Coóch boóc n’loong Cơ Tu: Zơng cr’van âng vel
Thứ năm, 00:00, 22/09/2016
Cóh cr’chăl dưr váih lâng dưr k’rơ, ma nứih Cơ Tu nắc muy cóh hắt c’bhúh acoon cóh cóh truíh ca coong zr’lụ miền Trung- Tây Nguyên dzợ bơơn zư đớc đợ chr’nắp ty đanh âng văn hoá. Nắc đoo bhrợ bh’noóch, tân tung da dặ, bhiệc bhan, pr’đhang đong xang, ping xal lâng tr’haanh bhlâng nắc coóch boóc n’loong.

 

    

     Đợ râu chr’nắp n’nắc, âi brhựo t’váih c’rơ ma mông, râu bấc cơnh, bấc pr’hoọm lâng râu liêm pr’hay la lay cóh ta la tranh  zấp prang ooy văn hoá c’bhúh acoon ma nứih Cơ Tu. Ngh thuật coóch boóc âng ma nứih Cơ Tu pa cắh cóh Gươl bấc nắc t’noọl vil, móh mặt ma nứih,  xrắ bấc râu đhị apêê t’noọl, coong, chr’léh. Đh’rứah lâng bấc, bhứah âng đong xang, nắc đợ bh’nơơn coóch boóc nắc đoo đh’năng đăng chr’nắp âng đhr’nong đong. Gươl nắc đoo cr’van âng vel. Cóh đêếc apêê đoo bơơn lêy c’rơ âng đha đhâm pr;conh cóh bh’rợ k’rong c’rơ đoọng chơớc lêy tr’mam bhrợ, đhr’niêng cr’bưn âng vel cóh bh’rợ k’đhơợng bhrợ bhiệc bhan lâng pa bhlâng nắc lêy ghít z’hai g’lăng âng apêê ngai bhriêl t’bách cóh bh’rợ bhrợ t’váih đợ t’noọl, x’rắ cóh n’loong đơơng âng c’léh âng vel lâng âng prang zr’lụ ặt ma mông crêê tước ooy văn hoá lâng crâng ca coong.

                           

     Cơnh lâng Gươl, cóh ooy vêy vêy coóch boóc cóh đêếc nắc bh’nơơn mắt lêy têy bhrợ. Cóh bh’bhung đong, mị n’đắh zr’múh đhrượp buôn vêy đợ bh’nơơn ta coóch cơnh: gôông a tứch, a chịm triing cắh cậi bấc c’bhúh a cọ a mứih, a ọc t’rí… Apêê n’nâu bơơn ra pặ ma mơ tíh. Nâu đoo nắc râu liêm ghít, liêm pr’hay đoọng ha đhr’nong Gươl vêy râu liêm pr’hay, ma mơ. Cóh 4 t’clắh ta clăng groong cóh Gươl, pa bhlâng nắc t’clắh ặt n’đắh a loong ng’dzoóc ooy Gươl nắc đhị đoọng apêê z’hai t’bách ma nứih Cơ Tu bhrợ t’váih coóch boóc pa cắh z’hai g’lăng âng đay. Cóh đâu buôn nắc đợ x’rắ, coóch boóc p’têệt pa zum xay trúih p’cắh đợ bh’rợ ặt ma mông, bhrợ têng ặt pa zum lâng crâng ca coong, toọm k’ruung âng acoon ma nứih. Cóh apêê t’noọl, coong, chr’léh công bơơn coóch boóc bấc râu cơnh bh’dưa, ca xanh, ta ri, hấc hắc, coop, tr’pai, a xiu….

     Muy bơr Gươl cóh chr’val Lăng, chr’hoong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cắh muy  vêy bấc ơl đợ coóch boóc pa chăm pa chir nắc đhị apêê pr’têệt dzợ ra pặ apêê tượng, bấc nắc tượng vêy tr’lắp, n’đắh piing vêy coóch k’lang, a cọ ca xanh, a cọ gông a tứch. Ha dang Gươl cóh ca coong Tây Giang dưr váih bấc c’bhêy bhrợ t’váih râu liêm la lay, bhrợ t’váih  râu ma bhuy ha Gươl nắc cóh chr’hoong Nam Giang nắc pa cắh đớc đợ bh’nơơn coÓch boóc cơnh a cọ a jếh, đhăm mariêng. Đợ apêê n’nâu bhrợ ha đhr’nong Gươl ta luôn lêy ma bhuy chr’nắp. Pa bhlâng nắc, t’noọl  A căn ta luôn nắc đhị buôn pa chăm liêm bhlâng, bhrợ t’váih đoọng ha ma nứih lêy bấc cơnh liêm pr’hay. Cắh muy nắc đoọng ặt zâng râu clơợng âng Gươl, nắc t’noọl a căn lâng coong nắc đhị buôn xrắ đớc lâng coóch boóc bấc râu.

                         

     Đợ apêê bh’nơơn coóch boóc p’têệt lâng Gươl cơnh âng âi xay moon cóh tếh, ma nứih Cơ Tu dzợ bhrợ tváih bấc tượng vil cơnh lâng bấc pr’đớc la lay cơnh: T’coóh vel a ộm, pân đil da dặ, đha đhâm tân tung, n’toong chiing, plong khèn, a chịm triing, a chịm a mrá, ta ri… lâng ra pặ apêê n’nâu đhị prang Gươl. Cóh bấc c’moo đăn đâu, muy râu bh’rợ coóch boóc bơơn ngh nhân Cơ Tu kiêng bhlâng nắc đoo đợ phù điêu la lêếh, cắh ta têêr lâng râu lơơng. Đhị bấc g’lúh thi coóch boóc âng apêê chr’hoong bhrợ têng, apêê nghệ nhân dzợ tr’thi p’cắh z’hai, bhrợ têng phù điêu bấc ơnh, cơnh lướt p’panh, c’lóh, ộm n’dza, bhrợ têng tr’đin, tân tung da dặ… đoọng pa cắh, zư đớc, bhrợ pa liêm ha Gươl vel.

      Lấh đhị Gươl, Ping nắc muy  râu liêm pr’hay cóh c’kir văn hoá ty đanh âng ma nứih Cơ Tu, chr’nắp tr’haanh bhlâng âng  bh’rợ ty n’nâu nắc đoo coóch boóc lâng xrắ pa chăm. Đhị mị n’đắh t’rang  lâng muy n’đắh ping buôn coóch a cọ t’rí. Lấh a’cọ t’rí, ping âng ma nưúih Cơ Tu dzợ vêy bấc râu lơơng cơnh bh’dưa, ta ri, a chịm tring, tu góc, chiing, goong. Toor t’rang a cọ t’rí cóh ping buôn vêy coóch ma nứih móh mặt cơnh cóh ping âng Tây Nguyên, nắc đoo móh mặt ma nứih c’lâu rêên, hay chơớ… Lướt đh’rứah lâng apêê bh’nơơn coóch boóc nắc bấc c’bhúh x’rắ conh mã não, răng cưa, pô đh’lôm, ha la a tút… cơnh lâng pr’hoọm bha lâng nắc bhrôông, tăm, boóc. Nâu đoo nắc râu chr’nắp bhlâng đơơng đoọng ha ngai lấh cắh dzợ.

                         

     Pr’đhang lâng coóch boóc cóh Gươl lâng ping nắc đoo cr’van âng vel, bhrợ t’váih râu văn hoá la liêm pr’hay cóh c’kir văn hoá âng ma nứih Cơ Tu. Nghệ nhân coóch boóc n’loong acoon cóh Cơ Tu- c’la bhrợ t’váih bh’rợ n’nâu xoọc dzợ z’zăng bấc apêê choom bhrợ têng. Choom dáp tước Coor Tíc, Bhriu Pố, Cơ Lâu Bhlao (chr’hoong Tây Giang), Bhriu Nga, Y Kông (chr’hoong Đông Giang)… Đh’rứah lâng bh’rợ pa dưr Gươl, ngh thuật coóch boóc n’loong âng đha nuôr Cơ Tu bơơn pa dưr k’rơ. Vêy bấc bh’nơơn coóch boóc t’mêê bơơn dưr váih, bơơn ra pặ đoọng ha bh’rợ moọng lêy đha nuôr lâng t’mooi. Bh’rợ coóch boóc công dzợ c’rơ ma mông k’rơ cóh đha nuôr, kiêng bơơn k’rang lấh mơ, pa dưr cóh pr’ặt tr’mông xoọc đâu./.

 

ĐIÊU KHẮC GỖ CƠ TU: KHO BÁU CỦA LÀNG

 

      Đồng bào Cơ Tu là một trong số ít dân tộc thiểu số ở dãy Trường Sơn – khu vực Tây Nguyên còn bảo lưu các giá trị nguyên gốc của văn hóa truyền thống. Đó là hát lý, múa dân gian, lễ hội truyền thống, kiến trúc nhà làng, nhà ở, nhà mồ và tiêu biểu là nghệ thuật điêu khắc gỗ.

     Nghệ thuật tạo hình của dân tộc Cơ Tu thể hiện ở nhà làng truyền thống chủ yếu là tượng tròn, phù điêu, tranh vẽ và hoa văn trang trí trên các bộ phận kiến trúc. Cùng với mức độ, quy mô của công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc chính là thước đo giá trị của ngôi nhà làng truyền thống. Gươl chính là tài sản, di sản của làng. Ở đó người ta có thể thấy sức mạnh của thanh niên trai tráng trong việc cùng tìm kiếm nguyên vật liệu, đặc biệt là thấy rõ tài năng của các nghệ nhân trong việc sáng tạo những bức tranh, phù điêu và tượng gỗ mang đậm dấu ấn của làng và của cả vùng cư trú có liên quan về văn hóa và sinh thái.

                        

     Với nhà gươl, ở đâu có chi tiết kiến trúc là ở đó có tác phẩm mỹ thuật. Trên mái nhà, phía hai đầu hồi (đhrượp) thường có những bức tượng đơn giản như:  gà trống, chim tring hay tổ hợp gắn kết nhiều tượng với nhau như tượng người, tượng đầu trâu... Chúng được bố trí đối xứng nhau. Đây là chi tiết kiến trúc, mỹ thuật làm cho ngôi nhà có vẻ đẹp hài hòa, cân đối. Trên 4 tấm lan can, vách ngăn ở nhà gươl, nhất là tấm đặt ở mặt tiền, là nơi lý tưởng để các “họa sĩ” Cơ Tu thả hồn bay bổng miêu tả hình tượng con người, thế giới thiên nhiên và cuộc sống xã hội, tạo nên những bức tranh đa dạng. Ở tấm ván này thường là những bức phù điêu liên hoàn với chủ đề miêu tả sinh hoạt lễ hội, sản xuất, săn bắt, cuộc sống gắn bó với núi rừng, sông suối với những sản vật từ thiên nhiên nuôi sống con người.       Trên các cây cột con, xà ngang (gơ nang), xà dọc, trính cũng thường được chạm khắc nhiều bức phù điêu đẹp mắt như rồng, rắn, kỳ đà, tắc kè, ba ba, thỏ, cá.

     Một số gươl ở xã Lăng (huyện Tây Giang), chẳng những có vô số tác phẩm điêu khắc trang trí nội thất mà tại các điểm tiếp giáp của xà ngang và xà dọc còn bố trí các tượng rời, chủ yếu là hình tượng chiếc ché có nắp, phía trên nắp ché có hình chim cú vọ, hình tượng thần nước đầu gà trống mình rắn. Nếu nhà Gươl vùng cao Tây Giang xuất hiện nhiều mặt nạ gỗ với cách tạo hình đặc trưng, tạo ra những gương mặt kỳ dị, thì Gươl ở huyện Nam Giang trưng diện những bức tượng quái vật mình người đầu chim, chim ma lai ăn thịt người dân gian gọi là “Đhăm mariêng” và “Ajêh”. Những bức tượng này làm cho ngôi nhà làng của đồng bào luôn bí ẩn, linh thiêng. Đặc biệt, cây cột cái (rơmong) luôn là tâm điểm của trang trí mỹ thuật, tạo cho người xem nhiều cảm xúc. Không chỉ có chức năng chịu lực mà cột cái và xà ngang là nơi trang trí nhiều tác phẩm điêu khắc, tranh vẽ, phù điêu và hoa văn. Dưới chân cột cái đồng bào thường khắc những hình người như già làng ngồi uống rượu, người đàn ông cõng con, người phụ nữ địu con hoặc hình tượng chiếc ché - một vật dụng có giá trị của đồng bào miền núi.

                         

     Ngoài những bức phù điêu, tranh vẽ gắn với công trình kiến trúc như đã nêu trên, người Cơ Tu còn sáng tạo những bức tượng tròn với nhiều chủ đề khác nhau như: già làng uống rượu, cô gái múa, chàng trai nhảy hội, đánh chiêng, thổi kèn, tượng chim tring, chim công, kỳ đà... và bố trí chúng vào những vị trí nhất định trong ngôi nhà. Tượng có thể đặt ở mặt tiền chính diện của gươl, phía trên của xà ngang, xà dọc, hoặc hai bên cửa ra vào. Vì thế, ta thường thấy tượng người đứng hai bên cửa ra vào tỏ vẻ cung kính, vui mừng đón khách đến thăm, bước vào ngôi nhà chung của làng. Trong những năm gần đây, một loại hình nghệ thuật được nghệ nhân Cơ Tu ưa thích là phù điêu rời, tức là những bức phù điêu không gắn với công trình kiến trúc truyền thống. Thông qua các cuộc thi điêu khắc dân gian do các huyện tổ chức, các nghệ nhân trổ tài, sáng tác phù điêu với chủ đề khác nhau như cảnh đi săn, giã gạo, uống rượu cần, khai thác rượu tà đin, vũ điệu tâng tung da dá trong lễ hội, nghi lễ đâm trâu hiến sinh tế thần linh và cả những đề tài mới như bộ đội và dân quân, chống giặc đi càn, đánh giặc giữ làng... để trưng bày, lưu giữ, làm đẹp cho ngôi nhà thân yêu của làng.

     Bên cạnh gươl, nhà mồ (ping) là một phần đặc sắc trong di sản văn hóa dân gian của dân tộc Cơ Tu. Giá trị nổi bật của loại hình kiến trúc dân gian này chính là nghệ thuật điêu khắc và những họa tiết trang trí. Hình tượng cô đọng nhất là hai đầu trâu ở hai đầu quan tài và ở một phía đầu hồi nóc của nhà mồ. Ngoài hình đầu trâu, nhà mồ Cơ Tu còn có nhiều hình tượng khác như con rồng, kỳ đà, chim tring, chim grooc, biểu tượng ngọn rau dớn, chiêng, cồng. Xung quanh quan tài hình đầu trâu ở nhà mồ thường có hệ thống tượng người với những biểu cảm đặc trưng giống như nhà mồ ở Tây Nguyên, đó là tượng người ngồi than khóc, tiếc thương người quá cố… Đi kèm theo các tác phẩm điêu khắc và nhiều mô típ hoa văn quen thuộc như mã não, răng cưa, hoa pơ lơm, lá a tút… với màu sắc chủ đạo là đỏ, đen, trắng. Đây là món quà vô giá, đầy tính nhân văn của người thân dâng cúng cho người đã đi về thế giới bên kia để an ủi linh hồn của họ.

                        

     Kiến trúc và nghệ thuật tạo hình trên ngôi nhà làng và nhà mồ chính là kho báu của làng, tạo nên nét văn hóa đặc sắc trong di sản văn hóa của dân tộc Cơ Tu. Nghệ nhân điêu khắc gỗ dân tộc Cơ Tu - chủ nhân của loại hình nghệ thuật này hiện còn khá đông đảo. Có thể kể đến Ker Tíc, Bhríu Pố, Cơlâu Bhlao ( huyệnTây Giang), Bhríu Nga, Y Kông ( huyện Đông Giang)… Cùng với phong trào phục hồi nhà làng truyền thống, nghệ thuật điêu khắc gỗ của dân tộc Cơ Tu được hồi sinh và phát triển mạnh. Nhiều tác phẩm sáng tạo mới được ra đời, được trưng bày phục vụ thưởng ngoạn nghệ thuật cho người dân và du khách. Nghệ thuật điêu khắc gỗ vẫn còn sức sống mạnh mẽ trong đồng bào. Cần được quan tâm nuôi dưỡng, phát huy./. 

Theo Báo Quảng Nam online

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC