Apêê t’coóh U70 cóh zr’lụ k’coong ch’ngai A Lưới bhrợ cha
Thứ sáu, 09:24, 19/04/2024                 PV Kim Cương                 PV Kim Cương
Pân k’noọ, pân bhrợ nắc râu xay moon zr’nưm âng bấc ngai bêl moon tước apêê a’dích, amế Tà Ôi cóh Tổ p’têết pa zưm chóh bhơi r’véh liêm sạch cóh chr’val Hương Phong, chr’hoong k’coong ch’ngai A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

 

 

Apêê a’bhướp a’dích mơ 70 c’moo ơy hân đhơ cơnh đêếc dzợ zư đợc cr’noọ cr’niêng đắh bhrợ cha, đơơng chô zên têêm ngăn ha pr’loọng đông. Lấh mơ, râu cr’noọ cr’niêng âng apêê a’dích, amế nắc ơy lâng xoọc chrooi pa xoọng bhrợ clan bhứah liêm đoọng ha đhanuôr đắh râu t’bhlâng bhrợ cha k’van cóh k’tiếc vel đông.

K’noọ đhâng ặ, p’căn Nguyễn Thị Mứt, 65 c’moo, manứih t’coóh t’ha bhlâng Tổ p’têết pa zưm chóh bhơi r’véh liêm sạch vel Hương Thịnh, chr’val Hương Phong, chr’hoong k’coong ch’ngai A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế dzợ p’zay lêy phun tưới đoọng ha bhươn k’đậc xoọc cr’chăl glúh váih pô, p’lêê. Chi ol ooy acoon toọm Cân Teh cha groong đhị zr’lụ bhươn t’viêng p’lêê, p’căn Mứt đoọng năl, nâu đoo nắc toọm đác đoọng tưới zêng zr’lụ bhrợ têng âng Tổ. P’căn Mứt moon, 6/8 cha nặc cóh Tổ p’têết pazưm nâu lấh 60 c’moo, tu cơnh đêếc, p’loon bêl ra diu, plêệng đha hư liêm, apêê amế lêy chóh, bhrợ pa liêm bhươn tược, bêl p’răng nắc moót cóh đông kính đoọng pa bhrợ: “Bh’rợ âng đhanuôr zi, bhrợ cắh vêy kế hoạch, ting cr’noọ cr’niêng nắc cắh váih zên pa chô. Tơợ t’ngay moót cóh Tổ nâu, bhrợ bhiệc liêm zâp, bhiệc n’đoo cung tr’xin j’ooi, bhrợ ha mơ bơơn mơ đêếc. zâp ngai cung ma t’coóh zêng, ra diu bhrợ tước 10 giờ nặc đhêy, hi bu mơ 2 giờ tước 4 giờ m’pâng. Bêl ahay, bhrợ ha rêê lướt tơợ ta rựp brương tước đăl k’năm vêy chô cung cắh váih zên”.

Tổ p’têết pazưm chóh bhơi r’véh liêm sạch vel Hương Thịnh, chr’val Hương Phong vêy 8 cha nặc bơơn bhrợ pa dưr c’moo 2018 lâng râu zooi đoọng âng Hội Liên hiệp pân đil A Lưới. Amoó Hồ Thị Ngenh, mưy manứih cóh Tổ p’têết pazưm chóh bhơi r’véh vel Hương Thịnh đoọng năl, zr’lụ bhrợ têng âng Tổ bhứah k’dâng 2 hécta vêy pác bhrợ ting zâp râu tơơm chr’nóh cóh ngoai lâng cóh đông kính. Ooy đâu, zr’lụ đông kính bhứah k’dâng 300 mét vuông, chóh zâp râu tơơm chr’nóh đệ t’ngay, bhrợ prang c’moo lâng hệ thống phun tưới đác tự động. Zr’lụ ngoai lấh mơ nắc chóh zâp râu tơơm cha p’lêê ting hân noo cơnh chanh, prí, a’bhoo, zâp râu k’đậc, a’kiêl... Zêng bh’rợ lêy bhrợ ting c’lâng nông nghiệp hữu cơ, têêm ngăn nắc zâp bh’nơơn pr’đươi bhơi r’véh, p’lêê p’coo bhrợ vêy bơơn Hợp tác xã bhrợ têng lâng pa câl bh’nơơn pr’đươi têêm ngăn A Lưới câl pay đhị bhươn. Amoó Hồ Thị Ngenh moon: “Bêl ahay, đhanuôr chóh bhơi r’véh p’lêê p’coo lấh mơ nắc đoọng đươi cha cóh đông. Bêl ting pấh cóh Tổ nâu, tu vêy apêê thầy Trường Nông lâm Huế lướt moon pa choom đoọng bhiệc chóh, bhrợ phân vi sinh đoọng bón ha tơơm chr’nóh cắh mưy pa câl bấc lấh nắc dzợ zư lêy c’rơ âng manứih đươi dua. Xoọc đâu, zâp ngai bhui har bhlâng, chóh n’hâu cung váih zên. zâp c’xêê zâp apêê cóh đâu ting tr’pác zên đoọng đươi dua, zooi k’coon cha châu, vêy m’bứi mơ 1,5 ực đồng chroót ngân hàng”.

Lấh mơ bhrợ nông nghiệp hữu cơ, Tổ p’têết pazưm chóh bhơi r’véh liêm sạch vel Hương Thịnh, chr’val Hương Phong dzợ k’rong pa zưm zên, câl 10 p’nong k’roóc m’ma băn cóh dứp crâng. Xọoc zâp c’moo Tổ p’têết pazưm nâu pa glúh pa câl mơ 4-5 p’nong k’roóc lêệ lâng zên mơ 13 tước 15 ực đồng đhị mưy p’nong. Đợ c’moo đăn đâu, bơơn lêy ta mooi pấh lêy chi ớh, hoọm đhị toọm Cân Teh ting bấc, Tổ p’têết pa zưm nâu lêy vặ 350 ực đồng tơợ Ngân hàng chính sách xã hội chr’hoong k’rong bhrợ pa dưr 10 acoon pợ nhâm mâng lâng bhrợ pa liêm tang bhươn đoọng ta mooi. P’căn Lê Thị Mừng, 61 c’moo, mưy manứih cóh Tổ chóh bhơi r’véh liêm sạch chr’val Hương Thịnh đoọng năl, mưy t’ngay buôn vêy mơ 2-3 t’nooi ta mooi tước hoọm, t’ngay thứ 7 lâng chủ nhật bịng xiên lấh. Lâng zên mơ 150 tước 200 r’bhâu đồng mưy pợ, ting lêy pợ pậ tứi, zâp c’xêê mưy zên thuê pợ nâu Tổ vêy bơơn pa chô mơ 30 ực đồng: “Zâp t’ngay váih bơơn zên tr’bứi mơ bơr pêê ha riêng zên đoọng thuê pợ. Lấh mơ, ta mooi chô ooy đâu dzợ câl bấc bh’nơơn pr’đươi âng zi, n’jứah cha n’jứah đơơng chô ooy đông. Bấc lấh mơ nắc a’kiêl, pa câl 3-4 zệt ký zâp t’ngay. Tu cơnh đêếc, zâp ngai cóh đâu p’ghít lêy zư đác lâng zr’lụ đâu. Liêm áih nắc ta mooi chô pấh bấc, a’đay cung bơơn zên bấc lấh”.

Ting cơnh p’căn Lê Thị Quỳnh Tường, Chủ tịch Hội Liên hiệp pân đil chr’hoong A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, Tổ chóh bhơi r’véh liêm sạch vel Hương Thịnh, chr’val Hương Phong nắc mưy ooy 4 bh’rợ pazưm bhrợ cha âng Hội pân đil A Lưới zooi đoọng, xoọc pa dưr pa xớc liêm choom. Tơợ zên zooi đoọng 50 ực đồng tr’nơợp âng Tổ chức Trường Sơn Xanh lâng zên vặ Ngân hàng CSXH, Tổ nâu ơy k’rong bhrợ pa dưr bhươn r’véh liêm sạch đoọng ooy thị trường cr’loọng chr’hoong lâng chr’hoong lơơng. Lấh mơ, Tổ dzợ k’rong băn k’roóc, bhrợ du lịch nắc zên pa chô ting bấc lấh. Xọoc đâu, xang bêl lơi jợ đợ mơ zên pa glúh đươi lăm, zâp c’xêê Tổ nâu pa chô k’noọ 100 ực đồng. P’căn Lê Thị Quỳnh Tường đoọng năl, Tổ chóh bhơi r’véh liêm sạch vel Hương Thịnh nắc bh’rợ bơơn zâp hội, đoàn thể, cha nặc manứih cóh cr’loọng tỉnh Thừa Thiên Huế lâng tỉnh lơơng chô pấh lêy, pa choom bhrợ: “Bh’rợ âng apêê amế ơy bhrợ váih bh’rợ mẫu, bha lâng đoọng ha zâp hội viên pân đil acoon cóh chô pấh lêy pa choom. Bh’rợ hiện đại lâng cắh vêy bấc bh’rợ liêm choom cơnh đâu, nâu đoo nắc cr’chăl lêy bhrợ tr’xăl cr’noọ bh’rợ đắh bhrợ âng zâp Tổ viên. Xoọc đâu, zâp pr’đươi bh’rợ âng Tổ lấh mơ pa câl đhị zâp cửa hàng nông nghiệp sạch, siêu thị ga mắc đhị thành phố Huế. Lấh mơ, lêy cr’noọ đươi dua pô đhị A Lưới bấc, lấh mơ pay đắh Đà Lạt. Zâp apêê cóh đâu ơy lêy chóh pa xoọng pô liêm choom đoọng ha pêê đươi dua”./.

Các cụ U70 ở vùng cao A Lưới làm kinh tế

Dám nghĩ, dám làm là nhận xét chung của nhiều người khi nhắc đến các bà, các mẹ Tà Ôi trong Tổ liên kết trồng rau sạch ở xã Hương Phong, huyện vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Các cụ đã ở tuổi trên dưới 70 nhưng vẫn giữ niềm đam mê trong sản xuất, kinh doanh, mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình. Đặc biệt, chính niềm đam mê của các bà, các mẹ đã và đang góp phần lan tỏa, truyền cảm hứng tích cực cho cộng đồng vễ nỗ lực làm giàu trên mảnh đất quê hương.  

Đã gần trưa bà Nguyễn Thị Mứt, 65 tuổi, thành viên cao tuổi nhất Tổ liên kết trồng rau sạch thôn Hương Thịnh, xã Hương Phong, huyện vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn miệt mài phun tưới cho vườn bí đang kỳ ra hoa, bói quả. Chỉ vào dòng suối Cân Tehs bao quanh khu vườn xanh um cây trái, bà Mứt cho biết, đây là nguồn cung cấp nước tưới chính cho cả khu sản xuất của Tổ. Bà Mứt chia sẻ, 6/8 thành viên trong Tổ liên kết đã ngoài 60 tuổi, vì thế, tranh thủ buổi sáng, thời tiết mát mẻ, các bà, các mẹ ưu tiên trồng, chăm sóc vườn cây ngoài trời, khi nắng lên đỉnh thì di chuyển vào khu vực nhà kính làm việc. “Phong tục người đồng bào mình, làm không có kế hoạch, theo sở thích nên không có thu nhập. Từ ngày tham gia Tổ liên kết, làm việc đều đặn, việc cũng nhẹ nhàng, làm bao nhiêu kiếm bấy nhiêu. Mọi người cũng đã già hết rồi nên buổi sáng làm tới 10 là nghĩ, chiều từ 2 giờ tới 4 rưỡi thôi. Trước đây, làm nương rẫy đi từ sáng tới tối mịt mới về mà không có thu nhập”.   

Tổ liên kết trồng rau sạch thôn Hương Thịnh, xã Hương Phong có 8 thành viên được thành lập năm 2018 với sự hỗ trợ của Hội LHPN A Lưới. Chị Hồ Thị Ngenh, thành viên Tổ liên kết trồng rau sạch thôn Hương Thịnh cho biết, khu sản xuất của Tổ liên kết rộng khoảng 2 héc ta được phân chia theo từng loại cây trồng ở cả ngoài trời và trong nhà kính. Trong đo, khu vực nhà kính rộng khoảng 300m2, trồng các loại rau màu ngắn ngày, sản xuất quanh năm với hệ thống tưới phun sương tự động. Khu vực ngoài trời chủ yếu trồng các loại cây trái theo mùa, như chanh, chuối, bắp, các loại bí, dưa… Tất cả quy trình sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ, an toàn nên các sản phẩm rau, củ do Tổ làm ra được Hợp tác xã Sản xuất và kinh doanh nông sản an toàn A Lưới bao tiêu tận vườn. Chị Hồ Thị Ngenh khoe: “Ngày trước, bà con trồng rảu củ chủ yếu tự cung, tự cấp trong gia đình. Khi tham gia Tổ liên kết, nhờ các thầy Trường Nông lâm Huế lên hướng dẫn kỹ thuật trồng, cách làm phân vi sinh để bón cho cây trồng không chỉ bán giá cao hơn mà còn bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Nay, mọi người phấn khởi lắm, trồng cái gì cũng ra tiền hết. Mỗi tháng các thành viên chia nhau số tiền kiếm được để vừa chi tiêu cuộc sống, hỗ trợ con cháu, số ít 1,5 triệu đồng gửi trả nợ ngân hàng”.

Ngoài làm nông nghiệp hữu cơ, Tổ liên kết trồng rau sạch thôn Hương Thịnh, xã Hương Phong còn hùn vốn, mua 10 con bò giống nuôi dưới tán rừng. Hiện, mỗi năm Tổ liên kết xuất bán 4-5 con bò thịt với giá từ 13-15 triệu đồng/con. Những năm gần đây, nhận thấy lượng du khách đến tắm suối Cân Tehs ngày càng đông, Tổ liên kết đã quyết định vay 350 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện đầu tư xây dựng 10 chòi kiên cố và cải tạo khuôn viên vườn để phục vụ khách du lịch. Bà Lê Thị Mừng, 61 tuổi, thành viên Tổ liên kết trồng rau sạch xã Hương Thịnh cho biết, ngày bình thường đón từ 2-3 đoàn khách tới tắm suối, riêng ngày thứ 7 và Chủ nhật không có chòi trống. Với giá từ 150 - 200 nghìn đồng/1 chòi, tùy chòi lớn, nhỏ, mỗi tháng chỉ tính riêng tiền thuê chòi Tổ liên kết đã thu về trên dưới 30 triệu đồng: “Mỗi ngày thu tiền lai rai vài trăm nghìn đồng tiền cho thuê chòi. Ngoài ra, khách đến đây còn mua rất nhiều nông sản của mình, vừa ăn vừa mang về nhà. Nhiều nhất là dưa địa phương, bán 3-4 chục cân mỗi ngày. Vì thế, mọi người ở đây rất chú trọng bảo về nguồn nước và môi trường xung quanh. Sạch sẽ thì khách đến nhiều thì mình thu tiền nhiều hơn”.  

Theo bà Lê Thị Quỳnh Tường, Chủ tịch Hội LHPN huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, Tổ liên kết trồng rau sạch thôn Hương Thịnh, xã Hương Phong là 1 trong 4 mô hình liên kết sản xuất do Hội Phụ nữ A Lưới hỗ trợ, hiện phát triển rất hiệu quả. Từ nguồn hỗ trợ 50 triệu đồng ban đầu của Tổ chức Trường Sơn Xanh và tiền vay Ngân hàng CSXH, Tổ liên kết đã đầu tư phát triển vườn rau sạch cung cấp cho thị trường trong và ngoài huyện. Ngoài ra, Tổ còn đầu tư nuôi bò, làm du lịch nên doanh thu mang lại ngày càng tăng. Hiện, sau khi trừ chi phí,  mỗi tháng Tổ thu về gần 100 triệu đồng. Bà Lê Thị Quỳnh Tường cho biết, Tổ liên kết trồng rau sạch thôn Hương Thịnh là mô hình mẫu được các hội, đoàn thể, cá nhân trong và ngoài tỉnh Thừa Thiên Huế đến thăm quan, học tập: “Mô hình của các bà, các mẹ đã trở thành mô hình mẫu, điểm cho các hội viên phụ nữ thiểu số đến học tập. Mô hình rất hiện đại và có rất ít mô hình hiệu quả như thế này, đây là cả quả trình của sự thay đổi tư duy trong nếp nghĩ, cách làm của các Tổ viên. Hiện, các sản phẩm của Tổ chủ yếu tiêu thụ tại các chuỗi cửa hàng nông sản sạch, siêu thị lớn tại thành phố Huế. Đặc biệt, thấy nhu cầu sử dụng hoa tại A Lưới lớn, chủ yếu nhập từ Đà Lạt. Các thành viên đã linh động, trồng thêm hoa cho ra sản phẩm tốt, chất lượng đáp ứng được yêu cầu người tiêu dùng”./.

                PV Kim Cương

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC