B’riu Thương-đha đhâm Cơ TuPa zay đơơng văn hoá Cơ Tu tước lâng pr’zợc bha lang k’tiếc
Thứ hai, 00:00, 17/07/2017


     Bríu Thương nắc muy cóh pazêng ma nuýh âng Tổ chức Cứu trợ’/ pa dưr bha lang k’tiếc (FIDR) bhrợ đhị chr’hoong da ding k’coong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Bấc c’moo hay, đha đhâm Cơ Tu nâu ơy pa zay pa tệêt lâng bh’rợ ch’ol moon, lêy cha mệêt lâng pa cắh văn hoá Cơ Tu tước t’mooi zập đắh. Zập đoo bh’rợ tr’nêng ga mắc, k’tứi âng Dự án Du lịch g’nưm tợơ đha nuôr, Thương zên vêy mặt đhị đếêc lâng rơơm kiêng ting t’ngay ting bấc ma nuýh năl tước đhanuôr Cơ Tu.

     B’riu Thương n’niên lâng dưr pậ cóh muy pr’loọng đong Cơ Tu đha rựt bấc a đhi noo, cóh vel Pà Xua, chr’val Tà Bhing, chr’hoong Nam Giang. Pr’ặt tr’mông âng pr’loọng đong k’đhap đha rựt, Thương nắc học tước lớp 9 nắc đhêy, ặt cóh đong ting bhrợ ha rêê lâng aconh căn. C’moo 2011, Thương bơơn chr’val Ta Bhing k’đươi dua pa choom p’rá Anh âng Tổ chức cứu trợ/pa dưr bha lang k’tiếc văn phòng đhị Việt Nam bhrợ têng. Xang đếêc, a noo bơơn t’pấh lâng nắc pa bhrợ cóh tổ chức nâu bhrợ têng “Dự án Du lịch g’nưm tợơ đhanuôr Cơ Tu” đhị chr’hoong Nam Giang. Nắc đhanuôr Cơ Tu cóh đâu, Thương đh’rứah lâng k’bhúh bhrợ têng “Dự án Du lịch g’nưm tợơ đhanuôr Cơ Tu” xay bhrợ, pa cắh bấc pr’đươi văn hoá chr’nắp liêm âng ma nuýh Cơ Tu lêy nắc cơnh cr’van chr’nắp bhlầng âng acoon cóh đay đoọng t’mooi cóh k’tiếc k’ruung hêê lâng đắh lơơng năl tước. A moó Bhơ Nướch Cheo ặt đhị chr’val Tà Bhing, ma nuýh ta luôn pa bhrợ lâng Thương xay moon: “Thương nắc ma nuýh bhrợ têng lứch loom luônh, ta luôn xay moon đhanuôr nắc pa zay bhrợ têng, t’váih râu pr’đươi âng hêê. Moon za zưm Thương nắc ma nuýh xay bhrợ bấc râu đoọng pa dưr bh’rợ ty đanh âng ma nuýh Cơ Tu. Pr’họp n’đoo, Thương cung xay moon đoọng ha đhanuôr zư lêy tân tung da dặ, ba boóch âng ma nuýh Cơ Tu…”

     Bêl xay moon tước đha đhâm Cơ Tu Briu Thương, t’coóh Bh’nướch Mơ ặt đhị vel Pà Xua, chr’val Tà Bhing déh hơnh tu râu liêm ta níh cóh bh’rợ tr’nêng lâng ặt tớt ta níh lâng bhươl cr’noon: “Moon ta níh nắc Thương cơnh ma nuýh thầy, Thương k’đươi dua zập ngai bhrợ t’váih râu pr’đươi du lịch. A đoo pa choom đắh a đhuốc xang nắc chô pa choom cớ đoọng ha zập ngai năl bhrợ zập râu. Zập ngai cung t’bhlầng bhrợ têng đoọng pr’ặt tr’mông bơơn liêm choom lấh mơ.”

    Đh’rứah lâng bhiệc xay moon, k’đươi dua đhanuôr bhrợ têng du lịch, Thương đh’rứah lâng apêê pa bhrợ đắh đâu nắc pa tệêt apêê Tour du lịch g’nưm tợơ đhanuôr Cơ Tu lâng bấc bh’rợ pr’hay đoọng ha t’mooi ting pấh chếêc năl cơnh pr’ặt tr’mông âng đhanuôr đhị đâu, nắc cơnh: lêy lâng zao lưu t’nớơt ty đanh Tân tung da dặ; Trekking cóh crâng, cha ớh cóh tran đác; âm cha râu chr’nắp pr’âm âng đhanuôr cóh đâu; chếêc năl t’taanh, chếêc năl pr’ặt tr’mông âng đhanuôr Cơ Tu; câl râu pr’đươi âng đhanuôr cóh đâu bhrợ têng…

     Bríu Thương xay moon: “xoọc tr’nợơp, zập ngai cung lưm k’đhap, pa bhlầng nắc đắh bhiệc k’đươi dua đhanuôr, xay moon cơnh ooy đoọng đhanuôr năl lâng bơơn lêy râu liêm choom âng dự án. Đhơ cơnh đếêc, nắc râu pa zay âng apêê bhrợ cóh Dự án ơy t’váih râu tin đươi lâng ting xợơng đươi âng đhanuôr. Đươi tợơ đếêc, dự án nâu ting ha dưr lấh mơ cóh đhanuôr Cơ Tu”.“Lalăm a hay, bêl tợơp  bhrợ têng lâng tước xay moon, t’pấh đhanuôr cơnh đoọng ha pêê ting bhrợ têng, năl ghít râu liêm choom âng dự án âng chô, zư lêy cơnh ooy… nắc lưm k’đháp pa bhlầng. A cu rơơm kiêng bơơn pa cắh, xay moon văn hoá Cơ Tu tước lâng t’mooi bha lang k’tiếc. Tợơ đếêc nắc choom pa dưr dal bh’nơơn pr’ặt tr’mông đoọng ha đhanuôr tợơ bhiệc bhrợ du lịch g’nưm tợơ đhanuôr.”

    “Dự án Du lịch g’nưm tợơ đhanuôr Cơ Tu” nắc đoọng pa dưr c’rơ pa zay âng đhanuôr cóh bhiệc pa dưr tr’mung tr’méh, văn hoá, zư lêy vệ sinh môi trường đoọng xăl bh’nơơn pr’ặt tr’mông âng đhanuôr. Pazêng ma nuýh bhrợ têng Dự án rơơm kiêng, zập t’mooi bêl tước l’lêu lâng ặt ma mông đh’rứah lâng đhanuôr Cơ Tu zêng choom năl lâng bơơn lêy chr’nắp văn hoá truyền thống. A móo Trần Thị Thu Oanh, ma nuýh pa bhrợ cóh tổ chức zúp zooi, pa dưr bha lang k’tiếc đoọng năl đhr’năng ha dưr dự án cộng đồng đhị Nam Giang: “C’moo 2011, tổ chức Cứu trợ, pa dưr bha lang k’tiếc ơy xay bhrợ dự án đhị Nam Giang. Lâng tợơ c’moo 2001 tước 2008, Tổ chức Cứu trợ, pa dưr bha lang k’tiếc pazưm lâng chr’hoong Nam Giang bhrợ têng, Thương nắc cha nắc k’đhợơng lêy đhi đâu. Đươi vêy dự án nâu, tợơ muy bh’rợ tr’nêng lấh ta lơi jợ, vel t’taanh n’đoọh a doóh Zơ Ra nắc ơy ha dưr. Apêê pr’đươi ty đanh cóh đâu, đhanuôr choom đơơng pa câl ooy Hà Nội, Hội An lâng đhị Đà Nẵng. Lâng bêl vel t’taanh n’đoóh a doóh ha dưr, t’mooi du lịch tước lưm lêy ting bấc lấh mơ.”

      Đh’rứah lâng bhiệc zập t’ngay âng đay, m’bứi ngai năl Briu Thương dzợ lướt chếêc k’rong đớc, pa chô p’rá, xrắ pa cắh bh’lô bh’la Cơ Tu tợơ apêê ta coóh ta ha. T’mêê đâu, a noo nắc muy cóh pazêng ma nuýh zúp zooi bhrợ têng liêm ta níh bhlầng đoọng ha Phòng Văn hóa chr’hoong Nam Giang bhrợ t’váih sách bh’lô bh’la Cơ Tu… Apêê bh’lô tr’haanh cơnh: Nàng Ngà voi, nàng Miáh, Nàng Clu, Sự tích rượu Tà Vạt… bơơn in pa cắh pazêng p’rá Việt, Anh lâng p’rá Nhật…

     C’moo đâu, Briu Thương nắc đhệêng 29 c’moo. Tợơ “Dự án Du lịch g’nưm tợơ đhanuôr Cơ Tu”, Thương rơơm kiêng văn hoá âng acoon cóh đay ting t’ngay ting bơơn bấc ngai năl tước. Cung rợơ dự án nâu, pr’ặt tr’mông âng đhanuôr Cơ Tu nắc ting ha dưr dal lấh mơ./.

 

Bríu Thương- chàng trai Cơ Tu

 nỗ lực đưa văn hóa Cơ Tu đến với bạn bè quốc tế

                                                       Kim Cương

    Bríu Thương là một trong những thành viên của Tổ chức Cứu trợ/Phát triển Quốc tế (FIDR) đứng chân tại huyện miền núi Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Nhiều năm qua, chàng trai Cơ Tu này đã nỗ lực gắn bó với công việc hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi và quảng bá văn hóa Cơ Tu đến khách thập phương. Bất kỳ một sự kiện lớn nhỏ nào của Dự án Du lịch dựa vào cộng đồng, Thương đều có mặt với mong muốn ngày càng nhiều người biết đến cộng đồng Cơ Tu.

    Bríu Thương sinh ra và lớn lên trong  một gia đình Cơ Tu nghèo đông con ở thôn Pà Xua, xã Tà Bhing, huyện Nam Giang. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, Thương chỉ học tới lớp 9 thì dừng lại, để phụ giúp bố mẹ việc nương rẫy. Năm 2011, Thương được xã Tà Bhing giới thiệu tham gia khóa học tiếng Anh do Tổ chức Cứu trợ/Phát triển Quốc tế (FIDR) văn phòng tại Việt Nam tổ chức. Sau đó, anh được tuyển dụng và trở thành nhân  viên của tổ chức FIDR thực hiện “Dự án Du lịch dựa vào cộng đồng dân tộc thiểu số Cơ Tu” tại huyện Nam Giang. Vốn là người bản địa, Bhríu Thương tích cực hỗ trợ cho các nhân viên, cán bộ FIDR khảo sát, tìm hiểu cuộc sống, văn hóa của người Cơ Tu trên địa bàn. Từ đó, Thương cùng nhóm thực hiện “Dự án Du lịch dựa vào cộng đồng dân tộc thiểu số Cơ Tu” triển khai thực hiện, giới thiệu nhiều sản phẩm văn hóa có giá trị mà người Cơ Tu luôn xem là báu vật của dân tộc mình đến với du khách trong và ngoài nước. Chị Chị Bhơ Nướch Cheo xã Tà Bhing, người thường xuyên được làm việc với Thương nhận xét: “Thương là người rất nhiệt tình, thường xuyên đi vận động mọi người tăng gia sản xuất các loại hàng nông sản truyền thống. Nói chung là Thương triển khai rất nhiều thứ để phát triển ngành nghề truyền thống của người Cơ Tu. Cuộc họp nào, Thương cũng tuyên truyền bà con gìn giữ điệu múa, dân ca truyền thống của người Cơ Tu...”

    Khi nhắc đến chàng trai Cơ Tu Bríu Thương, già Bhnướch Mơ ở thôn Pà Xua, xã Tà Bhing dành cho anh những lời khen ngợi vì sự nhiệt tình trong công việc và sự tận tâm đối với mọi người trong làng. “Nếu nói thật thì Thương giống như là thầy vậy. Thương vận động mọi người làm những thứ để tạo ra sản phẩm du lịch. Thương học tập mấy thứ đó ở người kinh rồi về bày lại cho mọi người làm cái này, cái kia. Mọi người cũng cố gắng học tập, để cuộc sống được tốt hơn.”

    Bên cạnh việc tuyên truyền, vận động bà con làm du lịch, Thương cùng nhóm làm việc tổ chức kết nối các Tour du lịch dựa vào cộng đồng Cơ Tu với nhiều hoạt động đưa du khách trải nghiệm cuộc sống đời thực của người bản địa như: Thưởng thức và giao lưu điệu múa truyền thống Tân tung Da dah; Trekking trong rừng, thác nước; thưởng thức món ăn truyền thống; tìm hiểu nghề đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống; tham quan làng xóm tìm hiểu đời sống của người Cơ Tu; mua sắm các sản phẩm lưu niệm đặc trưng của địa phương…

    Bríu Thương chia sẻ: “Ban đầu, mọi người cũng gặp rất nhiều khó khăn, nhất là việc vận động, tuyên truyền làm sao để người dân hiểu được lợi ích của dự án. Tuy nhiên, sự cần mẫn, chịu khó và kiên trì của các thành viên của Dự án đã tạo được niềm tin và sự đồng thuận, hợp tác từ bà con. Nhờ vậy, dự án ngày càng phát triển sâu hơn trong cộng đồng Cơ Tu”. “Trước đây, khi bắt đầu làm việc rồi đi tuyên truyền, vận động làm sao cho bà con hiểu lợi ích của dự án có những lợi ích gì, bảo tồn như thế nào gặp rất nhiều khó khăn. Tôi mong muốn được quảng bá, giới thiệu văn hóa Cơ Tu đến với du khách quốc tế biết đến. Qua đó, có thể góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho bà con từ việc làm du lịch dựa vào cộng đồng.”

    “Dự án Du lịch dựa vào cộng đồng dân tộc thiểu số Cơ Tu” nhằm  phát huy tính chủ động của cộng đồng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, bảo vệ sinh môi trường nhằm thay đổi chất lượng cuộc sống của người dân. Những người thực hiện Dự án mong muốn, mọi du khách khi đến tham quan và sinh hoạt cùng đồng bào Cơ Tu đều có thể thưởng thức và hiểu được các giá trị văn hóa truyền thống. Chị Trần Thị Thu Oanh, thành viên tổ chức FIDR cho biết quá trình phát triển dự án cộng đồng tại Nam Giang: “Năm 2001, tổ chức FIDR đã triển khai dự án ở Nam Giang. Và từ 2001 đến 2008, FIDR phối hợp với huyện Nam Giang triển khai dự án phát triển cộng động, Thương là người đứng chân tại đây. Nhờ dự án này, từ ngành nghề đã bị mai một, làng thổ cẩm Zơ Ra đã được khôi phục và ngày càng phát triển. Các mặt hàng thổ cẩm truyền thống này, bà con có thể mang bán ở Hà Nội, Hội An và ở Đà Nẵng. Và khi làng thổ cẩm được khôi phục, khách du lịch tới thăm quan ngày càng đông hơn.”

    Bên cạnh công việc thường ngày của mình, ít ai biết Bríu Thương còn đi sưu tầm, dịch thuật, vẽ phác họa các truyện cổ tích Cơ Tu từ các già làng, bô lão. Vừa qua, anh là một trong những người hỗ trợ đắc lực cho Phòng Văn hóa huyện Nam Giang xuất bản sách truyện cổ Cơ Tu… Các câu chuyện nổi tiếng như: Nàng Ngà voi, nàng Míah, Nàng Clu, Sự tích rượu Tà vạt… được in ra nhiều thứ tiếng gồm Việt, tiếng Anh và cả tiếng Nhật…

    Năm nay, Bríu Thương chỉ mới 29 tuổi. Thông qua “Dự án Du lịch dựa vào cộng đồng dân tộc thiểu số Cơ Tu”, Thương mong muốn văn hóa của dân tộc mình ngày càng được nhiều người biết đến. Cũng từ dự án này, đời sống của bà con Cơ Tu sẽ ngày càng được nâng cao hơn./.

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC