PÂN ĐIL TÀ ÔI TƠỢP BHRỢ CHA TƠỢ PA DƯR DU LỊCH PA TÊỆT LÂNG ZƯ LÊY CHR’NĂP VĂN HÓA
Thứ ba, 17:43, 23/04/2024 PV Kim Cương PV Kim Cương
Mơ chu pa hay tước amoó Hồ Thị Hương, pân đil c’mor manuyh Tà Ôi đhị chr’hoong da ding ca coong A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, đhanuôr coh zr’lụ zập ngai hơnh deh đươi cơnh bhrợ cha liêm choom, pa chô bh’nơơn dal.

 

 

C’moo 2012, pân đil c’mor Tà Ôi- Hồ Thị Hương ặt đhị chr’val A Ngo, chr’hoong A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế ơy bơơn t’la bằng cử nhân Học viện Hành chính Quốc gia. Căh ơy bơơn bh’rợ tr’nêng, amoó nắc bơơn k’diic lâng ting k’diic chô ooy chr’val Trung Sơn tơợp bhrợ cha. Bhrợ têng bấc rau bh’rợ tr’nêng, tơợ phụ hồ, bhrợ keo pa tước bhrợ ha rêê ha dợ tr’mông tr’meh pr’loọng đong cung lưm k’đhap zr’năh.

Amoó Hương xay moon, ha lêệng coh chr’lang bấc rau cơnh chr’na đh’năh, pr’ặt tr’mông zập t’ngay bhrợ amoó pa chăp lâh mơ cơnh rau lalua, ta nih đơơng chô ha đay. Ơy lêy rau liêm choom âng t’la Zeng bơơn ta ih bhrợ cơnh t’mêê vêy bấc ngai đươi dua, amoó nắc ơy pa chăp tước bh’rợ tơợp bhrợ cha tơợ đâu. X’rịa c’moo 2019, amoó lâng 15 cha nắc lơơng bhrợ t’vaih HTX taanh bhrợ lâng pa câl a din A Lưới lâng đợ zên k’rong bhrợ xoọc tơợp nắc 120 ức đồng vặ tơợ Ngân hàng Chính sách xã hội chr’hoong âng amoó bhrợ Giám đốc.

Ting cơnh amoó Hồ Thị Hương, pa câl a din êêh rau bh’rợ t’mêê. Xăl tu ahêê đương tơợ đơn hàng âng apêê ban, ngành, chr’hoong A Lưới đơơng chô, amoó nắc paghit pa căh đhị zập hội chợ, bhiệc bhan, pa câl đhị zalo, facebook, tiktok, t’hước tước thị trường prang k’tiếc k’ruung hêê. Đh’rưah lâng đêêc, a moó pa zay chấc lêy, pa căh bấc cr’noọ pr’chăp đoọng pa liêm zập cơnh pr’đhang bh’rợ. Jưah lâng ih n’đooh a dooh, áo dài, amoó dzợ t’vaih pr’nơng, khăn plum pa pan, tranh thư pháp, cha guôc tour, chr’đhung, ví, giày, x’noon, ca nẹp xoóc, bup bê… bhrợ vaih bấc rau đoọng ha t’mooi chơih câl lâng chr’năp pa câl liêm choom. Hồ Thị Hương đoọng năl, k’nặ 4 c’moo bhrợ têng, HTX bhrợ têng lâng pa câl adin A Lưới xoọc bhrợ pa dưr 01 zr’lụ taanh lâng 10 cha nắc pâh taanh, 1 zr’lụ ih xa nập vêy 5 cha nắc ih lâng 15 pr’loọng đong pa têệt bhrợ têng pr’đươi n’kir, pr’chăm zập rau… Bh’nơơn HTX chô đơơng mơ 250 ức đồng zập c’moo tơợ pa câl Zèng: “C’moo đâu, HTX t’mêê pa câl sỉ đoọng ha pêê cửa hàng đhị Đông Giang lâng chr’năp 150 ức đồng. Đăn đâu nắc t’mêê ký hợp đồng lâng Phòng văn hóa chr’hoong Tây Giang chr’năp 48 ức đồng pa câl zập rau đăh xa nập biểu diễn văn nghệ lâng Phòng Văn hóa đhị chr’hoong Đakrông, tỉnh Quảng Trị chr’năp 28 ức đồng đoọng ih xa nập biểu diễn âng ma nuyh Pa Cô. Bêl apêê zươc câl lalâh bấc nắc HTX pa zưm lâng apêê pr’loọng đong căh cợ HTX lơơng coh vel đong đoọng đh’rưah bhrợ. Đhị A Lưới vêy tước 5 HTX kinh doanh, ih bhrợ Zèng lâng pr’têệt đoọng bhrợ”.

Liêm choom xoọc tr’nơợp lâng bhrợ têng, kinh doanh pr’đươi Zèng ơy bhrợ vaih pr’đơợ đoọng ha moó Hồ Thị Hương pa zay lâng mơ lâng cr’noọ t’bơơn zên tơợ biểu diễn văn hóa truyền thống. Đoọng bhrợ têng liêm choom cr’noọ nâu, amoó Hương nắc xay moon lâng đoàn viên ta luôn đh’rưah lâng amoó ting pâh zập bhrợ âng Đoàn chr’val Trung Sơn lâng bơơn rau ting xơợng bhrợ ta nih liêm. Đh’rưah lâng rau zooi tơợ chính quyền vel đong, tơợp c’moo 2023, Câu lạc bộ Văn nghệ ty đanh chr’val Trung Sơn ơy dưr vaih coh rau bhui har âng đhanuôr lâng pazêng ma nuyh chăp kiêng bh’rợ zư pa dưr chr’năp văn hóa ty đanh. Amoó Hồ Thị Lêu, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Văn nghệ dân gian chr’val Trung Sơn xay moon, tơợ cr’noọ âng amoó Hồ Thị Hương, tước nâu kêi, câu lạc bộ pa bhrợ liêm choom bhlầng. Pa bhlầng nắc cr’chăl nâu, apêê coh câu lạc bộ xoọc pa zay bhrợ têng lưch c’rơ đoọng biểu diễn đoọng ha zập đại hội apêê ban, ngành, hội, đoàn thể coh vel đong chr’hoong. Lêy ting xa nay, đợ tiết mục pa chô zên tơợ 3 tước 5 ức đồng. Lâh mơ, câu lạc bộ dzợ biểu diễn đoọng t’mooi du lịch đhị apêê zr’lụ du lịch, homestay, famstay coh vel đong, t’vaih thu nhập đoọng ha đhanuôr: “Amoó Hương nắc ma nuyh pân pa chăp pân bhrợ, pa zay pa choom t’mooh, zư pa dưr rau chr’năp liêm, pa bhlầng nắc a moó ta luôn pa chăp xơợng bhrợ cơnh ooy đoọng t’vaih bhiệc bhrợ đoọng ha bấc ngai lơơng. Lalăm ahay, căh ơy bhrợ t’vaih câu lạc bộ, vel đong cung bhrợ văn hóa, văn nghệ ha dợ k’đhap  k’rong ting pâh bhrợ. Bêl vêy câu lạc bộ nắc bhiệc k’rong tơợ ma nuyh t’cooh tước p’niên k’tứi liêm buôn, zập cha nắc pa zay pa too pa choom, tu căh muy pa chô thu nhập nắc dzợ zư pa dưr chr’năp văn hóa ty đanh âng lang a hay đơc đoọng”.

Bh’nơơn pa chô pa têệt bh’nơơn, amoó Hồ Thị Hương pay đơơng bha ar đong ặt, k’tiếc âng pr’loọng đong đoọng thế chấp lâng Ngân hàng Nông nghiệp lâng Pa dưr pa xơc vel bhươl vặ 900 ức đồng đoọng k’rong câl 3.000m2 k’tiếc bhrợ ha rêê bh’nơơn ếp âng đhanuôr. Coh đhăm k’tiếc nâu, amoó k’rong pa liêm, bhrợ têng homestay Camping Hương Rừng đhị vel A Đeeng Par liêng 2, chr’val Trung Sơn. Tước c’xêê 4/2024 đhêệng 1 c’moo moọt bhrợ, cr’noọ bh’rợ farmstay ơy t’pâh lâh 1.000 chu t’mooi, đơơng chô mơ 400 ức đồng, t’vaih bhiệc bhrợ đoọng ha 5 – 10 pa bhrợ đhị vel đong. Ting cơnh anoo Trần Toàn, Bí thư Huyện đoàn A Lưới, bh’rợ tơợp bhrợ cha âng đoàn viên, đha đhâm c’mor ma nuyh acoon coh đhị vel đong nâu ting ha dưr lâh mơ. Bấc cr’noọ bh’rợ t’mêê bơơn k’rong bhrợ, đơơng chô bh’nơơn kinh tế dal tơợ bơr pêê ha riêng ức đồng tươc k’tỷ đồng zập c’moo, t’vaih bhiệc bhrợ đoọng ha bấc apêê pa bhrợ đhị vel đong. Coh đêêc, cr’noọ bh’rợ bhrợ cha âng đoàn viên Hồ Thị Hương đhị chr’val Trung Sơn ơy bơơn apêê ban, ngành chr’hoong A Lưới xay moon dal lâng hơnh deh, cher pr’hêl pa zương: “Xoọc đâu, bấc pr’zơc tơợp bhrợ cha lêy tơợ pr’đơợ liêm choom âng vel đong, cơnh bhrợ ha rêê đhuôch, du lịch crâng đác, du lịch văn hóa. Tr’haanh bhlầng nắc đoàn viên Hồ Thị Hương tơợp bhrợ tơợ farmstay pa têệt lâng zư lêy chr’năp văn hóa ty đanh. Cr’noọ bh’rợ nâu ơy t’pâh bấc t’mooi tước. Zêng t’mooi lâng apêê Công ty bhrợ du lịch bêl tước đâu zêng xay moon liêm dal cr’noọ bh’rợ nâu. Đhị g’luh tr’thi tơợp bhrợ cha đoọng ha đha đhâm c’mor zr’lụ đhanuôr acoon coh lâng da ding ca coong tỉnh Thừa Thiên Huế c’moo 2023, amoó Hồ Thị Hương ơy bơơn cha ner Muy đoọng ha cr’noọ bh’rợ “Bhrợ pa dưr cr’noọ bh’rợ farmstay Camping pa têệt lâng zư lêy chr’năp văn hóa ty đanh”./.

CÔ GÁI TÀ ÔI KHỞI NGHIỆP TỪ PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI BẢO TỒN VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG                        

Mỗi khi nhắc đến Hồ Thị Hương, cô gái trẻ người Tà Ôi ở huyện vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, người dân trong vùng lại trầm trồ khen ngợi, thán phục cách khởi nghiệp hiệu quả, mang lại lợi ích cho cộng đồng. Các mô hình do chị khởi xướng, xây dựng, không chỉ thành công về mặt kinh tế, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống mà còn lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp trong thanh niên dân tộc thiếu số ở huyện nghèo A Lưới.

Năm 2012, cô gái Tà Ôi Hồ Thị Hương ở xã A Ngo, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế bước vào đời với tấm bằng cử nhân Học viện Hành chính Quốc gia. Chưa tìm được việc làm, chị lập gia đình và theo chồng về xã Trung Sơn lập nghiệp. Bươn chải đủ mọi công việc, từ phụ hồ, vác keo thuê đến làm nương rẫy nhưng cuộc sống gia đình chị cũng chỉ đắp đổi qua ngày.

Chị Hương bộc bạch, gánh nặng cơm, áo, gạo, tiền khiến chị nhìn cuộc sống thực tế hơn cũng như biết nắm bắt những cơ hội tốt để phát triển. Nhận thấy xu hướng diện trang phục Zèng truyền thống theo kiểu cách tân ngày càng phổ biến, chị nhen nhóm ý tưởng khởi nghiệp từ đây. Cuối năm 2019, chị và 15 thành viên khác thành lập HTX Sản xuất và phân phối thổ cẩm A Lưới với số vốn 120 triệu đồng vay từ Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện do chị làm Giám đốc.

Theo Hồ Thị Hương, kinh doanh thổ cẩm truyền thống Zèng không mới. Thay vì trông chờ vào đơn hàng do các ban, ngành huyện A Lưới đưa về, chị chủ động giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại các hội chợ, lễ hội, khai thác nền tảng công nghệ zalo, facebook, tiktok, hướng đến thị trường trong cả nước. Bên cạnh đó, chị tích cực tìm tòi, đưa ra nhiều ý tưởng để cải tiến mẫu mã, tạo sản phẩm đa dạng. Cùng với váy, áo, chị sản xuất thêm các loại  mũ, khăn trải bàn, tranh thư pháp, khăn choàng, túi, ví, giày, khuyên tai, kẹp tóc, cài tóc, búp bê… tạo nhiều sự lựa chọn cho khách hàng với giá thành hợp lý. Hồ Thị Hương cho hay, gần 4 năm đi vào hoạt động, HTX Sản xuất và phân phối thổ cẩm A Lưới đã xây dựng được 01 cơ sở dệt với 10 nhân công, 1 cơ sở may trang phục 5 người và 15 hộ liên kết, sản xuất hàng lưu niệm, trang sức, phụ kiện… Lợi nhuận HTX thu về khoảng 250 triệu đồng mỗi năm từ kinh doanh Zèng: “Đầu năm nay, HTX vừa bỏ sỉ cho các cửa hàng ở Đông Giang  với đơn hàng trị giá 150 triệu đồng. Gần đây thì vừa ký hợp đồng với Phòng Văn hóa huyện Tây Giang đơn hàng trị giá 48 triệu đồng cung cấp các sản phẩm về trang phục biểu diễn văn nghệ và Phòng Văn hóa ở huyện Đakrong, tỉnh Quảng Trị trị giá 28 triệu để may trang phục biểu diễn của người Pa Cô. Những khi nhận đơn hàng nhiều qua thì HTX liên kết với các hộ dân hay các HTX khác trên địa bàn để chia sẻ các đơn hàng với nhau. Ở A Lưới có tới 5 HTX kinh doanh, sản xuất thổ cẩm Zèng đều liên kết với nhau.”

Thành công bước đầu với sản xuất, kinh doanh sản phẩm Zèng đã tạo nền tảng cho chị Hồ Thị Hương mạnh dạn hơn với suy nghĩ “hái ra tiền” từ biểu diễn văn hóa truyền thống. Để hiện thực hóa ý tưởng này, chị Hương chia sẻ với các đoàn viên thường xuyên cùng chị tham gia các hoạt động, phong trào của Đoàn xã Trung Sơn và nhận được sự hưởng ứng tích cực. Cùng với sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương, đầu năm 2023, Câu lạc bộ Văn nghệ dân gian xã Trung Sơn ra đời trong niềm phấn khởi của bà con và những người tâm huyết với công tác bảo tồn văn hóa truyền thống. Chị Hồ Thị Lêu, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Văn nghệ dân gian xã Trung Sơn chia sẻ, từ ý tưởng của chị Hồ Thị Hương, đến nay, câu lạc bộ hoạt động rất hiệu quả. Nhất là thời điểm này, các thành niên trong câu lạc bộ đang “chạy hết công suất” để biểu diễn phục vụ đại hội các ban, ngành, hội, đoàn thể trên địa bàn huyện. Tùy theo chương trình, số lượng tiết mục giao động từ 3 đến 5 triệu đồng. Ngoài ra, câu lạc bộ còn phục vụ khách du lịch tại các khu du lịch, homestay, famstay trên địa bàn, tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân: “Chị Hương là người dám nghĩ, dám làm, rất cầu tiến, ham học hỏi, gìn giữ cái hay, cái đẹp, đặc biệt, chị luôn trăn trở làm sao để tạo việc làm cho nhiều người. Trước đây, chưa thành lập câu lạc bộ, địa phương cũng tổ chức văn hóa, văn nghệ nhưng rất khó tập trung được người tham gia. Khi có câu lạc bộ rồi việc huy động từ người già đến trẻ nhỏ dễ dàng, mọi người hăng say tập luyện, bởi không chỉ có thêm thu nhập mà còn gìn giữ được văn hóa  truyền thống của cha ông”.

Thành công nối tiếp thành công, chị Hồ Thị Hương “thừa thắng xông lên” mang giấy tờ nhà, đất của gia đình thế chấp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vay 900 triệu đồng để đầu tư mua 3.000 m2 đất nông nghiệp bạc màu không sản xuất được của bà con. Trên mảnh đất này, chị đầu tư cải tạo, xây dựng farmstay Camping Hương Rừng ở thôn A Đeeng Par lieng 2, xã Trung Sơn. Đến tháng 4/2024 vừa tròn 1 năm đi vào hoạt động, mô hình farmstay đã thu hút hơn 1.000 lượt khách, mang lại lợi nhuận khoảng 400 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 5-10 lao động tại địa phương. Theo anh Trần Toàn, Bí thư Huyện đoàn A Lưới, phong trào khởi nghiệp trong đoàn viên, thanh niên người dân tộc thiểu số tại địa phương ngày càng phát triển. Nhiều mô hình mới được đầu tư lớn, xây dựng bài bản, mang lại hiệu quả kinh tế cao từ vài trăm đến cả tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Trong đó, mô hình kinh tế của đoàn viên Hồ Thị Hương ở xã Trung Sơn được các ban, ngành huyện A Lưới đánh giá cao và  tuyên dương khen thưởng: “Hiện nay, có nhiều bạn khởi nghiệp dựa vào thế mạnh của địa phương, như nông nghiệp, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa. Nổi bật như đoàn viên Hồ Thị Hương khởi nghiệp từ làm farmstay gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống. Mô hình mới hoạt động đã thu hút lượng du khách rất lớn. Cả du khách và  các Công ty làm du lịch khi đến nơi đây đều đánh giá rất cao mô hình này. Tại Cuộc thi Khởi nghiệp cho thanh niên vùng đồng bào dân tộc và miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023, Hồ Thị Hương đã xuất sắc dành giải Nhất cho ý tưởng “Xây dựng mô hình farmstay Camping gắn liền bảo tồn văn hóa truyền thống”./. 

PV Kim Cương

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC