt ma mông liêm âng ma nứih Cơtu
Thứ tư, 00:00, 27/05/2015
                                                                                        X'ră: A LĂNG LỢI

Đha nuôr lâng pr’zớc da dêr!

Cóh pr’ặt tr’mông âng ma nứih Cơtu, vêy muy đhr’niêng pa bhlâng liêm pr’hay choom p’têệt pa zum ma nứih ặt ma mông liêm crêê, nắc đoo bhrợ Rving. Bhrợ r’ving buôn ta bhrợ prang c’moo, cắh xay moon t’ngay c’xêê n’đoo, bh’rợ n’hâu. Cơnh lâng đha nuôr, nâu đoo nắc bh’rợ tr’nêng liêm pr’hay lâng chroi đoọng chr’nắp đhị pa bhrợ ta têng, pr’ặt tr’mông zấp t’ngay. Vel Coong Zông, chr’val Zuốih, chr’hoong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam nắc muy cóh bấc đhị dzợ bơơn zư đớc bấc đhr’niêng liêm pr’hay âng đha nuôr Cơtu, cóh đêếc vêy bh’rợ r’ving…. Ahêê đh’rứah lâng Alăng Lợi- PV t’rúih lướt lêy đha nuôr cóh đâu pa bhrợ r’ving ớ!

                            5-8a450.jpg

# Đhêêng tư mrư tơợp brương, đhị tnag đong díc điêl a moó A rất Be, vel Coong Zông, chr’val Zuốih, chr’hoong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam âi r’rộ r’răm lấh mơ t’ngay c’xu. Doó vêy cắh buôn năl, tu cóh prang vel bhươl âng đha nuôr Cơtu, đha nuôr xoọc moọt  hân noo tal bhrợ ha rêê đhuốch. Pân jứih,  pân đil, đha đhâm c’mâr xoọc k’rong dzoọng ặt đhị tang đong a moó A rất Be đoọng ra văng lướt r’ving. Bơơn năl, nâu đoo nắc t’ngay thứ 3 âng g’lúh r’ving ha đong a moó Be. N’đắh hoọng đong, a noó Bhling Em- k’díc a moó Be đh’rứah lâng c’bhúh pân jứih, pr’conh xoọc tợt k’rooi a chị chuung. Cóh cr’loọng đong nắc a pêê a đhi a moó nặc ra văng tôm a vị, chrong đác, ra văng đh’râu đh’rí t’moọt cóh zong đoọng ha bh’rợ lướt r’ving. A noo Bhling Em, ặt cóh vel Coong Zông moon:

(Băng tiếng Cơtu)

Zấp c’moo, moọt apêê t’ngay âng c’xêê 2 âm lịch nắc a tốh, prang p’lêếh đong, c’lâng vel âng đha nuôr Cơtu moon za zum lâng vel Coong Zông moon la lay nắc cớ pr’hân pr’hơớc tước k’rong cóh Gươl đoọng xay moon bh’rợ ha rêê đhuốch. tu nắc đoo bêl hân noo đha nuôr tơợp moọt bhrợ ha rêê đhuốch, bh’rợ tr’nêng nắc dưr tr’vâng cắh dzợ cơnh. Nâu đoo công nắc bêl đha nuôr  tr’lum xay moon, gr’vớh tr’zooi đợ râu zr’nắh k’đháp cóh bh’rợ tr’nêng. Cơnh đêếc nặc, r’ving tơợp bhrợ.

                       1.jpg

R’ving buôn bhrợ têng ting c’bhúh ma nứih. C’bhúh âng pân đil công choom, c’bhúh âng đha đhâm c’mâr công choom, cắh cậ âng apêê pr’loọng đong tr’đăn, mr’đoo tô gộ c’bhúh xoọng…. công choom lứch, cắh xay moon đợ mơ bấc cóh muy c’bhúh. N’đhơ cơnh đêếc, r’ving nắc vêy cơnh ta xay moon đhị cr’chăl pa bhrợ pa bhlâng ghít. Muy c’bhúh r’ving buôn k’đươi moon muy cha nắc bhrợ trưởng c’bhúh đoọng k’đhơợng xay lâng ra pặ moon bh’rợ tr’nêng liêm ta níh ting cr’chăl, ting bh’rợ. bêl xang bh’rợ cóh đong n’nâu, cắh cậ u lứch t’ngay pa bhrợ cóh đong n’nâu, nắc tơợp moọt bhrợ cóh đong a đoo n’tốh ặt cóh c’bhúh r’ving n’nắc cậ. Ava A râl Ngưnh, trưởng c’bhúh âng muy c’bhúh r’ving cóh vel Coong Zông đoọng năl:

(Băng tiếng Cơtu)

A dích Tơngôl Aưi, c’moo đâu lấh 90 c’moo ặ, đoọng năl: bhrợ r’ving vêy tơợ m’bêl nắc công cắh dzợ ngai mặ hay. Nắc muy năl ghít muy râu, r’ving nắc đoo bh’rợ liêm pr’hay, pa cắh loom luônh tr’zooi cr’er ma mơ. Cắh muy chroi đoọng đhị pa bhrợ ta têng, tr’xay tr’moon ng’cơnh bhrợ têng; R’ving dzợ nắc bêl đoọng apêê pân jứih pân đil đha đhâm c’mâr tr’lum tr’lêy, ma boóch ma tr’glêêng… A dích Tơngôl Aưi trúih: díc điêl a dích bơơn tr’năl công tơợ bêl bhrợ r’ving cơnh đâu ậh:

(Băng tiếng Cơtu)

                           IMG_1152.jpg

N’đhơ cơnh đêếc, xoọc đâu, bh’rợ r’ving xoỌc ting t’ngay ting bil bal. Muy bơr ngai ma nứih Cơtu, cóh đêếc vêy apêê pr’zớc p’niên nắc ting cr’lơng ặt ma mông cắh cơnh manứih ahêê Cơtu, bhrợ cắh liêm tước râu ặt ma mông bhlưa acoon ma nứih, pa bhlâng nắc acoon Cơtu hêê. T’coóh vel A lăng Ớơih, ặt cóh vel A bhát, chr’val Chà Vàl, chr’hoong Nam Giang moon:

(Băng tiếng Cơtu)

              Choom moon, r;ving nắc muy cóh bh’rợ liêm pr’hay âng đha nuôr Cơtu! N’đhơ cơnh đêếc, đhị râu tr’xăl âng cr’đơơng xoọc đâu, bh’rợ r’ving xoọc r’dợ bil pật. Choom pa chắp, chíng quyền lâng pa zêng ma nứih hêê Cơtu cóh Quảng Nam choom t’bhlâng zư đớc lâng pa dưr bh’rợ liêm pr’hay n’nâu. Đhị đêếc, choom zooi đha nuôr ting t’ngay ting đoàn kết lấh mơ, đh’rrứah tr’pác tr’zooi đợ râu zr’nắh k’đháp cóh pa brhợ ta têng, công cơnh cóh pr’ặt tr’mông
                                     Ban-ruoi-can-1.jpg


TỤC R'VING-  NÉT ĐẸP MANG TÍNH GẮN KẾT CỘNG ĐỒNG CỦA NGƯỜI CƠ TU

                                                                  BTV A LĂNG LỢI

Trong đời sống của người Cơtu,  có một tập tục đặc biệt, có ý nghĩa và mang tính gắn kết cộng đồng, đó là tục R’ving ( còn gọi là Tục quay vòng,Tục đổi công). Tục R’ving có thể diễn ra quanh năm, bất kể thời gian nào, công việc gì. Với bà con, đây là tập tục đẹp và góp phần quan trọng trong lao động sản xuất, đời sống sinh hoạt thường ngày. Thôn Công Dồn, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam là một trong những nơi còn lưu giữ được nhiều tập tục hay của đồng bào Cơtu, trong đó có tục r’ving….Chúng tay hãy cùng A Lăng Lợi- PV Chương trình tìm hiểu về tục R’ving nhé!

(Tiếng động hiện tường- Lợi trình bày)

# Mới tờ mờ sáng, trước sân nhà vợ chồng chị A rất Be, thôn Công Dồn, xã Zuốih, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam đã nhộn nhịp hơn hẳn ngày thường. Cũng dễ hiểu thôi, trên khắp thôn bản của đồng bào Cơtu, bà con đang vào mùa phát rẫy làm nương chính vụ. Đàn ông, phụ nữ, kể cả thanh niên đang đứng tập trung trước sân nhà chị A rât Be để chuẩn bị đi r’ving. Được biết, đây là ngày thứ 3 của vòng đi r’ving cho nhà chi Be. Phía sau nhà, anh Bhling Em- chồng chị  Be cùng đám đàn ông, con trai đang tất bật với công việc mài dao, mài rựa. Phía trong nhà chị em phụ nữ cũng hối hả chuẩn bị những vật dụng cần thiết như nước uống, trái cây, cơm nắm đặt vào trong gùi và sẵn sàng cho việc đi r’ving. Anh  Bhling Em, ở thôn Công Dồn nói:

R’ving là nét đẹp của dân tộc mình. Thông qua r’ving như thế này mới vun đắp thêm tình cảm anh em, chòm xóm với nhau. Hơn nữa, r’ving giúp cho gia đình làm được nhiều và công việc sớm được hoàn thành.

Hàng năm, vào những ngày tháng 2 âm lịch trở đi, khắp ngõ nhà lối xóm của đồng bào Cơtu nói chung và thôn Công Dồn nói riêng lại hối hả, tất bật đến nhà Gươl tập trung để bàn bạc công việc đồng áng.  Bởi đó là thời điểm bà con bắt đầu vào mùa phát nương làm rẫy, công việc trở nên bận rộn hơn. Đây cũng chính là lúc bà con Cơtu gặp nhau để bàn bạc, chia sẻ những khó khăn trong lao động sản xuất. Thế là r’ving cũng bắt đầu.

R’ving thường tổ chức theo từng nhóm người. Có thể là nhóm của hội phụ nữ, có thể là nhóm của đoàn thanh niên, hoặc nhóm của những hộ gia đình cùng xóm, cùng dòng họ…. không quy định số lượng người trong nhóm r’ving là bao nhiêu. Thế nhưng, r’ving lại có những quy định về nguyên tắc trong quá trình làm việc rất rõ ràng. Mỗi nhóm r’ving thường bầu một người làm trưởng nhóm để quán triệt và sắp xếp phân công công việc cụ thể theo từng thời điểm, thời gian nhất định.  Khi xong công việc ở nhà này, hoặc đã đến thời gian quy định ( có thể 1đến 5 ngày), nhóm lại bắt đầu chuyển r’ving nhà khác trong nhóm đó.  Bác Arâl Ngưnh, nhóm trưởng của một nhóm r’ving ở thôn Công Dồn, cho biết thêm:

Tục r’ving  thường tổ chức từng nhóm hộ gia đình. Thường thì một nhóm r’ving ít nhất là 2 hộ gia đình.  Ngày xưa, tục Rơ Ving  cũng đã có những quy định mang tính truyền thống, phải có sự trao đổi rõ ràng, họ quy định ngày công lao động. Những ngày công lao động sẽ được đổi bằng những ngày công lao động tiếp theo. Người CơTu đổi công cho nhau để mà tồn tại, để cùng nhau phát triển và đó cũng là phương pháp hữu hiệu nhất để hoàn thành một công việc và tiết kiệm thời gian.

               Cụ Tơngôl Aưi, năm nay đã qua tuổi 90 cho biết: Tục r’ving có từ bao giờ không ai còn nhớ nổi. Chỉ biết rõ một điều, r’ving là một tập tục đẹp, thể hiện tinh thần gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau. Không chỉ góp phần quan trọng trong lao động sản xuất, trao đổi kinh nghiệm lao động; R’ving còn là dịp để những trai tài gái sắc gặp gỡ nhau, giao lưu hát hò đối đáp, cùng tìm hiểu và hẹn hò nhau…. Cụ Tơngôl Aưi kể: vợ chồng cụ nên duyên cũng nhờ dịp đi r’ving như thế này:

(Hát một đoạn giao duyên)…. Đó là câu hát mà hồi xưa chồng cụ hát để tỏ tình với cụ trong đợt r’ving của nhóm thanh niên làng. Hồi xưa việc đi r’ving còn sôi nổi hơn thời bây giờ. Giờ mặc dù có đi nhưng không vui và đẹp như thời của cụ nữa. Cụ thấy thế!

 Tuy nhiên, hiện nay, tục RơVing đang ngày càng mai một và mất dần. Một bộ phận người Cơ Tu, trong đó có các bạn trẻ chạy theo lối sống thực dụng, buông thả, ảnh hưởng đến sự đoàn kết của dân tộc.  Già làng A lăng Ớih, thôn A bát, xã Chà Vàl, huyện Nam Giang nói:

Ngày xưa, người CơTu sống chủ yếu dựa vào nương rẫy. Một đám rẫy thường làm rất to cả chục ang lúa. Cho nên, để rẫy sớm hoàn thành thì chúng tôi thường rơving với nhau. Chỉ có như vậy, chúng tôi mới làm nhanh được. Bây giờ muốn Rơ Ving như trước kia không dễ đâu….! Thậm nhiều người dân ở đây cũng không còn quan tâm đến tục này nữa. Thay vào đó, ngày công được trả lại bằng những đồng tiền có giá trị. Người có tiền, có thể dùng tiền thuê nhân công lao động, không phải mất sức đi trả lại công cho người ta…

 Có thể nói, r’ving là một tập tục đẹp của đồng bào Cơ Tu!  Tuy nhiên, trước sự thay đổi của cơ chế thị trường, tục R’ving đang dần mai một. Thiết nghĩ, chính quyền và cộng đồng người Cơ tu ở Quảng Nam cần khôi phục và duy trì tập tục đẹp này, qua đó, giúp bà con ngày càng đoàn kết gắn bó, cùng nhau chia sẻ khó khăn trong lao động sản xuất./.

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC