J’niêng cher đoọng óih câm đhị hân noo ha ót âng manuýh Cơ Tu
Thứ tư, 00:00, 24/08/2016
...Nâu đoo nắc chr’nắp văn hoá truyền thống chr’nắp liêm âng đhanuôr Cơ Tu đhị apêê chr’hoong da ding k’coong tỉnh Quảng Nam.

        Tước lâng đhanuôr Cơ Tu đhị apêê chr’hoong da ding k’coong tỉnh Quảng Nam, pa bhlầng nắc apêê chr’hoong k’noong k’tiếc cơnh Nam Giang, Tây Giang moọt pazêg t’ngay hân noo  ha ót, a hêê nắc buôn lưm pazêng apêê a đhi amoó Cơ Tu guy zong óih tước ta cher đoọng, đui cơnh pa ngăn loom luônh âng ma nuýh. Nâu đoo nắc chr’nắp văn hoá truyền thống chr’nắp liêm âng đhanuôr Cơ Tu đhị apêê chr’hoong da ding k’coong tỉnh Quảng Nam.

            Ha dang hân noong ch’noọng, ma nuýh Cơ Tuvêy j’niêng pa ngoách, hân noo ha pruốt vêy j’niêng Rơ dáo, nắc chr’nắp bhlầng đhị hân noo ha ọt cha cệêt la ngoóh đhanuôr Cơ Tu đhị Tây Giang moon lalay lâng đhanuôr Cơ Tu moon za zưm vêy j’niêng Dáo óih… J’niêng dáo óih âng ma nuýh Cơ Tu cắh ghít tơơm riáh lâng dưr váih tợơ h’bêl, ha dợ ting cơnh apêê t’coóh ta ha đhị chr’hoong k’noong k’tiếc Tây Giang moon, tợơ lang a hay ơy lêy dưr váih j’niêng nâu cóh pr’ắt tr’mông âng đhanuôr. Nâu đoo nắc j’niêng liêm chr’nắp, nắc muy chr’nắp văn hoá truyền thống âng a conh a bhướp Cơ Tu đớc đoọng.

            Nắc tợơ xang bh’rợ cóh ha rêê, apêê đắh đong n’đil nắc lêy đhị t’ngay liêm đoọng moọt ooy crâng bơơn óih lâng guy đơơng cher đoọng ha đong đắh n’jứih đhị x’rịa c’moo. Lalăm a hay bhiệc dáo óih cung vêy râu j’niêng truyền thống, vêy bêl nắc dáo óih xắt ơy bhlắh liêm lâng nắc bơơn pay râu óih buôn roóh, bấc r’hơơng cơnh óih bhợc, m’mơơi… Lêy ting pr’đợơ âng zập pr’loọng đong đắh đong n’đil, ca van nắc guy đơơng lấh 30 zong, đha rựt nắc guy đơơng m’bứi lấh. Đắh đong n’jứih đớp pay lâng ar đoọng goóh cóh r’pang t’péh lâng pay câm đhị zập g’lúh bhiệc bhan, tết tóc, vêy ngai nắc cher đoọng a đhi noo.

            Mơ đăn tết, pr’loọng đong đắh n’đil nắc r’pặ cr’chăl moọt ooy crâng bơơn óih đoọng guy đơơng ha đong đắh n’juíh, ha dợ đắh đong n’jứih nắc đoọng âm cha lâng cher đoọng cớ đắh đong n’jứih cơnh zớ, a lớ, choom, za hương…

            J’niêng dáo óih âng ma nuýh Cơ Tu Tây Giang nắc chr’nắp laliêm âng ma nuýh Cơ Tu nắc lêy zư đớc lâng pa dưr. Đhơ cơnh đếêc, xoọc ắt đhị đhr’năng pa hư crâng lất xa nay, đhăm crâng ting bil hư r’dợ nắc bhiệc chếêc bơơn óih xắt đoọng bhrợ pr’hêl cher đoọng cung bhrợ cắh liêm tước môi trường. Ha dợ ahêê năl cơnh zư lêy crâng, chóh crâng lâng pa dưr crâng liêm choom, lâng tinh thần cher đoọng óih goóh cắh cợ óih dzợ xắt n’đhơ m’bứi nắc cung âng chr’nắp văn hoá, tr’pác tr’đoọng lâng tr’zúp tr’zooi đh’rứah, nắc j’niêng dáo óih âng ma nuýh Cơ Tu nắc muy j’niêng chr’nắp liêm pa bhlầng./.

 

TỤC TẶNG CỦI  MÙA ĐÔNG CỦA  NGƯỜI CƠ TU

          Đến với đồng bào Cơ Tu ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam, nhất là các huyện biên giới như Nam Giang, Tây Giang vào những ngày mùa đông, chúng ta bắt gặp hình ảnh các chị em phụ nữ Cơ Tu mang gùi chất đầy củi đến biếu tặng nhau, thể hiện tình yêu thương, sự chia sẻ trong cộng đồng. Đây là nét văn hoá truyền thống có ý nghĩa nhân văn sâu sắc của đồng bào Cơ Tu ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam.

          Nếu mùa hạ, người Cơ Tu có tục Pa ngoách (lễ kết nghĩa), mùa xuân có tục Rơ dáo (đem cơm thăm viếng nhau đầu năm), thì trong mùa đông lạnh lẽo, cộng đồng người Cơ Tu ở Tây giang nói riêng, tộc người Cơ Tu nói chung có thêm tục Dáo oói (thăm và tặng những gùi củi cho nhau)... Tập tục tặng củi của người Cơ Tu không rõ nguồn gốc và có từ khi nào nhưng theo những người cao niên vùng cao biên giới Tây Giang cho biết, từ xưa đã tồn tại tập tục này trong đời sống sinh hoạt của cộng đồng. Đây là tập tục đẹp và ý có nghĩa nhân văn sâu sắc, là một phần nét văn hóa truyền thống mà cha ông Cơ Tu để lại.

         Thường sau khi hoàn tất công việc nương rẫy, bên nhà gái luôn là người chủ động chọn ngày để vào rừng kiếm củi và mang tặng những gùi củi cho nhà trai vào dịp cuối năm. Ngày xưa, việc tặng củi cũng có những quy định mang tính truyền thống, củi tặng có khi là củi tươi, nhưng phải được chẻ nhỏ, đều và đẹp, thường là các cây gỗ dễ cháy, có than tốt như chôm chôm, sến... Tùy theo điều kiện của từng gia đình nhà gái, giàu thì thăm hơn 30 gùi (bó) củi, nghèo thì ít hơn. Củi được nhà trai tiếp nhận và xếp gọn phơi khô trên các giàn bếp (Rơ pang) nhà mình và lấy dùng khi cần trong dịp lễ, Tết và biếu tặng một phần cho anh em.

          Mỗi độ gần Tết, gia đình nhà gái lại thu xếp thời gian đi kiếm củi để thăm viếng và tặng củi cho nhà trai, còn bên nhà trai lo cơm nước, rượu và ít đồ dùng tặng lại nhà gái như chóe, chiếu, chén, bát...

        Tục tặng củi của người Cơ Tu Tây Giang là nét đẹp vốn quý của dân tộc Cơ Tu cần được gìn giữ và phát huy. Tuy nhiên, đứng trước nạn khai thác rừng bừa bãi, diện tích rừng ngày một hạn hẹp dần thì việc kiếm củi tươi để làm quà tặng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường. Nhưng nếu chúng ta biết giữ rừng, bảo vệ rừng, trồng và cải tạo rừng tốt, với tinh thần tặng củi mang ý nghĩa chia sẻ và giúp đỡ nhau, thì tục tặng củi của người Cơ Tu sẽ là một tập tục ý nghĩa, mang giá trị nhân văn sâu sắc./.

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC