PA DƯR KINH TẾ TƠỢ CR’NOỌ BH’RỢ B’BĂN, CH’CHOH
Thứ tư, 16:52, 24/04/2024 Jumi Sĩ Jumi Sĩ
Cr’chăl hay, bấc pr’loọng đhanuôr coh chr’val Đắc Pre, chr’hoong da ding ca coong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam ơy k’rong bhrợ têng, xăl tơơm chr’noh, bh’năn băn đoọng pa dưr kinh tế, tệêm ngăn pr’ặt tr’mông. Tơợ đêêc, bấc cr’noọ bh’rợ kinh tế pa dưr liêm choom,chroi k’rong thu nhập đoọng ha đhanuôr.

 

 

Anoo Lê Xuân Nhật n’niên coh pr’loọng đong k’đhap zr’năh đhị chr’hoong Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. Tr’mông tr’meh k’đhap zr’năh, anoo Nhật đâh đhêy học đoọng ting apêê na noo bhrợ công nhân têng c’lâng p’rang… đhị chr’hoong da ding ca coong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. C’moo 2019, anoo Lê Xuân Nhật bơơn amoó Brôl Thị Ám đhị chr’val Đắc Pre lâng ma mông bhrợ cha coh đâu tước nâu kêi. Tơợp c’moo 2020, diic điêl anoo bơơn Phòng Nông nghiệp chr’hoong Nam Giang zooi 200 tơơm pih bhung n’căr t’viêng đh’rưah lâng g’roong a xông lâng n’coo đác. Anoo Nhật đoọng năl, tơơm pih bhung chắt vaih liêm coh đhăm k’tiếc coh đâu. Nắc tơợ lâh 3 c’moo choh lâng k’rang lêy, xoọc tơợp cr’noọ bh’rợ đơơng chô bh’nơơn dal ha pr’loọng đong: “Xoọc đâu, a cu t’mêê pay bhrợ bấc công trình đh’rưah p’loon bhrợ kinh tế, b’băn, ch’choh. K’tiếc k’bunh coh đâu liêm, boo bấc, doọ lâh n’tưới đác. Tước đâu, đong zi kiêng choh pa xoọng tơơm sầu riêng, pay m’ma tơợ tỉnh Đắk Lăk. Acu kiêng pa dưr vaih nắc cr’noọ bh’rợ kinh tế k’rong pazêng bơơn bhrợ liêm choom, bh’nơơn dal”.

Đươi vêy pa zay chấc năl đươi dua rau liêm choom âng khoa học kỹ thuật, tơợ lâh 3 c’moo choh bhrợ, bhươn pih bhung âng pr’loọng đong anoo Lê Xuân Nhật dưr pậ liêm. Zập tơơm boong 30 -40 p’lêê, zập p’lêê tơợ 1,5 – 2kg. Anoo Nhật xay moon, lâng chr’năp pa câl la leh 20.000 đồng/kg cơnh xoọc đâu, tơợ ơy lơi zên k’rong bhrợ nắc bhươn pih bhung nâu ơy pa chô thu nhập k’nặ 100 ức đồng/c’moo. Anoo Lê Xuân Nhật đoọng năl, k’nặ tước đâu anoo dzợ vặ pa xoọng 20 ức đồng k’rong bhrợ g’roong pa mâng, choh pa xoọng ổi, mãng cầu lâng băn a’ọc tăm m’ma coh đâu… Đươi vêy pa zay bhrợ têng, năl pr’đơợ liêm choom đăh k’tiếc k’bunh đoọng xăl tơơm chr’noh, bh’năn băn liêm crêê, pr’loọng đong anoo Lê Xuân Nhật căh muy z’lâh đha rựt nắc dzợ vêy rau cha rau đơc, tr’mông tr’meh pr’loọng đong ting tệêm ngăn lâh mơ.

N’jưah lâng tơơm cha p’lêê, bh’rợ băn k’roọc lâng a’ọc tăm vel đong coh pazêng c’moo đăn đâu cung bơơn bấc đhanuôr coh chr’val ting băn, đơơng chô bh’nơơn kinh tế dal. Năc cơnh pr’loọng đong amoó Hiên Thị Thân, ặt đhị vel 56B, chr’val Đắc Pre. C’moo 2003, tơợ zên vặ k’’bơch cung cơnh vặ pa xoọng tơợ k’bhuh xoọng, amoó Thân ơy k’rong 20 ức đồng câl 3 p’nong k’roọc coon chô băn. Đươi vêy pa zay k’rang băn, đh’rưah lâng cán bộ khuyến nông pa choom đoọng nắc cr’năn k’roọc âng ting vaih bấc. Xọoc đâu, c’rọol bh’năn âng pr’loọng amoó ơy bấc k’nặ 30 p’nong. Amoó Hiên Thị Thân đoọng năl, zập c’moo amoó nắc pa câl tơợ 2 tước 4 p’nong lâng chr’năp pa câl tơợ 10 – 15 ức đồng/p’nong, tr’mông tr’meh ting z’zăng lâh mơ: “Tơợ bêl băl k’roọc, pr’loọng đong zi vêy pa chô thu nhập z’zăng lâh. Doọ vặ zên tơợ Nhà nước. Pr’loọng đong zi nắc t’bhưah pa xoọng cr’noọ bh’rợ băn k’roọc lâng băn pa xoọng a’ọc, choh prí…”.

Đăc Pre nắc chr’’val da ding ca coong dzợ bấc k’đhap k’ra âng chr’hoong Nam Giang, đhị  vêy lâh 95% nắc đhanuôr Ve ặt ma mông. Bấc c’moo hay, zập cấp, ngành ta luôn xay moon, t’pâh đhanuôr đươi dua rau liêm choom âng k’tiếc k’bunh xăl tơơm chr’noh, bh’năn băn, liêm choom lâng dhdr’năng lalua đoong pa dưr kinh tế pr’loọng đong. T’cooh Brôl Chinh, Chủ tịch Hội Nông dân chr’val Đắc Pre, chr’hoong Nam Giang đoọng năl: Hội nắc ta luôn k’rang, t’vaih pr’đơợ zooi hội viên pa bhlầng k’đhap k’ra vặ zên bhrợ cha. Coh quy I c’moo đâu, ơy veye lâh 109 hội viên coh chr’val ơy bơơn vặ lâng đợ zên k’nặ 4 tỷ đồng đoọng ch’choh, b’băn: “Cơnh lâng vel đong nắc t’bhưah lâng bhrợ pa xoọng bấc cr’noọ bh’rợ pa dưr kinh tế. K’đươi hội viên đhanuôr pa zay b’băn ch’choh, pa bhlầng nắc băn k’roọc lâng choh tơơm cha p’lêê. Cr’chăl tước, Hội nắc pa zay xay bhrợ, t’bhlầng pa xoọng bấc cr’noọ bh’rợ bhươn c’rọol a tông lâng choh n’loong pay bha lầng ga mắc”.

Ting cơnh t’cooh Pơ Loong Diệu, Chủ tịch Hội Nông dân chr’hoong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam: Cr’chăl hay, Hội ta luôn pa zưm lâng apêê ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp zooi c’lâng bhrự cha, zooi hội viên lưm tr’mung pa bhlầng k’đhap đha rựt vêy pr’đơợ pa dưr pr’ặt tr’mông. T’cooh Diệu đoọng năl: c’moo hay, tơợ zên zooi âng đhanuôr, Hội ơy đoọng hội viên lưm tr’mung k’đhap k’ra vặ lâh 360 ức đồng đoọng bhrợ cha. Tơợ tơợp c’moo tước nâu kêi, đh’rưah lâng rau zooi đăh zên vặ, Hội Nông dân chr’hoong dzợ zooi hội viên 20 cặp xoọng cr’đe m’ma, 40 tơơm crêệ lâng 20 tơơm pih bhung chr’năp lâh 100 ức đồng. Lâh mơ, Hội dzợ pa zưm lâng Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp chr’hoong bhrợ lớp pa choom đăh ch’choh b’băn đoọng ha 63 pr’loọng đha nuôr đhị chr’val La Ê lâng La Dê. Tơợ đêêc, zooi hội viên pa dưr pr’ặt tr’mông, z’lâh đha rựt: “Đhị chr’hoong vêy bấc cr’noọ bh’rợ bhrợ cha liêm choom. Pa bhlầng nắc cr’noọ bh’rợ băn a’ọc tăm m’ma âng vel đong, băn k’roọc, a tưch lâng choh zập rau tơơm cha p’lêê, n’loong pay bha lầng ga mắc. Cr’chăl tước nắc azi xay bhrợ cớ lâng t’bhlầng lâh mơ dzợ zập bh’rợ pa dưr kinh tế đhị vel đong”./.

NÔNG DÂN ĐẮC PRE PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỪ MÔ HÌNH CHĂN NUÔI, TRỒNG TRỌT

Thời gian qua, nhiều hộ nông dân trên địa bàn xã Đắc Pre, huyện miền núi Nam Giang, tỉnh Quảng Nam đã mạnh dạn đầu tư, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm phát triển kinh tế, ổn định đời sống. Qua đó, nhiều mô hình kinh tế phát huy hiệu quả tích cực, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân.

Anh Lê Xuân Nhật sinh ra trong một gia đình nghèo ở huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. Cuộc sống khó khăn, anh Nhật sớm nghỉ học để theo các anh trong xóm vào làm công nhân cầu đường... tại huyện miền núi Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Năm 2019, anh Lê Xuân Nhật bén duyên với chị Brôl Thị Ám ở xã Đắc Pre và sinh sống tại đây cho đến bây giờ. Đầu năm 2020, vợ chồng anh được Phòng Nông nghiệp huyện Nam Giang hỗ trợ 200 gốc bưởi da xanh cùng hàng rào thép gai và ống dẫn nước phục vụ việc tưới tiêu. Anh Nhật cho biết, cây bưởi da xanh thích nghi tốt với điều kiện khí hậu cũng như thổ nhưỡng của địa phương nên cây sinh trưởng rất tốt. Sau 3 năm trồng và chăm sóc, bước đầu mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình: “Hiện, tôi vừa nhận làm các công trình vừa tranh thủ làm kinh tế chăn nuôi, trồng trọt. Đất đai ở đây màu mỡ rất tốt, cùng với khí hậu mát mẻ, mưa nhiều, đỡ tốn công tưới tiêu. Sắp tới, gia đình muốn đầu tư trồng thêm cây sầu riêng, lấy giống từ tỉnh Đắk Lắk. Tôi mong muốn phát triển thành mô hình kinh tế tổng hợp thật bài bản, hiệu quả”.

Nhờ chịu khó tìm tòi, áp dụng tốt tiến bộ khoa học kỹ thuật, sau 3 năm canh tác, vườn bưởi của gia đình anh Lê Xuân Nhật sinh trưởng, phát triển rất tốt. Mỗi cây cho từ 30 - 40 quả, mỗi quả trung bình từ 1,5 đến 2 ký. Anh Nhật khoe, với giá bán lẻ 20.000 đồng/kg như hiện nay, sau khi trừ các chi phí, vườn bưởi da xanh này cho thu nhập gần 100 triệu đồng/năm. Anh Lê Xuân Nhật cho biết, sắp tới anh tiếp tục nhân rộng mô hình này. Ngoài ra, từ nguồn vốn tích luỹ được, anh Nhật còn vay thêm 20 triệu đồng đầu tư xây dựng hàng rào kiên cố, trồng thêm ổi, mãng cầu và nuôi heo cỏ địa phương... Nhờ chịu thương, chịu khó, năng động nắm bắt lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu để chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp, gia đình anh Lê Xuân Nhật không những đã thoát được nghèo mà còn có của ăn, của để, cuộc sống ngày càng ổn định.

Cùng với cây ăn quả, phong trào chăn nuôi bò và heo cỏ địa phương những năm gần đây cũng được nhiều bà con trong xã hưởng ứng, cho hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như hộ gia đình chị Hiên Thị Thân, ở thôn 56B, xã Đắc Pre. Năm 2003, từ nguồn vốn tiết kiệm cũng như vay mượn thêm người thân, họ hàng, chị Thân đầu tư 20 triệu đồng mua 3 con bê về nuôi. Nhờ sự kiên trì, chịu khó lại được cán bộ Khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, đàn bò của gia đình chị ngày càng phát triển. Hiện, trang trại của gia đình chị đã phát triển gần 30 con bò, bê và bò sinh sản. Chị Hiên Thị Thân cho biết, mỗi năm chị xuất chuồng từ 2 đến 4 con với giá bán từ 10 - 15 triệu đồng/con, cuộc sống ngày càng khấm khá: “Từ khi nuôi bò gia đình thấy có nguồn thu nhập ổn định hơn. Không vay vốn, nợ nần Nhà nước. Gia đình tiếp tục mở rộng thêm mô hình trang trại bò, ngoài ra sẽ nuôi thêm heo, trồng chuối...”.

Đắc Pre là xã miền núi còn nhiều khó khăn của huyện Nam Giang, nơi có hơn 95% dân số là đồng bào dân tộc Ve sinh sống. Nhiều năm qua, các cấp, ngành thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân tận dụng tiềm năng đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp để phát triển kinh tế. Ông Brôl Chinh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đắc Pre, huyện Nam Giang cho biết: Hội luôn quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ hội viên hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vay vốn phát triển sản xuất thông qua kênh Hội Nông dân xã. Trong quý 1 năm nay, đã có hơn 109 hội viên trong xã được vay gần 4 tỷ đồng để trồng trọt, chăn nuôi: “Đối với địa phương sẽ mở rộng và thành lập thêm nhiều mô hình phát triển kinh tế. Vận động hội viên nông dân tích cực chăn nuôi, trồng trọt, đặc biệt là chăn nuôi bò, trồng cây ăn quả. Thời gian tới, Hội tích cực triển khai, đẩy mạnh thêm về các mô hình VAC và trồng cây gỗ lớn”.

Theo ông Pơ Loong Diệu, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam: Thời gian qua, Hội thường xuyên phối hợp các ban ngành, đoàn thể, doanh nghiệp hỗ trợ sinh kế, giúp hội viên hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có điều kiện phát triển kinh tế, ổn định đời sống. Ông Diệu cho biết: Năm ngoái,  từ nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân, Hội cho hội viên hoàn cảnh khó khăn vay hơn 360 triệu đồng để phát triển kinh tế. Từ đầu năm đến nay, cùng với hỗ trợ vốn vay, Hội Nông dân huyện còn hỗ trợ hỗ trợ hội viên 20 cặp giống Dúi, 40 cây giống Lim xanh và 20 gốc giống bưởi da xanh, trị giá hơn 100 triệu đồng. Ngoài ra, Hội còn phối hợp Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện mở lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho 63 hộ nông dân tại xã La Ê và La Dê. Qua đó, giúp hội viên phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo: “Trên địa bàn huyện có nhiều mô hình phát triển kinh tế hay, hiệu quả. Đặc biệt các mô hình nuôi heo cỏ địa phương, nuôi bò trang trại, nuôi gà và trồng các loại cây ăn quả, cây gỗ lớn.Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai thực hiện và đẩy mạnh hơn nữa các phong trào phát triển kinh tế trên địa bàn huyện”./.

Jumi Sĩ

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC