C’bhêy đhị ca coóch ba boọc âng ma nuýh Cơ Tu
Thứ năm, 00:00, 13/04/2017
Ma nuýh Cơ Tu hêê bêl bhrợ Gươl cắh cợ nắc bhrợ ping zêng đớc C’bhêy đoọng pa chăm. Zập bệê C’bhêy nắc đơơng muy chr’nắp lalay cơnh. Lâng c’bhêy mai mặt ma nuýh cung cơnh đếêc, bêl đớc cóh Gươl cắh cợ ping xal nắc vêy chr’nắp lalay cơnh.

 

      Ca coóch ba boọc n’loong nắc muy râu cha năm laliêm bhlầng, chr’nắp văn hoá ty đanh âng đhanuôr Cơ Tu đhị apêê chr’hoong da ding k’coong, zr’lụ cha ngai bha dắh tỉnh Quảng Nam. Apêê pr’chăm tợơ n’loong âng đhanuôr nắc râu pa cắh âng đơ ba buôn, bhrợ doó râu doó lấh k’đháp, đhơ cơnh đếêc nắc pa cắh zập zêng đắh pr’ắt tr’mông, j’niêng cr’bưn âng ma nuýh Cơ Tu hêê ooy pleng k’tiếc, pr’đươi pr’dua, pa bhrợ ta têng… 

      Cung cơnh bấc apêê k’bhúh ma nuýh lơơng đhị zr’lụ da ding k’coong Trường Sơn-Tây Nguyên, C’bhêy ơy dưr váih tợơ lang a hay. Cóh ca coóch ba boọc âng ma nuýh Cơ Tu, apêê buôn bhrợ 2 râu c’bhêy: c’bhêy ng’lêy u huông lâng c’bhêy u liêm. C’bhêy liêm nắc ng’đớc cóh Gươl, c’bhêl u huông nắc đớc cóh piing.

       C’bhêy đớc đhị buôn ng’lêy, nắc cơnh đhị t’nol đong, cắh cợ đhị p’rang dzoóc ooy Gươl. C’bhêy đớc cóh Gươl, apêê bhrợ pa ghít, lêy u liêm. Nắc cơnh móh, mắt, boóp pa tước mang, ta boọc… zêng bơơn coóch bọoc pa liêm, lêy đui cơnh móh mắt ma nuýh dzợ mamông, cơnh ma nuýh hêê. T’coóh A lăng Đợi ắt đhị vel Gừng, thị trấn Prao, chr’hoong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam muy cha nắc buôn ca coóch ba boọc tợơ đanh a hay đoọng năl, c’bhêy đớc đhị Gươl nắc c’bhêy liêm, bơơn ma nuýh bhrợ têng pa ghít, g’lếêh g’lệêng bhlầng, đoọng pa cắh cơnh dzợ u ma mông, cơnh c’rơ liêm âng ma nuýh cóh da ding k’coong. “Đớc c’bhêy cóh Gươl nắc bêl apêê mọot ooy Gươl lêy u liêm, u ma bhuy Gươl, bơơn lêy râu ra gây âng ma nuýh hêê. Apêê t’coóh ta ha zập tợơ zêng moọt ooy  Gươl, apêê lêy Gươl u liêm, u ma bhuy.”

        T’coóh A lăng Đợi đoọng năl, c’bhêy nắc muy pr’đươi cha năm laliêm chr’nắp bhlầng pa cắh râu ma bhuy âng ma nuýh Cơ Tu. C’bhêy choom đớc đhị đơ chr’nắp, đhị ma bhuy bhlầng âng ma nuýh Cơ Tu. C’bhêy đớc cóh ping buôn coóch boọc lêy u la ngúa la bam, đoọng ma nuýh chệêt vêy ngai ting ắt tớt lâng đay. C’bhêy bhrợ cóh ping nắc pa ghít đhị móh mắt, dzung têy, pr’ắt tr’nợt âng ma nuýh cắh dzợ, lêy bhrợ coóch boọc đui cơnh bêl a đoo dzợ ma mông. T’coóh A lăng Đợi ắt đhị vel Gừng, thị trấn Prao, chr’hoong Đông Giang đoọng năl cớ: “Ng’bhrợ c’bhêy đớc đhị ping nắc lêy cơnh bele a đoo dzợ mamông, ng’bhrợ cơnh đếêc, ba bi cơnh a đoo nắc ma nuýh ta luôn bơơn a đhắh dzăm, đuôl coóih nắc cóh ping ng’bhrợ pa cắh cơnh đếêc.”

         Z’lấh bấc râu tr’xăl cóh pr’ắt tr’mông, râu cr’đơơng âng c’xêê c’moo, bh’rợ ca coóch ba boọc n’loong pa cắh râu pr’ắt tr’mông, pa bhrợ ta têng, râu ma bhuy âng ma nuýh Cơ Tu bơơn ta zư đớc tợơ bấc lang đâu. Râu đâu nắc lêy zư liêm lâng pa dưr k’rơ lấh mơ dzợ cóh đhanuôr Cơ Tu./.

 

C’BHÊYC TRONG ĐIÊU KHẮC CƠ TU

                                                            Vơ Ních Oang

    Điêu khắc gỗ là một loại hình nghệ thuật đặc sắc, nét văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu ở các huyện miền núi, vùng cao tỉnh Quảng Nam. Các tác phẩm điêu khắc gỗ của bà con là những phác họa đơn giản, không cầu kỳ về đường nét, nhưng phản ánh đầy đủ cách nhìn của người Cơ Tu về  trời đất, vạn vật cũng như phong tục, tập quán, sinh hoạt, lao động, sản xuất... Người Cơ Tu khi dựng Gươl hay xây mồ mả, đều đặt nhiều bức tượng gỗ với hình thù đa dạng, phong phú để trang trí. Mỗi bức tượng được đặt ở vị trí khác nhau mang một ý nghĩa riêng biệt. Và mặt người trong điêu khắc Cơ Tu cũng vậy, khi được đặt trong Gươl hay nhà mồ, nó có ý nghĩa khác nhau.

      Cũng như một số tộc người khác ở vùng Trường Sơn-Tây Nguyên, tượng gỗ hình mặt người, bà con Cơ Tu gọi làn C’bhêy, xuất hiện từ lâu đời. Trong nghệ thuật điêu khắc Cơ Tu, các nghệ nhân tạc tượng C’bhêy với 2 dạng hình cơ bản: loại dữ ác và loại hiền lành. C’bhêy hiền lành được đặt ở Gươl của làng. Còn C’bhêy hung ác được đặt tại nhà mồ.

     C’bhêy thường được đặt ở những vị trí bắt mắt, như ở trụ chính, hay hai góc bậc thang lên Gươl. C’bhêy trang trí ở Gươl được các nghệ nhân đục đẽo, gọt giũa tỉ mĩ, có hình thái hiền lành, vui tươi, màu sắc đẹp. Những bộ phận chính trên tượng như mắt, mũi, miệng đến những chi tiết khác như trán, má, cằm… được cách điệu với đường nét hoang sơ, thần thái sống động, thể hiện sự thân thiện như người thân, ruột thịt. Ông A Lăng Đợi ở thôn Gừng, thị trấn Prao, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam- một nhà điêu khắc có tay nghề lâu năm cho biết, C’bhêy đặt ở Gươl làng phải là C’bhêy đẹp, được nghệ nhân Cơ Tu trau chuốt công phu, thể hiện sức sống mạnh mẽ của những người con của của núi rừng. “Đặt C’bhêy ở Gươl, khi  họ bước vào thì thấy được cái hồn, cái tài giỏi của dân làng. Các già làng từ nơi khác họ tới Gươl, họ cảm nhận được sự thân thiện, hiếu khác của dân làng. Bởi nó được đặt ở nơi trang trọng nhất của làng, nơi tiếp đón khách.”

     Ông A lăng Đợi cho hay, C’bhêy là một tác phẩm điêu khắc thể hiện quan niệm vạn vật hữu linh của người Cơ Tu. C’bhêy chỉ được đặt ở những nơi linh thiêng nhất, như ở Gươl và nhà mồ. C’bhêy trong nhà mồ thường có vẻ mặt buồn đau, khóc thương. C’bhêy đặt ở mồ mã còn để người chết có thêm bạn, có người ở chung tại nhà mồ mình. C’bhêy đặt ở mồ mã được các nhà điêu khắc Cơ Tu chăm chút kĩ hơn về thần thái, thể hiện tính cách và lối sống cũng như tài năng lúc còn sống của người quá cố. Ông A lăng Đợi ở thôn Gừng, thị trấn Prao, huyện Đông Giang cho biết thêm: “C’bhêy đặt ở mồ mã, khi tạc tượng phải đúng theo cách sống của người đã mất. Ví dụ như lúc còn sống họ có đi săn thú, thì mình phải làm C’bhêy có đeo dao, kiếm, giáo; mặt mũi phải thể hiện cái thần thái như còn sống.”

     Trải qua những biến động trong đời sống, sự thăng trần của thời gian, nghệ thuật điêu khắc gỗ phản ánh đời sống sinh hoạt, lao động, sản xuất, tâm linh, tín ngưỡng của người Cơ Tu vẫn được giữ gìn qua nhiều thế hệ. Loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo này cần được bảo tồn, gìn giữ và phát huy trong cộng đồng Cơ Tu./.

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC