ĐHANUÔR K’COONG CH’NGAI BHRỢ NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ
Thứ sáu, 14:46, 26/04/2024 Kim Thu Kim Thu
Đhị chr’hoong k’coong ch’ngai A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, bhiệc pa dưr pa xớc nông nghiệp hữu cơ, têêm ngăn sinh học pa zưm lâng n’juông chr’nắp ơy bhrợ c’lâng lướt t’mêê, đơơng bh’nơơn liêm choom đoọng ha đhanuôr, ooy đâu vêy đhanuôr zâp acoon cóh Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu.

 

 

C’moo 2021, xang bêl pa choom liêm xang khoá pa choom đắh bhiệc bhrợ pa choom đắh bhiệc băn a’ọc hữu cơ âng Tập đoàn Quế Lâm đhị chr’hoong Phong Điền, anoo Hồ Viết Ái Duy cóh chr’val Quảng Nhâm, chr’hoong A Lưới k’rong bhrợ 550 ực đồng bhrợ pa dưr c’roọl bh’năn, tơợp bhrợ bh’rợ băn a’ọc. Tơợ 5 p’nong căn bêl tr’nơợp, tước đâu, t’nooi a’ọc âng pr’loọng đông anoo ơy bấc lấh 60 p’nong.

Lâng c’roọl bh’năn vêy ra lắp hệ thống điện, quạt, phun đhi lục tự động, t’nooi a’ọc đông anoo Duy vêy ta zư lêy liêm choom ting bh’rợ băn n’lơớp. Anoo cung doọ vêy đươi zanươu đoọng t’mọ a’ọc. Đươi dua ch’na đh’nắh hữu cơ âng Tập đoàn Quế Lâm đoọng, t’nooi a’ọc pa dưr pa xớc liêm choom, doọ lấh crêê pr’lúh cr’ay, tước bêl pa câl bơơn Tập đoàn câl pay lâng zên bấc lấh mơ thị trường. Hồ Viết Ái Duy dzợ bhrợ đhị k’tiếc bhươn nâu chóh bhơi r’véh, prí lâng zâp râu tơơm cha p’lêê đoọng pa dưr thu nhập lâng âng đơơng pa xoọng ch’na đh’nắh ha t’nooi a’ọc. Anoo băn bhrợ ting c’lâng tuần hoàn, đươi dua bhr’lương sinh học, bhrợ phân hữu cơ bón lót đoọng ha tơơm chr’nóh.

Bhrợ nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn ơy zooi đoọng pr’loọng đông anoo váih zên pa chô zâp c’moo 150 ực đồng. Anoo Hồ Viết Ái Duy đoọng năl: “Băn a’ọc công nghiệp nắc 3 c’xêê pa câl mưy chu, hân đhơ cơnh đêếc, băn hữu cơ nắc lêy tước 5, 6 c’xêê vêy choom pa câl. Hân đhơ cơnh đêếc, râu chr’nắp nắc lêệ a’ọc yêm, sạch lâng doọ vêy hoá chất. Tr’nơợp acu bơơn tập đoàn pa choom đoọng băn bhrợ, xang nặc tự lêy chấc ta moóh pa choom băn ha cơnh liêm choom. Lấh mơ zên bơơn pa chô bấc nắc cung lêy k’míah phân bón đoọng zư lêy tơơm chr’nóh lâng pa câl ooy đợ pr’loọng kiêng đươi”.

Đh’rứah lâng băn k’roóc, a’ọc hữu cơ, đhanuôr chr’hoong k’coong ch’ngai A Lưới dzợ bhrợ pa dưr bấc bh’rợ bhrợ pr’đươi sạch liêm, têêm ngăn lâng zâp râu tơơm chr’nóh cơnh bhơi r’véh, a’kiêl, k’đậc, a’lui... Bấc Hợp tác xã, Tổ hợp tác glúh váih, p’têết pazưm lâng zâp thành viên, đh’rứah bhrợ t’bhứah bh’rợ bhrợ têng, bhrợ pa dưr n’juông âng đơơng pr’đươi têêm ngăn.

Amoó Hồ Thị Nga, Giám đốc Hợp tác xã bhrợ têng lâng pa câl pr’đươi têêm ngăn A Lưới đoọng năl, bơơn bhrợ pa dưr tơợ c’moo 2017, tước đâu, HTX ơy vêy 48 cha nặc ting pấh lâng zr’lụ bhrợ zâp râu bhơi r’véh, prí ting bhứah liêm. Lấh mơ câl pay pr’đươi đoọng ha xã viên lâng zên pa chô zâp cha nặc mơ 5 tước 7 ực đồng đhị mưy c’xêê, HTX bhrợ têng lâng pa câl pr’đươi A Lưới dzợ pa zưm, bhrợ t’váih đhị pa câl têêm ngăn ha zâp pr’đươi pr’dua liêm sạch âng 3 tổ p’têết pazưm chóh prí đhị chr’val Quảng Nhâm lâng 1 tổ băn a’tứch cóh thị trấn A Lưới.

Ting cơnh amoó Hồ Thị Nga, râu liêm choom đắh pa dưr pa xớc bh’rợ tr’nêng âng bấc apêê a’đhi amoó acoon cóh chr’hoong A Lưới nắc tu vêy grơơ nhool tr’xăl tơợ bhrợ cơnh bêl lơơng moót bhrợ nông nghiệp têêm ngăn: “Hợp tác xã ký hợp đồng âng đơơng bhrợ pr’đươi prí đoọng ooy Siêu thị Big C lâng k’đươi zâp giảng viên trường Đại học Nông lâm Huế tước A Lưới pa choom đoọng apêê a’đhi amoó bhiệc bhrợ têng ting cơnh c’lâng bh’rợ têêm ngăn. Bhơi r’véh bhrợ têng ting c’lâng hữu cơ, đươi dua phân hữu cơ, phân chuồng, ha dợ prí nắc đươi dua phân hoá học hân đhơ cơnh đêếc crêê c’lâng bh’rợ. Xọoc đâu, prí cắh zâp đoọng âng đơơng ha pêê đươi dua nắc azi kiêng bhrợ t’bhứah bhiệc bhrợ têng, pa xoọng zên bơơn bhrợ ha zâp apêê cóh HTX”.

T’coóh Hồ Văn Ngực, Phó Chủ tịch UBND chr’val Quảng Nhâm, chr’hoong A Lưới đoọng năl: đhị vel đông, ting t’ngay ting vêy bấc pr’loọng đhanuôr lêy pay bh’rợ băn chóh ting c’lâng hữu cơ, têêm ngăn sinh học đoọng pa dưr pa xớc pr’ắt tr’mung pr’loọng đông. Lấh mơ t’nooi a’ọc k’noọ 900 p’nong, đhanuôr dzợ pa dưr pa xớc t’nooi k’roóc lấh 1.000 p.nong lâng bhrợ bấc râu bhơi r’véh hữu cơ đoọng zên pa chô bấc. T’coóh Hồ Văn Ngực moon, nâu đoo nắc mưy c’lâng lướt liêm crêê đoọng vel đông bhrợ liêm choom xa nay bh’rợ pa dưr vel bhươl t’mêê, pa xiêr đha rứt nhâm mâng: “Cóh vel đông chr’val nắc đhanuôr lêy băn ta rí, k’roóc, bé, chóh tơơm cha p’lêê lâng lấh mơ nắc băn a’ọc ting c’lâng hữu cơ. Ha dợ bh’rợ băn a’ọc hữu cơ ting acu lêy nắc c’lâng liêm crêê, bhrợ liêm choom lâng nắc mưy c’lâng bh’rợ bha lâng. Ooy cr’chăl nâu a’tốh azi t’bhlâng bhrợ t’bhứah bh’rợ nâu, bhrợ ha cơnh đoọng vêy mưy pr’đươi hữu cơ, pr’đươi liêm sạch âng đơơng đoọng thị trường cóh cr’loọng tỉnh lâng tỉnh lơơng”.

Thừa Thiên Huế vêy bấc c’lâng xa nay, chính sách p’too p’zương pa dưr pa xớc nông nghiệp đươi dua công nghệ dal, nông nghiệp hữu cơ cơnh zooi đoọng đhanuôr bhrợ pa dưr đông kính, đông lưới, bhrợ pa dưr c’roọl bh’năn, pấh lêy pa choom zâp bh’rợ liêm choom đhị zâp vel đông cóh tỉnh lâng tỉnh lơơng. Đhị zâp chr’hoong k’coong ch’ngai, zr’lụ đhanuôr acoon cóh, chính quyền vel đông lêy cha mêết, pay zâp Hợp tác xã, Tổ hợp tác lâng pr’loọng đhanuôr vêy zâp pr’đơợ đắh k’tiếc k’bunh, pazưm lâng zâp doanh nghiệp b’băn, ch’chóh ting c’lâng hữu cơ. T’coóh Văn Lập, Trưởng Phòng Nông nghiệp lâng pa dưr pa xớc vel bhươl chr’hoong A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đoọng năl, cóh vel đông chr’hoong, lấh mơ t’nooi k’roóc 11.000 p’nong lâng pr’đươi “Lêệ k’roóc rơợc A Lưới” ơy bơơn ta moon nắc pr’đươi OCOP, dzợ vêy t’nooi a’ọc k’ha riêng p’nong, lấh 10 hécta a’bhoo lâng bấc bhươn chóh bhơi r’véh ta chóh, băn ting c’lâng hữu cơ, têêm ngăn sinh học. T’coóh Văn Lập moon, chr’hoong A Lưới nắc mưy ooy đợ vel đông bhrợ liêm choom c’lâng xa nay pa dưr pa xớc nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn âng tỉnh Thừa Thiên Huế: “Nông nghiệp hữu cơ nắc A Lưới nắc mưy ooy đợ chr’hoong bhrợ bấc pr’loọng cóh tỉnh. Đắh băn a’ọc hữu cơ nắc ơy lêy cha mêết pa zưm lâng Tập đoàn Quế Lâm bhrợ cóh 4 pr’loọng. Nâu đoo nắc đợ pr’loọng vêy pr’đơợ đắh cr’roọl bh’năn, k’tiếc bhươn đoọng băn, chóh n’lơớp. Ha dợ a’bhoo hữu cơ nắc ơy bhrợ cóh chr’val Hồng Thuỷ bơơn doanh nghiệp câl pay. K’noọ tước đâu azi bhrợ t’bhứah bh’rợ băn a’ọc, k’roóc hữu cơ lâng a’bhoo hữu cơ”./.

NGƯỜI DÂN MIỀN NÚI THỪA THIÊN HUẾ LÀM NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn đang được xem là xu hướng phát triển bền vững ở nhiều địa phương trên cả nước. Tại huyện vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, việc đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ, an toàn sinh học gắn với chuỗi giá trị đã mở ra hướng đi mới, mang lại hiệu quả cho người dân, trong đó có đồng bào các dân tộc thiểu số Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu.

Năm 2021, sau khi hoàn thành khóa đào tạo quy trình kỹ thuật chăn nuôi heo hữu cơ của Tập đoàn Quế Lâm tại huyện Phong Điền, anh Hồ Viết Ái Duy ở xã Quảng Nhâm, huyện A Lưới đầu tư  550 triệu đồng xây dựng chuồng trại, bắt đầu thực hiện mô hình nuôi heo. Từ 5 con nái ban đầu, đến nay, đàn heo của gia đình anh đã tăng lên hơn 60 con.

Với chuồng trại được lắp đặt hệ thống điện, quạt, phun sương tự động, đàn heo nhà anh Duy được chăm sóc bài bản theo mô hình chăn nuôi khép kín. Anh cũng không dùng thuốc tăng trưởng cho heo. Sử dụng thức ăn hữu cơ do Tập đoàn Quế Lâm cung cấp, đàn heo phát triển tốt, ít bị dịch bệnh, đến kỳ xuất chuồng được Tập đoàn thu mua với giá cao hơn nhiều so với thị trường. Hồ Viết Ái Duy còn tận dụng đất vườn trồng rau, chuối và các loại cây ăn quả để tăng thu nhập và cung cấp thêm thức ăn cho đàn heo. Anh áp dụng chăn nuôi theo hướng tuần hoàn, sử dụng đệm lót sinh học, tạo ra phân hữu cơ bón lót cho cây trồng. Làm nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn đã giúp gia đình anh có nguồn thu nhập mỗi năm gần 150 triệu đồng. Anh Hồ Viết Ái Duy cho hay: “Nuôi heo công nghiệp thì 3 tháng xuất chuồng 1 lần nhưng nuôi hữu cơ phải đến 5,6 tháng mới bán. Nhưng cái lợi là thịt heo chắc, ngon, sạch và không hóa chất. Ban đầu tôi được tập đoàn chuyển giao kỹ thuật, sau đó tự tìm tòi, học hỏi thêm để chăn nuôi sao cho có hiệu quả. Ngoài thu nhập cao thì mình cũng tiết kiệm được phân bón để chăm sóc cây trồng và bán ra cho những hộ cần.”

Cùng với chăn nuôi bò, heo hữu cơ, nông dân huyện vùng cao A Lưới còn xây dựng nhiều mô hình sản xuất nông sản sạch, an toàn với các loại cây trồng như rau, dưa, bầu, bí... Nhiều Hợp tác xã, Tổ hợp tác ra đời, liên kết các thành viên, cùng nhau mở rộng sản xuất, xây dựng chuỗi cung ứng nông sản an toàn.

Chị Hồ Thị Nga, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Sản xuất và Kinh doanh nông sản an toàn A Lưới cho biết, được thành lập từ năm 2017, đến nay, HTX đã có 48 thành viên tham gia với vùng sản xuất các loại rau, chuối già lùn ngày càng mở rộng. Ngoài bao tiêu sản phẩm cho xã viên với thu nhập bình quân mỗi người từ 5 đến 7 triệu đồng/tháng, HTX Sản xuất và Kinh doanh nông sản an toàn A Lưới còn kết nối, tạo đầu ra ổn định cho các mặt hàng nông sản sạch của 3 tổ liên kết trồng chuối tại xã Quảng Nhâm và 1 tổ liên kết nuôi gà ở thị trấn A Lưới.

Theo chị Hồ Thị Nga, thành công trong phát triển kinh tế của nhiều chị em người dân tộc thiểu số ở huyện A Lưới chính là nhờ mạnh dạn chuyển từ sản xuất thông thường sang làm nông nghiệp an toàn: “Hợp tác xã ký hợp đồng cung cấp sản phẩm chuối cho Siêu thị Big C và mời các giảng viên trường Đại học Nông lâm Huế đến A Lưới tập huấn cho chị em cách sản xuất theo quy trình kỹ thuật an toàn. Rau thì sản xuất theo hướng hữu cơ, sử dụng phân hữu cơ, phân chuồng, còn chuối thì sử dụng phân hóa học nhưng đúng theo quy trình. Hiện nay, chuối già lùn không đủ để cung ứng cho khách hàng nên chúng tôi muốn mở rộng sản xuất, để tăng thêm thu nhập cho các thành viên HTX.”

Ông Hồ Văn Ngực, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Nhâm, huyện A Lưới cho biết, tại địa phương, ngày càng có nhiều hộ dân lựa chọn phương thức chăn nuôi, trồng trọt theo hướng hữu cơ, an toàn sinh học để phát triển kinh tế gia đình. Ngoài đàn heo gần 900 con, bà con còn phát triển đàn bò lên trên 1.000 con và sản xuất nhiều loại rau hữu cơ cho thu nhập cao. Ông Hồ Văn Ngực cho rằng, đây là một hướng đi đúng để địa phương thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững: “Trên địa bàn xã thì bà con chủ yếu chăn nuôi trâu, bò, dê, trồng cây ăn quả và đặc biệt là nuôi heo theo hướng hữu cơ. Riêng mô hình chăn nuôi heo hữu cơ theo tôi nhận thấy là một hướng đi rất đúng đắn, tạo ra hiệu quả kinh tế khá cao và là một xu hướng tất yếu. Trong thời gian tới chúng tôi tiếp tục nhân rộng mô hình này, làm sao để có một sản phẩm hữu cơ, sản phẩm sạch cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh.”

Thừa Thiên Huế đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ như hỗ trợ bà con xây dựng nhà kính, nhà lưới, xây dựng chuồng trại, tham quan, học tập các mô hình hiệu quả tại các địa phương trong và ngoài tỉnh. Tại các huyện miền núi, vùng DTTS, chính quyền địa phương khảo sát, lựa chọn các Hợp tác xã, Tổ hợp tác và hộ dân có đủ điều kiện về đất đai, nguồn lực, liên kết với các doanh nghiệp chăn nuôi, trồng trọt theo hướng hữu cơ. Ông Văn Lập, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, trên địa bàn huyện, ngoài đàn bò 11.000 con với sản phẩm “Thịt bò vàng A Lưới” đã được chứng nhận là sản phẩm OCOP, còn có đàn heo hàng trăm con, hơn 10 héc ta ngô và nhiều vườn rau được trồng trọt, chăn nuôi theo hướng hữu cơ, an toàn sinh học. Ông Văn Lập khẳng định, huyện A Lưới là một trong những địa phương thực hiện tốt chủ trương phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn của tỉnh Thừa Thiên Huế: “Nông nghiệp hữu cơ thì A Lưới là một trong những huyện thực hiện được nhiều hộ nhất trong tỉnh. Về nuôi heo hữu cơ thì đã liên kết với Tập đoàn Quế Lâm thực hiện ở 4 hộ. Đây là những hộ có điều kiện về chuồng trại, đất vườn để chăn nuôi, trồng trọt khép kín. Còn ngô hữu cơ thì đã sản xuất ở xã xã Hồng Thủy được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm. Sắp tới, chúng tôi mở rộng quy mô chăn nuôi heo, bò hữu cơ và cả cây ngô hữu cơ nữa./.”

Kim Thu

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC