Bhiệc bhan n’đhâng x’nuur ắt cóh xa nay bh’rợ Festival c’cir Quảng Nam g’lúh VI -2017 t’mêê vêy ta bhrợ têng đhị chr’hoong da ding k’coong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Xay p’cắh ooy 17 c’bhúh acoon cóh tơợ 15 tỉnh, thành cóh prang k’tiếc k’ruung tước pấh bhiệc bhan, lấh ooy apêê n’đhưung, n’toong nắc đợ manuýh t’coóh ta ha lâng apêê g’lăng z’hai, c’bhúh n’đhưưng n’toong p’niên mơ 17 cha nắc tơợ 9 tước 12 c’moo âng chr’hoong Tây Giang ơy bhrợ t’váih rau chr’nắp pr’hay lâng apêê pr’zớc lâng ta mooi. Bha ar xrặ âng Hốih Nhàn, phóng viên t’ruíh pa xul p’rá Cơ Tu, Đài P’rá VN.
Bhiệc bhan n’đhâng x’nuur ắt cóh xa nay bh’rợ Festival c’cir Quảng Nam g’lúh VI- 2017, vêy ta bhrợ têng tơợ t’ngay 11 tước 13/6. Đhị chr’hoong Tây Giang vêy ta bhrợ têng bấc bh’rợ văn hoá, văn nghệ k’đơơng bấc ơl apêê g’lăng z’hai, diễn viên âng 17 acoon cóh tơợ 15 tỉnh, thành cóh prang k’tiếc k’ruung tước pấh. Hân đhơ cơnh đêếc, bhrợ t’váih rau pr’hay pa bhlâng lâng bấc pa bhlâng nắc đợ apêê g’lăng z’hai, diễn viên đhanuôr Cơ Tu âng c’la đông Tây Giang. Lấh ooy apêê n’đhưưng n’toong nắc đợ ta đhâm, c’mor la liêm lâng apêê g’lăng z’hai ting pấh ooy bhiệc bhan, chr’hoong Tây Giang nắc dzợ vêy c’bhúh n’đhưưng n’toong p’niên k’tứi lâng mơ 17 cha nắc tơợ 9 tước 12 c’moo. Apêê n’nâu nắc đợ manuýh bha lâng bhrợ t’váih rau chr’nắp pr’hay pa bhlâng lâng apêê c’bhúh n’lơơng bêl ting pấh bhiệc bhan.
Đoọng ra văng ha bh’rợ n’đhâng x’nuur, l’lăm đêếc k’nặ muy c’xêê apêê ađhi âng c’bhúh n’đhưưng n’toong p’niên k’tứi nắc t’bhlâng pa choom tân tung da dặ, đhị rau đương pa choom âng apêê t’coóh ta ha, manuýh g’lăng z’hai. Cắh muy pa choom tân tung, da dặ apêê ađhi nắc dzợ vêy ta pa choom cơnh ng’đoóh a doóh, xấp g’hul… Lấh n’nắc apêê ađhi nắc dzợ bơơn xơợng apêê t’coóh ta ha xay moon rau chr’nắp âng tân tung da dặ lâng rau t’nơơm âng x’nuur. Ađhi Cơ Lâu Nhật Trường xay moon, bêl đâu nắc bêl đoọng a đhi lâng apêê pr’zớc xay p’cắh văn hoá Cơ Tu tước ooy 17 đhanuôr acoon cóh lâng ta mooi tước pấh bhiệc bhan:
Tân tung, da dặ âng đhanuôr zi nắc pr’hay pa bhlâng. Acu rơơm kiêng bơơn zư lêy rau chr’nắp pr’hay văn hoá âng đhanuôr Cơ Tu. Ha dang nâu cơy lang p’niên cơnh azi cắh zư đớc lâng cóh ha y chroo apêê t’coóh ta ha ma chêết bil nắc cắh ngai pa choom a zi. Cơnh đêếc văn hoá công bil. Cr’chăl bhiệc bhan n’nâu vêy ta bhrợ têng pr’hay pa bhlâng. Acu rơơm kiêng đợ bhiệc bhan cơnh đâu nắc vêy ta bhrợ têng ta luôn lấh mơ dzợ.
Ađhi A Lăng Thị Nghiệp xay moon: Rau k’đháp cóh bh’rợ tân tung, da dặ nắc ng’bhr’dang dzung lâng p’đhiêr a chắc. Bêl bhr’dang dzung nắc ting cơnh xa nul âng ch’gâr, lâng bêl p’đhiêr a chắc nắc mr’cơnh, đhr’rứah lâng apêê n’lơơng:
Acu bhui har pa bhlâng bêl bơơn ting pấh bhiệc bhan x’nuul n’nâu. Nâu đoo nắc bêl đoọng acu xay p’cắh văn hoá Cơ Tu tước ooy apêê acoon cóh n’lơơng cóh prang k’tiếc k’ruung lâng ta mooi tước pấh bhiệc bhan. Acu rơơm kiêng bơơn zư lêy, pa dưr rau chr’nắp pr’hay âng văn hoá Cơ Tu, cóh đêếc vêy bh’rợ tân tung, da dặ. K’conh k’căn cu công đoọng acu ting pấh ooy c’bhúh n’đhưưng n’toong. Tơợ đêếc acu bơơn n’năl lâng zư lêy rau chr’nắp pr’hay văn hoá âng acoon cóh đay doọ choom dưr bil.
Cóh pazêng t’ngay c’xêê ahay chính quyền chr’hoong Tây Giang ơy bhrợ têng bác xa nay bh’rợ chr’nắp lâng liêm choom cóh bh’rợ zư lêy lâng pa dưr pazêng rau chr’nắp pr’hay âng văn hoá truyền thống. Pazêng apêê chr’val, trường học, tơợ tiểu học tước ooy THPT đhị zr’lụ chr’hoong lứch vêy ta bhrợ têng c’bhúh n’đhưưng n’toong, cóh đêếc vêy c’bhúh n’đhưưng n’toong p’niên k’tứi. T’coóh Pa Lăng Bưng, Phó Trưởng Phòng Văn hoá chr’hoong Tây Giang xay moon: Apêê n’nâu nắc đợ manuýh chr’nắp đoọng văn hoá Cơ Tu doọ choom dưr bil:
Cóh cr’chăl bhrợ têng bhiệc bhan n’đhâng x’nul đhị chr’hoong Tây Giang bêl đêếc ahay, apêê p’niên k’tứi ting pấh bhrợ bấc pa bhlâng, zay, chắp hơnh pa bhlâng văn hoá âng acoon cóh đay. Apêê p’niên vêy ta pa choom crêê cơnh xa nay ty đanh ahay âng tân tung, da dặ âng đhanuôr Cơ Tu. Cóh pazêng t’ngay c’xêê ha y Tây Giang nắc t’bhlâng bhrợ t’bhứah bh’rợ n’nâu, đoọng t’bhlâng zư lêy lâng pa choom đoọng ha pazêng p’niên k’tứi n’năl ooy văn hoá ty đanh âng acoon cóh đay.
Tơợ bhiệc bhan n’đhâng x’nuur g’lúh n’nâu, apêê ađhi ơy bhrợ t’váih rau chr’nắp pr’hay lâng apêê đhanuôr acoon cóh n’lơơng lâng ta mooi bêl tước pấh ooy bhiệc bhan. Cóh ha y chroo apêê ađhi nắc đợ manuýh pa têết xay bhrợ, pa dưr đợ rau chr’nắp pr’hay âng văn hoá Cơ Tu nắc k’conh pa bhướp ahay ơy đớc đoọng./.
ĐỘI TRỐNG CHIÊNG NHÍ TÂY GIANG
Lễ hội trình diễn cây Nêu và giao lưu văn hóa các dân tộc Việt Nam trong khuôn khổ Festival Di sản Quảng Nam lần thứ VI- 2017 vừa được tổ chức tại huyện miền núi Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Giới thiệu với 17 dân tộc thiểu số ở 15 tỉnh, thành trong cả nước tham dự lễ hội, ngoài đội trống chiêng lớn tuổi và các nghệ nhân, đội trống chiêng nhí với 17 thành viên từ 9 đến 12 tuổi của huyện Tây Giang đã gây ấn tượng với các đoàn bạn và du khách. Bài viết của Hốih Nhàn, phóng viên chương trình phát thanh tiếng Cơ Tu, Đài TNVN.
Lễ hội trình diễn cây Nêu nằm trong khuôn khổ Festival Di sản Quảng Nam lần thứ VI- 2017, tổ chức từ ngày 11 đến 13/6. Tại huyện Tây Giang diễn ra nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ thu hút đông đảo các nghệ nhân, diễn viên của 17 dân tộc thiểu số ở 15 tỉnh, thành trong cả nước đến tham dự. Nhưng tạo được ấn tượng lớn và đông đảo hơn vẫn là các nghệ nhân, diễn viên dân tộc Cơ Tu của chủ nhà Tây Giang. Ngoài đội trống chiêng là nam thanh, nữ tú và các nghệ nhân tham gia trình diễn trong lễ hội, huyện Tây Giang còn có đội trống chiêng nhí với 17 thành viên từ 9 đến 12 tuổi. Đây là nhân tố quan trọng tạo nên sự khác biệt so với các đoàn khác khi tham gia lễ hội.
Để chuẩn bị cho lễ hội trình diễn cây Nêu, trước đó gần một tháng các em của đội trống chiêng nhí đã cố gắng tập luyện dưới sự hướng dẫn của các già làng, các nghệ nhân về điệu tân tung, da dặ. Không chỉ học cách tân tung, da dặ mà các em còn được học cách sử dụng trang phục Cơ Tu, như đóng khố, mặc váy, áo... Ngoài ra các em còn được nghe các già làng nói về ý nghĩa của điệu tân tung, da dặ và tầm quan trọng của cây Nêu. Em Cơ Lâu Nhật Trường chia sẻ, đây là dịp để em và các bạn giới thiệu văn hoá Cơ Tu đến 17 dân tộc thiểu số và du khách tham gia lễ hội:
Điệu tân tung, da dặ của đồng bào mình nó hay và ý nghĩa lắm. Em mong muốn được giữ gìn bản sắc văn hoá của đồng bào Cơ Tu. Nếu bây giờ lớp trẻ như chúng em không giữ gìn và sau này những người lớn tuổi không còn nữa thì đến lúc đó không còn ai truyền dạy. Như vậy văn hoá cũng mất đi. Dịp lễ hội lần này được tổ chức rất hay. Em mong muốn những lễ hội như thế này sẽ được tổ chức nhiều hơn nữa.
Em A Lăng Thị Nghiệp chia sẻ: Cái khó trong điệu tân tung, da dặ là cách bước chân và xoay người. Khi bước chân phải theo nhịp của tiếng trống, và lúc xoay người cần phải đồng đều giữa các thành viên:
Em rất vui khi được tham gia lễ hội trình diễn cây Nêu. Đây cũng là dịp để em giới thiệu văn hoá Cơ Tu đến với các dân tộc khác trong cả nước và du khách đến tham dự lễ hội. Em mong muốn đước giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá Cơ Tu, trong đó có điệu tân tung, da dặ. Bố mẹ em khuyến khích cho em tham gia vào đội trống chiêng. Từ đó em có thể hiểu được và giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình không bị mai một.
Trong thời gian qua chính quyền huyện Tây Giang đã xây dựng nhiều kế hoạch, chương trình hành động thiết thực và hiệu quả trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống. Hầu như các xã và trường học, từ tiểu học đến THPT trên địa bàn huyện đều đã thành lập đội trống chiêng, trong đó có đội trống chiêng nhí. Ông Pa Lăng Bưng, Phó Trưởng Phòng Văn hoá huyện Tây Giang cho biết: Đây là nhân tố quan trọng để văn hoá Cơ Tu không bị mai một:
Trong dịp diễn ra lê hội cây Nêu tại huyện Tây Giang vừa qua thì các cháu tham gia rất đông đảo, nhiệt tình, đam mê về văn hoá của đồng bào mình. Các cháu được hướng dẫn cơ bản đúng theo kiến thức vốn có về các điệu tân tung, da dặ của đồng bào Cơ Tu. Trong thời gian đến Tây Giang tiếp tục nhân rộng mô hình này, để tiếp tục bảo tồn và truyền dạy cho các cháu hiểu được về văn hoá truyền thống của dân tộc mình.
Qua lễ hội trình diễn cây Nêu lần này, các em đã tạo ấn tượng sâu sắc trong lòng các dân tộc thiểu số và du khách khi đến với lễ hội. Trong tương lai các em sẽ là những người kế thừa, phát huy những giá trị đặc sắc của văn hoá Cơ Tu mà cha ông đã để lại./.
Viết bình luận