Đha nuôr apêê acoon coh coh Đăk Lăk tr’xăl đhr’niêng bh’rợ bhrợ têng ha rêê đhuôch
Thứ tư, 16:43, 24/05/2023 Tuấn Long-TTTN Tuấn Long-TTTN
Tỉnh Đăk Lăk vêy đhăm k’tiêc bhrợ ha rêê đhuôch bhưah, liêm g’buh. Cơnh lâng pr’đơợ n’nâu, bâc c’moo đăn đâu, đha nuôr apêê acoon coh tỉnh n’nâu t’bhlâng pa choom đoọng, đươi dua khoa học kỹ thuật moot ooy bh’rợ ha rêê đhuôch, tr’xin ha dưr dal râu pa chô, pa dưr tr’mông tr’meh, bhrợ pa dưr pr’ăt tr’mông ca bhố ngăn.

 

5 c’moo ahay, pr’loọng đong t’cooh U Đrin Niê coh vel Kô Tam, chr’val Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột choh bhrợ cớ nang cà phê lâng pa lăc c’bhuh tưới đac ting tr’dzôh. Đươi cơnh đêêc, bh’nơơn nang dưr bâc, pa chô công dal lâh, pr’loọng đong âi bơơn choh bhrợ đhr’nong đong liêm ga măc, ca coon anại bơơn học hành zâp prang. T’cooh Y Đrin Niê bhui har: “C’moo 2018, đong cu pa lăc cbhuh tưới đac ting tr’dzôh.  U liêm choom bhlâng năc bơơn c’bơơch ma nưih pa bhrợ, điện, phân bón lâng bhrợ pa dưr bh’nơơn bh’rợ. Pa lăc c’bhuh n’nâu pa bhlâng liêm buôn, ađay choom n’jưah tưới n’jưah lươt bhrợ bh’rợ n’lơơng. Vêy c’bhuh tưới ting tr’dzôh năc tơơm cà phê vaih pô liêm mr’cơnh, p’lêê boong bâc lâng pâ, bêl ahay năc căh mă tươc 4 tần, năc nâu câi dzooc 4 tấn m’pâng.”

Pr’loọng đong p’căn H’Moan Êban ăt coh vel Krông B, chr’val Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột, vêy ta la ha rêê bhưah 1,5 héc ta choh cà phê c’chăl lâng amoot. L’lăm a hay, pr’loọng đong đoo choh ting cơnh ty đanh tu cơnh đêêc bh’nơơn căh vêy, tơơm choh căh vêy boong p’lêê. Tơơp c’moo 2015, ađoo zươc ting pâh lớp pa choom đoọng khoa học kỹ thuật choh cà phê, a moot, sầu riêng, bơ âng Hội Nông dân chr’val Ea Tu… Cơnh xang bêl lưch g’luh pa choom, p’căn H’Moan xay  lâng k’diic vă zên ngân hàng đoọng choh bhrợ cớ cà phê lâng m’ma t’mêê; rố lơi bâc đhăm a moot căh dzợ liêm xăl choh lâng 80 t’nơơm sầu riêng m’ma Dona. Đh’rưah lâng n’năc, đươi dua apêê c’lâng bh’rợ choh bhrợ liêm choom, đươi dua êế bh’năn lâng chế phẩm sinh học zư x’mir lêy nang chr’noh… P’căn H’Moan đoọng năl, tươc đâu, pa zêng cà phê, amoot, sầu riêng zêng pa dưr liêm, đoọng bh’nơơn yêm têêm:“C’moo đâu, đhêêng cơnh cà phê, pr’loọng đong zi bơơn dâng 2-2,5 tấn, công bơơn 80 ưc đồng. Amoot năc công bơơn pa chô lâh 1 tấn, bơơn lâh 70 ưc đồng. Sầu riêng, t’mêê đâu bơơn 6 tấn, pa câl g’luh tr’nơơp năc tơợ 48-50 ưc đồng/tấn công vêy, pa zêng pa chô công dâng 300 ưc đồng.”

Ea Tu năc chr’val ch’ngai thành phố Buôn Ma Thuột, muy bhrợ ha rêê ha lai, cơnh lâng dâng 2/3 acoon ma nưih đha nuôr acoon coh. Ting t’cooh Nguyễn Quang An, Chủ tịch Hội Nông dân chr’val, zâp c’moo, chr’val zêng pa zum bhrợ lâng zâp câp zâp ngành bhrợ t’vaih bâc lớp pa choom đươi dua khoa học kỹ thuật, tr’xin tr’xăl đhr’niêng bh’rợ zooi đha nuôr ha dưr dal bh’nơơn bhrợ têng:“Xooc đâu, chr’val Ea Tu công xooc xay bhrợ bâc pr’đhang cà phê 4C lươt đh’rưah lâng xa nay zư lêy môi trường. Hội nông dân công xay bhrợ đươi dua c’lâng bh’rợ tưới đac ting tr’dzôh, tưới c’bơơch đhiêr 360 độ. Lâh đhị đêêc, xay truih tươc hội viên đươi dua phân bón hữu cơ tu đha nuôr ma bhrợ têng tơợ n’căr cà phê, n’noh râu lơơng đoọng k’rong bhrợ ha pêê ta la ha rêê.”

Tỉnh Đăk Lăk vêy k’noọ 36% đha nuôr năc ma nưih acoon coh. Bh’rợ zooi đha nuôr tr’xăl bh’rợ choh bhrợ, đươi dua khoa học kỹ thuật vêy chr’năp bhlâng cơnh lâng bh’rợ pa xiêr đha rưt công cơnh bhrợ pa dưr bh’rợ bhrợ têng hàng hóa. P’căn Huỳnh Thị Thu Phượng, Trưởng phòng Kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông m’ma chr’noh, acoon bha năn tỉnh Đăk Lăk, đoọng năl, bâc c’moo ha nua, đha nuôr âi ting pâh pa choom đươi dua khoa học công nghệ moot ooy bh’rợ tr’nêng, chroi đoọng râu pa chô tơợ ha rêê đhuôch lâh 65% đợ bh’nơơn tr’mông âng tỉnh. Cr’chăl tươc, trung tâm vêy t’bhlâng bhrợ k’rơ lâh mơ bh’rợ xay truih zooi đoọng đha nuôr đươi dua khoa học kỹ thuật, ha dưr dal bh’nơơn bh’rợ:“Azi pa bhlâng p’ghit bh’rợ pa choom đoọng bh’rợ ha dưr dal z’hai ha cán bộ khuyến nông câp chr’hoong, chr’val, tu năc đhi noo coh vel đong năc ma nưih pa choom đoọng khoa học công nghệ ha đha nuôr. Pa choom đoọng ha đha nuôr, hợp tác xã coh vel đong tỉnh. Khuyễn nông năc ma nưih k’đhơợng têy pa choom bh’rợ, tu cơnh đêêc bh’rợ pa choom đoọng ha đha nuôr năc bh’rợ chr’năp la lua đoọng đha nuôr choom tr’xăl c’năl./.”

Đồng bào các dân tộc ở Đắk Lắk thay đổi tập quán sản xuất nông nghiệp

Tỉnh Đắk Lắk có diện tích đất nông nghiệp rộng, trù phú. Với lợi thế này, những năm gần đây, bà con các dân tộc tỉnh này tích cực chuyển giao, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, từng bước nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ấm no.

5 năm trước, gia đình ông Y Đrin Niê ở buôn Kô Tam, xã Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột thực hiện tái canh vườn cà phê và lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt. Nhờ đó, năng suất vườn cây đã tăng lên, thu nhập cũng cao hơn, gia đình đã xây được căn nhà khang trang, con cái được học hành đầy đủ. Ông Y Đrin Niê phấn khởi:"Năm 2018, nhà tôi lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt. Nó có lợi thế là tiết kiệm được nhân công, điện, phân bón và làm tăng năng suất. Lắp hệ thống này rất thuận tiện, mình có thể vừa tưới vừa đi làm việc khác. Có hệ thống tưới nhỏ giọt thì cây cà phê ra hoa đều, trái đậu nhiều và to, thường trước đây chỉ dưới 4 tấn, nhưng hiện nay tăng được 4 tấn rưỡi.”

Gia đình bà H’Moan Êban ở buôn Krông B, xã Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột, có khu rẫy rộng 1,5 ha trồng cà phê xen với hồ tiêu. Trước đây, gia đình bà canh tác theo lối cũ nên hiệu quả không cao, cây trồng kém năng suất. Đầu năm 2015, bà đăng ký tham gia lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng cà phê, hồ tiêu, sầu riêng, bơ của Hội Nông dân xã Ea Tu… Ngay khi kết thúc khóa tập huấn, bà H’Moan bàn với chồng vay vốn ngân hàng để tái canh vườn cà phê với giống mới; nhổ bỏ nhiều diện tích hồ tiêu kém hiệu quả trồng thay thế bằng 80 cây sầu riêng giống Dona. Đồng thời, áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến, sử dụng phân chuồng và chế phẩm sinh học chăm sóc vườn cây… Bà H’Moan cho biết, đến nay, cả cà phê, hồ tiêu, sầu riêng đều phát triển tốt, cho năng suất ổn định: "Năm nay, riêng cà phê, gia đình chúng tôi thu hoạch được tầm 2 - 2,5 tấn, cũng được 80 triệu đồng. Tiêu thì cũng thu được hơn 1 tấn, được hơn 70 triệu đồng. Về sầu riêng, đợt rồi thu được 6 tấn, bán đợt đầu giá từ 48 – 50 triệu đồng/tấn cũng có, tổng thu cũng khoảng 300 triệu đồng.”

Ea Tu là xã vùng ven thuần nông của thành phố Buôn Ma Thuột, với khoảng 2/3 dân số là người dân tộc thiểu số. Theo ông Nguyễn Quang An, Chủ tịch Hội Nông dân xã, hằng năm, xã đều phối hợp với các cấp ngành mở nhiều lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, từng bước thay đổi tập quán canh tác giúp bà con nâng cao hiệu quả sản xuất: "Hiện nay, xã Ea Tu cũng đang triển khai nhiều mô hình cà phê 4C đi đôi với vấn đề bảo vệ môi trường. Hội nông dân cũng triển khai áp dụng biện pháp tưới nước tiết kiệm nhỏ giọt, tưới phun mưa xoay 360 độ. Bên cạnh đó, tuyên truyền triển khai đến hội viên sử dụng phân bón hữu cơ do bà con tự ủ từ vỏ cà phê, bã phụ phẩm để tái đầu tư cho các lô rẫy."

Tỉnh Đắk Lắk có gần 36% dân số là người dân tộc thiểu số. Việc giúp bà con thay đổi tập quán canh tác, áp dụng khoa học kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng đối với công tác giảm nghèo cũng như tiến tới xây dựng nền sản xuất hàng hóa. Bà Huỳnh Thị Thu Phượng, Trưởng phòng Kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản tỉnh Đắk Lắk, cho biết những năm qua, nông dân đã tích cực học hỏi ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, góp phần đưa nguồn thu từ nông nghiệp chiếm trên 65% tỷ trọng nền kinh tế của tỉnh. Thời gian tới, trung tâm sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền, hỗ trợ người dân chuyển giao khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất: "Chúng tôi đặc biệt, chú trọng việc đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông cấp huyện, xã, vì chính anh em ở địa phương là người chuyển giao khoa học công nghệ cho bà con nông dân. Đào tạo trực tiếp cho tổ chức nông dân, hợp tác xã và bà con nông dân trên địa bàn tỉnh. Khuyến nông là người cầm tay chỉ việc, nên việc tập huấn, đào tạo cho bà con nông dân là việc làm thiết thực để bà con thay đổi được nhận thức./."

Tuấn Long-TTTN

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC