TR’COỌ XA NƯL TƠỢ CRAM CR’ĐÊÊ ÂNG ACOON CÓH XƠ ĐĂNG
Thứ sáu, 15:33, 05/04/2024     Hải Phong/VOV5     Hải Phong/VOV5
Đhanuôr zâp acoon cóh Tây Nguyên vêy bấc râu tr’coọ xa nưl pr’hay chr’nắp lalay cơnh. Cơnh zâp acoon cóh lơơng, pr’ắt tr’mung manứih Xơ Đăng cóh Tây Nguyên ặt pa zưm lâng crâng k’coong, nắc bấc lêy tr’coọ xa nưl zêng ta bhrợ tơợ n’loong cóh crâng, lấh mơ nắc cram, cr’đêê.

 

 

Manứih Xơ Đăng cóh tỉnh Kon Tum vêy bấc râu tr’coọ xa nưl cơnh: n’jưl T’rưng, n’jưl K’lông Pút, n’jưl đác a’luốt, chiing, goong, tù và, n’coo t’coọ... Ooy đâu, n’jưl T’rưng lâng K’lông Pút nắc 2 râu tr’coọ xa nưl bha lâng âng manứih Xơ Đăng vêy ta bhrợ tơợ cram, cr’đêê. T’coóh Phan Văn Hoàng, Phó Gíam đốc Sở Văn hoá, Thể thao lâng Du lịch tỉnh Kon Tum đoọng năl: “Tơợ bhiệc lướt ooy ha rêê, đhanuôr bhrợ t’váih zâp râu tr’coọ xa nưl nâu ooy pr’ắt tr’mung. N’jưl K’lông Pút buôn đoọng pân đil chi ớh. Apêê buôn chi ớh mơ 2 tước 3 cha nặc. Ha dợ chiing, goong nắc đoọng pân jứih chi ớh. Zâp bêl cóh vel đông vêy bhiệc bhan, đhanuôr buôn đươi n’jưl T’rưng, K’lông Pút pazưm lâng chiing, goong lâng zâp râu tr’coọ xa nưl lơơng”.

N’jưl T’rưng vêy ta bhrợ tơợ zâp n’coo cr’đêê, pazưm đh’rứah lâng đợ a’ngoọn k’tứi, nhâm mâng. Nâu đoo nắc đhị chr’nắp bhlâng, đhị bhrợ pa xưl xa nưl âng n’jưl nâu. Zâp đoo n’coo nâu vêy 2 râu, pa zêng n’coo pr’hơơm lâng đợ đh’riêng xa nưl. Râu pa zưm âng 2 a’nhi nâu bhrợ xa nưl dưr chr’va xưl liêm pr’hay lấh mơ.

Ha dợ n’jưl K’lông Pút cung vêy ta bhrợ tơợ zâp n’coo cr’đêê, buôn vêy 7 tước 10 n’coo. Xa nưl n’jưl dưr chr’va xưl lâng bhiệc lêy n’tạp têy đhị boọp âng zâp n’coo cr’đêê nâu. Zâp bêl chi ớh, n’jưl K’lông Pút ta đợc đhị mưy bêệ đhêl ga mắc cắh cậ đợc t’gơn cóh c’nắt n’loong. Đhị tr’pang têy liêm choom âng đợ pân đil Xơ Đăng, xa nưl n’jưl K’lông Pút dưr chr’va xưl pr’hay ha ngur cóh prang crâng da ding. Manứih Xơ Đăng moon, zâp n’coo cram, cr’đêê đươi đoọng chi ớh n’jưl K’lông Pút vêy crêê tước lâng đợ n’coo đợc cr’liêng m’ma - nắc đhị ặt k’rong âng r’vai ha roo. Bêl chi ớh K’lông Pút cóh ha rêê nắc vêy bhrợ đoọng ha roo dưr váih liêm, bấc, boo đhí liêm crêê. Lấh mơ, xa nưl n’jưl dzợ bhrợ t’mứt a’chim a’đhắh lâng cung nặc râu bhrợ p’cắh loom luônh chắp kiêng âng n’jứih n’đil. Nghệ nhân Ưu tú Y Sinh cóh tỉnh Kon Tum đoọng năl: “Chi ơh n’jưl K’lông Pút nắc lêy vêy râu chắp kiêng bhlâng. Bêl ahay choom chi ớh n’jưl ooy bấc t’ngay cơnh bêl ha roo váih liêm, bơơn bhrợ bấc nắc đhanuôr bhrợ bhiệc bhan hơnh déh. Apêê bhrợ bhiệc bhan đhị đông Rông ga mắc, đơơng n’jưl đoọng chi ớh, đơơng chiing ting n’toong. Ha dợ n’jưl T’rưng apêê chi ớh lâng 2 têy, choom chi ớh ting xa nưl âng chiing. Zâp râu tr’coọ xa nưl âng manứih Xơ Đăng cung t’pấh bấc ta mooi lướt lêy chi ớh tước lưm lêy cóh vel đông”.

Lấh mơ n’jưl T’rưng, K’lông Pút, acoon cóh Xơ Đăng dzợ vêy n’jưl đác cung chr’nắp liêm. N’jưl đác vêy manứih Xơ Đăng bhrợ tơợ bấc n’coo cr’đêê vêy đợ mơ đệ, dal lalay mơ. N’jưl nâu vêy ta dông đợc đhị toor toọm đoọng đác chô hooi ooy n’coo bhrợ t’váih xa nưl grơm, chr’va pr’hay lalay cơnh. Nghệ nhân Ưu tú Y Sinh đoọng năl cớ: “N’jưl đác xoọc đâu hắt bhlâng, k’đhạp bhrợ. Nâu cơy, mưy apêê ga rựa t’ha vêy choom bhrợ n’jưl đác. N’jưl nâu pa zêng vêy n’coo ga mắc, k’tứi lalay cơnh, bêl đác hooi moót nắc bhrợ váih đợ xa nưl pr’hay. Bêl dzang toọm nắc vêy lêy đợ n’jưl đác bhrợ t’váih xa nưl pr’hay chr’nắp, cắh ha mơ choom ha vil”.

Zâp đhị bhiệc bha zr’nưm n’đoo cóh vel đông manứih Xơ Đăng, xang bêl bhrợ lễ nắc bhrợ bhiệc. Nâu đoo cung nặc bêl zâp ngai ặt chi ớh bhui har âng đơơng zâp râu tr’coọ xa nưl ty chr’nắp đoọng chi ớh, hát, t’nơớt pazưm đh’rứah. T’coóh Phan Văn Hoàng, Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao lâng Du lịch tỉnh Kon Tum đoọng năl: “Ngành văn hoá zâp c’moo bhrợ pa dưr zâp c’bhúh nghệ nhân đoọng lướt chi ớh ooy t’ngay k’cir văn hoá Việt Nam 23/11, zâp xa nay bh’rợ âng Bộ Văn hoá, Thể thao lâng Du lịch bhrợ. Nâu đoo nắc g’lúh đoọng bhrợ p’cắh đợ pr’hoọm văn hoá chr’nắp liêm âng đay. Đhị bhiệc giao lưu văn hoá, apêê nắc pa choom đoọng ha lang p’niên đợ râu văn hoá ty chr’nắp âng acoon cóh”.

Zâp đhị vel đông âng manứih Xơ Đăng cóh tỉnh Kon Tum bhrợ pa dưr bấc c’bhúh văn hoá pr’hát xa nưl. Zâp c’bhúh nâu n’jứah chi ớh nghệ thuật đoọng ha đhanuôr lêy, n’jứah nặc đhị zư lêy, pa choom đoọng zâp râu văn hoá chr’nắp liêm đoọng ha lang p’niên. Ooy đâu, chrooi pa xoọng zư lêy đợ pr’hoọm văn hoá chr’nắp âng acoon cóh Xơ Đăng./.

Nhạc cụ từ tre nứa của dân tộc Xơ Đăng

Cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên có kho tàng nhạc cụ phong phú với nhiều loại và chất liệu khác nhau. Như các dân tộc khác, cuộc sống người Xơ Đăng ở Tây Nguyên gắn liền với núi rừng, nên phần lớn các loại nhạc cụ đều được chế tác từ cây rừng, nhất là tre, nứa.

Người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum có nhiều loại nhạc cụ dân tộc như: đàn T’rưng, đàn K'lông Pút, đàn nước sáo, trống, cồng chiêng, tù và, ống gõ... Trong đó, đàn T’rưng và K'lông Pút là 2 nhạc cụ phổ biến nhất của người Xơ Đăng được chế tác từ tre, nứa. Ông Phan Văn Hoàng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum cho biết: "Từ việc lên nương làm rẫy, đồng bào tự tạo ra các loại nhạc cụ này trong đời sống sinh hoạt. Đàn K'lông Pút thường sử dụng cho nữ giới. Họ thường chơi từ 2 đến 3 người. Còn cồng, chiêng thường sử dụng cho nam giới. Mỗi khi cộng đồng có lễ hội, người dân thường sử dụng đàn T’rưng, đàn K'lông Pút kết hợp với giàn cồng, chiêng và các loại nhạc cụ khác."

Đàn T’rưng được chế tác từ các ống nứa, liên kết với nhau bằng những sợi dây nhỏ, bền, chắc. Đây là bộ phận quan trọng nhất, nơi phát ra âm thanh của đàn. Mỗi ống đàn có hai phần, gồm ống hơi và thanh cộng hưởng. Sự kết hợp giữa 2 bộ phận này tạo nên cao độ chuẩn và âm thanh vang.

Còn đàn K'lông Pút cũng được chế tạo từ các ống nứa, thường có 7 đến 10 ống. Tiếng đàn phát ra bằng cách vỗ tay vào miệng các ống nứa. Mỗi khi biểu diễn, đàn K'lông Pút được đặt trên một phiến đá hoặc gác lên một thân cây. Qua đôi bàn tay uyển chuyển của những người phụ nữ Xơ Đăng, tiếng đàn K'lông Pút thánh thót vang lên, bay bổng khắp núi rừng. Người Xơ Đăng tin rằng, các ống tre, nứa dùng để đánh đàn K'lông Pút có liên quan mật thiết với những ống đựng hạt giống - là nơi trú ngụ của hồn lúa. Khi đánh đàn K'lông Pút trên nương rẫy sẽ giúp cho cây lúa tốt tươi, mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa. Ngoài ra, tiếng đàn còn giúp xua đuổi thú dữ và cũng là cách thể hiện tình cảm lứa đôi. Nghệ nhân Ưu tú Y Sinh ở tỉnh Kon Tum cho biết: "Chơi đàn K'lông Pút cần có sự đam mê. Ngày xưa có thể chơi đàn trong mấy ngày như khi lúa tươi tốt, được mùa là bà con tổ chức ăn mừng. Họ tổ chức lễ hội tại nhà Rông, mang đàn ra đánh, mang chiêng ra gõ. Còn đàn T’rưng người ta đánh 2 tay và có thể đánh theo nhịp chiêng. Các loại nhạc cụ của người Xê Đăng cũng thu hút nhiều khách du lịch tới thăm các bản”.

Ngoài đàn T’rưng, K'lông Pút, dân tộc Xơ Đăng còn có đàn nước cũng rất độc đáo. Đàn nước được người Xê Đăng chế tác từ nhiều ống nứa có độ dài, ngắn khác nhau. Đàn được treo thẳng đứng ở bên bờ suối cho nước chảy vào các ống để tạo âm thanh trầm, bổng khác nhau. Nghệ nhân Ưu tú Y Sinh cho biết thêm: "Đàn nước nay rất hiếm, khó làm. Bây giờ, chỉ những người cao tuổi mới biết cách chế tác đàn nước. Đàn gồm các ống lớn, nhỏ khác nhau, khi nước chảy vào sẽ tạo ra âm thanh rất hay. Khi lội suối thấy những cây đàn nước tạo ra âm thanh độc đáo, người nghe sẽ nhớ mãi." 

Tại bất kỳ lễ hội, sự kiện chung nào của buôn làng người Xê Đăng, sau phần lễ sẽ là phần hội. Đây cũng là lúc mọi người vui vẻ mang các loại nhạc cụ truyền thống để đàn, hát, nhảy múa quây quần bên nhau. Ông Phan Văn Hoàng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum cho biết: "Ngành văn hóa hằng năm thành lập các đoàn nghệ nhân để đi biểu diễn trong ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11, các chương trình của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức. Đây là dịp để cho các dân tộc thể hiện được bản sắc văn hóa của mình. Qua việc giao lưu văn hóa, họ chính là người truyền lại cho thế hệ trẻ giá trị văn hóa truyền thống dân tộc".

Tại các buôn, làng của người Xê Đăng ở tỉnh Kon Tum thành lập nhiều nhóm, đội văn hóa văn nghệ. Các nhóm, đội này vừa biểu diễn nghệ thuật phục vụ cộng đồng vừa là nơi ươm mầm, truyền dạy các giá trị văn hóa cho giới trẻ. Qua đó, góp phần gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa đặc sắc của dân tộc Xơ Đăng./.

    Hải Phong/VOV5

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC