J’niêng cr’bưn lâng p’loọng zơng âng manuýh Cơ Tu.
Thứ tư, 00:00, 04/05/2016

Cơ Tu ( dzợ ng’đớc cơnh lơơng nắc Katu, Kantu) nắc manuýh acoon cóh cóh Việt Nam. Manuýh Cơ Tu đớc đhr’nớc acoon cóh đay nắc Cơ Tu. Nâu đoo nắc đh’nớc bha lâng âng acoon cóh n’nau cóh pazêng rau bha ar bha tơ hành chính âng Nhà nước lâng cóh apêê phương tiện thông tin đại chúng cóh Việt Nam. Zr’lụ ắt mamông âng manuýh Cơ Tu nắc tơợ n’đắh Tây tỉnh Quảng Nam ( chr’hoong Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang), thành phố Đà Nẵng (chr’hoong Hoà Vang), tỉnh TTH ( Nam Đông, A Lưới) tước ooy zr’lụ da ding k’coong Trường Sơn âng bơr tỉnh Sêkông lâng Savanakhet âng k’tiếc k’ruung pr’zớc Lào. Pr’ắt tr’mông p’têét lâng crâng k’coong, tu cơnh đêếc manuýh Cơ Tu vêy bấc rau văn hoá la liêm pr’hay.
 Manuýh Cơ Tu bhrợ ha rêê, bhrợ têng ting cơnh bh’rợ tal crâng, đươi chuung lâng a chịi, xang n’nắc đươi c’nắt n’loong đhóch đoọng chơợt ha roo, bhrợ bhơi lâng a ving, xoót ha roo. Ha rêê vêy bấc rau ta chóh, bhrợ têng mơ muy bơr chu nắc đớc lơi công z’zăng đanh đoọng cóh t’tun tal cớ. Cóh c’xêê 8, 9, 10, xang bêl đong xang vêy ta bhr’lậ pa liêm nắc ha rêê công ơy đọm. đhanuôr nắc lướt bhrợ bh’rợ xoóch ha rêê.
L’lăm ahay đhanuôr acoon cóh n’đắh Tây Hoà Vang muy c’moo nắc đhiệp muy a năm hân noo bhrợ ha rêê đhuốch. Xang bêl lướt lêy ha rêê lâng lêy ha roo ơy đọm lứch , manuýh Cơ Tu nắc lêy t’ngay Zi Brang ( crêê t’ngay 17 âm lịch) đoọng lướt xoót ha roo. Manuýh tơớp mót xoót l’lăm nắc muy cha nắc k’căn cóh pr’loọng đong, a đoo t’cắt 3 n’jéh ha roo đớc ooy zong cóh hoọng, xang n’nắc xoót mơ bơr pêê t’nơơm ha roo cher đoọng ha apêê ađhi a moó muy cha nắc m’bứi, bh’rợ pác xay cơnh đêếc, manuýh Cơ Tu đớc chrây, lâng ađoo prá: ha roo t’mêê, k’bhêê cha đêệng, bing zong bing đong, puôn ch’nắt ch’pắt ch’nêếh bong gọ gooi; tooi đớc ha zi k’van k’bhố, crêê liêm… bêl xoót ha roo xang, ha roo nắc vêy buôn ta pác: m’bứi nắc đớc cóh đong đoọng cha, mơ 5- 10 ang nắc đớc cóh zơng, đoọng đươi tước ooy hân noo xoót ha roo t’tun. Đoo bêl gặp rau cắh pr’đoọng cơnh ra roóh, jéh k’ăy, bhuốih manuýh t’mêê cắh dzợ nắc vêy ng’pay đươi, lấh n’nắc, hân đhơ ng’cha a băng, cha a rong nắc công cắh choom đươi dua ooy bh’rợ n’lơơng. M’bưí cậ, nắc vêy ta lêy pay đợ cr’liêng ga mắc, la liêm đoọng bhrợ m’ma cóh hân noo t’tun. Ha mơ dzợ nắc đớc ooy đong cr’lăng. Cr’lăng nắc ta bhrợ cơnh đong đh’rơơng k’tứi lâng ta bhrợ u dal lâng vêy ta bhrợ đăn đhị zơng cóh ha rêê, ch’ngai đong vêy t’pêếh đoọng g’đéch đhr’năng crêê ra roóh. Đoo bêl pr’loọng đong cha lứch ha roo cóh đong nắc vêy choom pay ha roo cóh cr’lăng. Bh’rợ loọng p’loọng cr’lăng nắc muy bh’rợ chr’nắp: manuýh loọng p’loọng cr’lăng nắc manuýh pân đil t’coóh ta ha, manuýh c’la cóh đong. Nâu đoo nắc rau vinh dự âng manuýh pân đil Cơ Tu. Tơợ bêl dzợ k’tứi, p’niên pân đil hân đoo t’béch g’lăng, k’rơ liêm lâng zay bhrợ cha nắc vêy ta pa choom bh’rợ loọng p’loọng cr’lăng. Manuýh pân đil hân đoo vêy ta lêy đoọng loọng p’loọng cr’lăng nắc đhiệp muy manuýh n’nắc a năm, cắh choom xăl manuýh n’lơơng, đoọng bêl manuýh vêy ta lêy pay k’dua manuýh n’lơơng. Bh’rợ k’dua manuýh n’lơơng nắc cơnh đâu; xang bêl bhuốih a bhô dang, nắc ađoo loọng p’loong cr’lăng pay k’puột ha roo, cher đoọng ooy manuýh vêy ađoo k’dua loọng lâng prá: Nâu acu pazao manuýh la lay xăl a cu, lâng k’coon cu doọ vêy apêê n’lơơng. Tơợ t’ngay đâu pa tước ha y chroo ađoo n’nâu pay ha roo cóh cr’lăng, rơơm kiêng a bhô ha roo oó k’pân, oó mút xó, x’xoót c’moo n’tốh bấc lấh c’moo đâu. Đoọng loọng p’loong cr’lăng cóh t’ngay đha (crêê t’ngay 8 âm lịch), a dếch n’nâu dưr đơớh pa bhlâng, họm rao pa sạch, xấp n’đoóh xa nấp t’mêê, nắc lướt ooy zơng bhrợ bh’rợ bhuốih ha roo loọng p’loọng cr’lăng. Bha nuốih nắc đhiệp chom đác t’bắh lâng a xậ n’loọng (axậ n’loọng ng’choom cha lâng buôn bấc p’lêê p’coo, buôn nắc p’lêê bhớc, ađoo bhuốih xang nắc pay ha roo cóh cr’lăng tắp zêệ ch’na đoọng ha manuýh cóh pr’loọng đong cha. Chom ch’na tr’nơớp nắc a đoo cha đoọng nhăn phép tơợ a bhô dang.
Xang bêl pazêng manuýh cóh pr’loọng đong cha xang, xoọc đêếc nắc apêê đoo choom pay k’zệt ang ha roo đoọng zêệ a vị đêếp, hor ch’na đoọng k’dua manuýh cóh bhươl cr’noon tước cha. Rau đêếc nắc t’ngay cha ha roo t’mêê âng manuýh Cơ Tu. Bh’rợ đớc lâng loọng p’loọng cr’lăng âng manuýh Cơ Tu nắc muy j’niêng cr’bưn la liêm pr’hay, đoọng ha hêê n’năl ooy bh’rợ bhuốih a bhô dang âng apêê đoo, ting n’nắc nắc dzợ vêy bh’rợ p’too pa choom acoon manuýh n’năl chắp hơnh bh’nơơn bh’rợ pa bhrợ ta têng âng đay.
Hân đhơ pr’ắt tr’mông dzợ bấc rau zr’nắh k’đháp, ma bhrợ cha cóh crâng k’coong, cha đắh m’bứi, hân đhơ cơnh đêếc manuýh Cơ Tu nắc tr’haanh lâng cr’noọ cr’niêng liêm crêê. Manuýh lướt ch’ngai, manuýh bhrêy tắh cắh cậ manuýh mót ooy đong nắc vêy đhanuôr băn. Manuýh Cơ Tu nắc ta luôn đớc rau a yêm pa bhlâng đoọng đoọng ha manuýh tước ooy bhươl cr’noon. Đh’rứah lâng j’niêng cr’bưn la liêm pr’hay, ắt mamông liêm crêê âng manuýh Cơ Tu, tu cơnh đêếc ta luôn vêy ta k’noọ tước chắp hơnh./.

                                                       TỤC LỆ MỞ KHO LÚA CỦA NGƯỜI CƠ TU
Cơ Tu (hay Katu, Kantu) là một dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Người Cơ Tu tự gọi tên dân tộc mình là Cơ Tu. Đây cũng là tên gọi chính thức của dân tộc này trong các văn bản hành chính của Nhà nước và trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam. Địa bàn cư trú của người Cơ Tu trải dài từ vùng núi phía Tây tỉnh Quảng Nam (huyện Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang), thành phố Đà Nẵng (huyện Hoà Vang), tỉnh Thừa Thiên - Huế (Nam Đông, A Lưới) sang tận bên kia dãy Trường Sơn thuộc địa phận hai tỉnh Sêkông và Savanakhet của nước Lào. Đời sống gắn liền với thiên nhiên, chính vì thế cộng đồng người Cơ Tu có nét văn hóa rất phong phú và đa dạng.

  Người Cơ Tu làm rẫy là chính, canh tác theo lối phát cây bằng rìu và dao quắm, rồi đốt, sau đó dùng gậy chọc lỗ để tra hạt giống, làm cỏ bằng cái nạo có lưỡi sắt uốn cong, tuốt lúa bằng tay. Rẫy đa canh, xen canh và cứ sau vài vụ lại bỏ hoá một thời gian dài trước khi canh tác tiếp. Vào tháng 8, tháng 9, tháng 10, sau khi đồng bào sửa sang lại nhà cửa xong thì ngoài nương rẩy lúa đã bắt đầu chín tới. Đồng bào bắt tay vào việc thu hoạch lúa màu.
Trước đây đồng bào dân tộc thiểu số miền Tây Hoà Vang một năm chỉ có một vụ mùa mà thôi. Sau khi dạo quanh các nương rẫy xem và đoán định lúa đã chín đều khắp hay chưa, người Cơ Tu chọn ngày Zi Brang (nhằm ngày 17 âm lịch) đi tuốt lúa. Người bước chân vào rẫy tuốt lúa đầu tiên là người mẹ trong nhà, bà ngắt ba bông lúa cột riêng bỏ vào gùi sau lưng, sau đó tuốt vài ba bông trao cho các chị em mỗi người một ít, cách phân công như thế, tục người Cơtu gọi là chrây và bà khấn: Haroo t’mêê, k’bhêê chă đêệng; bịng zoong bịng đông; puôn ch’nắt ch’pắt ch’nêếh bịng gọ goi; tooi đớc hazi k’van k’bhố, crêê liêm... (Lúa mới đừng tổn hao; đong đầy kho; bốn miếng sáu hạt nở đầy nồi; rủ nhau về đây cho chúng tôi giàu no, yên lành) Khi đã thu hoạch xong, lúa thường được chia làm các phần: Một phần cất trong nhà dùng để ăn dần. Phần khác, cỡ 5-10 ang, cất một chỗ riêng trong kho lúa, để dành cho tới khi thu hoạch vụ sau. Chỉ khi gặp rủi ro như hoả hoạn, ốm đau, cúng người vừa từ trần thì mới dùng tới, ngoài ra, cho dù có phải ăn măng, ăn sắn cũng không được dùng cho mục đích khác. Một phần nữa, được chọn ra từ những cây lúa sai hạt, hạt to, đều, chắc nhất để dành làm giống cho vụ sau. Phần còn lại chất vào kho. Kho- cr’lăng là một nhà sàn nhỏ và cao được làm bên cạnh nhà zuông (nhà tạm ở ngoài rẫy) trên rẫy, xa nhà ở có bếp lửa để tránh bị hỏa hoạn. Khi nào gia đình ăn hết phần lúa ở nhà mới mở kho lấy lúa. Công việc mở kho xưa nay có một tục lệ nghiêm nhặt: Người mở kho phải là một cụ bà, chủ của gia đình. Đây là một vinh dự của người phụ nữ Cơ Tu. Từ khi còn bé, cháu gái nào tỏ ra thông minh, lanh lẹ, có sức khoẻ tốt và có biểu hiện siêng năng, chăm chỉ chịu khó làm ăn mới được bà chọn hướng dẫn thủ tục mở kho. Người phụ nữ nào được chọn mở kho lúa thì chỉ mỗi người đó thôi, không được thay thế người khác, trừ khi được uỷ quyền trực tiếp. Thủ tục uỷ quyền như sau: Sau khi cúng Giàng, thần cụ bà mở kho, hốt một nắm lúa nhỏ, vừa trao cho người mới vừa khấn: “Nâu acu p'giao ma- nứih l'lay xăl acu, lợng ca coon cu doó vêy pơn lơơng. Tơớp t'ngây đâu pacớt h'y brương a đoo ưn nâu pây haroo cóh cr'lăng, rơơm aô haroo oó capơn caxót, óo mút xó, x'xóot cơmoo h'tố hbớc lớh cơ moo đâu” (Nay trao cho người khác thay cho tôi, và con tôi, không ngại kẻ khác. Kể từ nay về sau người này được mở kho lấy lúa, mong hồn kho cho mở, hồn lúa đừng sợ mà bỏ đi. Cầu mong Giàng, thần phù hộ để mùa sau cũng bội thu hơn mùa này). Để mở kho lúa, vào ngày Đha (nhằm ngày mùng 8 âm lịch), cụ bà dậy từ rất sớm, tắm rửa sạch sẽ, mặc tấm h’đooh mới nhất, sạch sẽ nhất, lặng lẽ vào nhà Zuông và làm thủ tục cúng lúa mở kho. Lễ vật cúng đơn giản là nước trong và lá cây rừng (loại lá con người ăn được và sai quả nhất, thường là cây chôm chôm rừng (pơc)), khấn thần linh và hồn lúa xong bà lấy lúa trong kho ra tự giã và nấu cơm cho cả nhà. Tất nhiên bát cơm đầu tiên bà ăn trước để xin phép Giàng.
Sau khi mọi thành viên trong nhà ăn xong, lúc này họ có thể xuất ra cả chục ang lúa nếp để nấu xôi (cơm lam, cơm nếp) để mời làng xóm ăn. Đó là ngày ăn mừng lúa mới của người Cơ Tu. Tục lệ cất và mở kho lúa của người Cơ Tu là một phong tục đẹp, cho chúng ta biết về tập quán “tích cốc, phòng cơ” của họ, vừa có tính giáo dục con người biết quý trọng thành quả lao động của mình.
Tuy phải sống thiếu thốn, tự cung tự cấp giữa núi rừng, ăn uống dè xẻn nhưng người Cơ Tu lại rất nổi tiếng bởi tấm lòng thơm thảo. Người lỡ đường, kẻ bị nạn cạnh làng hay người có việc tạt ngang qua cũng được dân làng nuôi nấng tử tế. Người phụ nữ Cơ Tu luôn dành những món ngon nhất, bát cơm dẻo nhất hay phần thịt thú mới săn được cho khách vào làng. Cùng với phong tục đẹp, văn hóa ứng xử đầy tính nhân văn của người Cơ Tu vì vậy luôn được suy ngẫm, trân trọng và đáng quý.
                               


Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC