Đhanuôr Ba Na pr’zươc bhrợ cà phê sạch Cà phê sạch bơơn ta moon năc tơơm ta bil ha ul pa xiêr đha rựt, bhrợ pa dưr ca van đoọng ha đhanuôr Tây Nguyên. Bấc vel đ
Thứ năm, 12:50, 26/01/2023 PV Hoàng Quy PV Hoàng Quy
Đhanuôr Ba Ba đhị chr’val Glar, chr’hoong Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai pr’zươc choh cà phê sạch ting pr’đơợ Rain Forset. Chroi k’rong pa dưr dal thu nhập, t’bhlầng bh’rợ ta bil ha ul pa xiêr đha rựt đhị vel đong.

 

 

Anoo Xuân ặt đhị vel Groi Wêt, chr’val Gla, chr’hoong Đăk Đoa năc muy coh pazêng pr’loọng coh vel tơợp choh cà phê ting pr’đơợ Rain Forest. Anoo đoọng năl, năc anoo xăl cơnh choh bêl bhươn k’tiếc căh dzợ liêm, 1,5ha ha dợ bơơn pa chô mơ 3 tấn nhân zập hân noo. Tơợ bêl anoo ting pâh cr’noọ bh’rợ ting quy trình Rain Forest, bhươn cà phê dưr liêm bơơn lêy. Ting cơnh cr’noọ bh’rợ, a noo Văn Xuân bơơn pa choom kỹ thuật đh’leh đoong cà phê, băn bhơi dứp tơơm đoong zư ngăn ha k’tiếc lâng pay đươi m’bhăh cà phê bhrợ phân bón, lâng k’chêệt g’rưy lâng chế phẩm sinh học. Lâng cơnh bhrợ nâu, anoo Xuân bơơn pa xiêr mơ 20% zên t’ping lâng lalăm đêêc lâng pa chô bh’nơơn k’nặ 5 tấn cr’liêng. “Ting pâh cr’noọ bh’rợ nâu, tr’nơợp năc đơơng chô đhr’năng liêm choom, c’la đay năc ma nuyh bhrợ trực tiếp pa chô c’rơ đoọng ha đay. Bơr năc kiêng t’hước tước tệêm ngăn ha bh’nơơn bh’rợ đoọng đhanuôr đươi dua cà phê cung tệêm ngăn. Lâh mơ bhrợ têng cà phê sạch, a cu lâng đhanuôr coh vel rơơm kiêng cà phê âng ma nuyh Ba Na bhrợ năc bơơn ta bhrợ têng cơnh liêm choom lâh mơ dzợ, đoọng vêy bh’nơơn bh’rợ âng đhanuôr Ba Na đhị Gia Lai bhrợ têng. Tơợ đêêc bh’nơơn bhrợ têng bơơn pa câl tước zập ooy zêng lâng k’tiếc k’ruung lơơng, chăp hơnh cr’liêng cà phê âng ma nuyh Ba Na.”

Mr’cơnh lâng đêêc, hân noo t’mêê đâu, a noo Uê, vel Tươh Klah, chr’val Gla, chr’hoong Đắk Đoa vêy 2ha cà phê ting pâh cr’noọ bh’rợ cà phê vêy chứng nhận. Ting cơnh a noo Uê, lalăm a hay, zên phân, công bhrợ bhơi, tưới đác, pêêh p’lêê năc lưch mơ 100 ức đồng/c’moo. Tơợ bêl ting pâh cr’noọ bh’rợ, zên k’rong bhrợ năc xiêr bấc bhlầng. Lâh mơ, bêl pêêh pay, anoo chơih pay pazêng p’lêê đoọm đoọng pa dưr dal bh’nơơn cr’liêng cà phê. Hân noo t’mêê đâu, pr’loọng đong pêêh bơơn dâng 7 tấn nhân, căh dap lâng zên lãi lâh 150 ức đồng. “Bêl năc ma nuyh tơợp xăl bhrợ k’đhap k’ra bhlầng, ha dợ bêl bhrợ năc lêy a đay ơy choom bhrợ năc k’dua đhanuôr ting bhrợ. A cu lêy, bhrợ cà phê sạch năc pa chô c’rơ liêm choom đoọng ha ma nuyh đươi dua, chr’năp dzooc dal, chroi k’rong pa xiêr đha rựt đoọng ha đhanuôr.”

Hân noo cà phê 2022-2023, Hợp tác xã ha rêê đhuôch lâng dịch vụ Lam Anh, chr’hoong Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai pa têệt lâng 36 pr’loọng (24 pr’loọng đhanuôr ma nuh Ba Na) xay bhrợ cr’noọ bh’rợ xăl cơnh bhrợ ting cơnh pr’đơợ Rain Forest lâng đhăm bhưah k’nặ 70ha. Cr’nọo bh’rợ căh muy zooi ha pêê bhươn cà phê tệêm ngăn bh’nơơn, pa dưr bh’nơơn ha dợ dzợ pa dzoóc kinh tế coh muy đhăm choh. T’cooh Lê Hữu Anh- Gíam đốc Hợp tác xã đoọng năl, bhiệc bhrợ têng cà phê bh’nơơn dal dzợ t’vaih pr’đơợ pa dưr đoọng hợp tác xã xay bhrợ, pa dưr chr’năp tr’haanh. Xọoc đâu, HTX ơy vêy cà phê bột bh’nơơn dal Slarland, bơơn chứng nhận pr’đươi OCOP 3 sao âng Gia Lai.T’cooh Lê Hữu Anh đoọng năl: “Bêl pr’loọng đhanuôr acoon coh xăl cơnh bhrợ lâng choom bhrợ cà phê sạch, bhrợ nguyên liệu đoọng bhrợ pa dưr bh’nơơn dal lâh, t’vaih cà phê pa đing xay, cà phê bột bh’nơơn dal cung năc muy pr’đơợ liêm đoọng pa dzoóc chr’năp liêm buôn lâh mơ đoọng ha đhanuôr. Hợp tác xã cung pa chăp lêy lâng r’dợ xay bhrợ c’nặt thương mại điện tử, đơơng bh’nơơn cà phê âng hợp tác xã coh sàn thương mại lâng vêy cơnh pa xiêr zên pa câl đhị muy cr’chăl ếp đoọng bhrợ cơnh ooy choom pa câl bấc lâh, pa chô  bh’nơơn dal lâh, pa chô zêng lâng chr’năp liêm đoọng ha đhanuôr.”

Pa căn Giang H’hom, Phó Chủ tịch UBND chr’val Glar, chr’hoong Đắc Đoa, tỉnh Gia Lai xay moon: Bhiệc đươi dua apêê pr’đơợ bha lang k’tiếc coh bhrợ têng cà phê năc c’nặt tr’xăl ga măc coh ngành cà phê đhị vel đong, t’vaih pr’đươi liêm choom đoọng ha xã hội, pa dưr dal chr’năp kinh tế, tệêm ngăn vệ sinh môi trường. Xăl cơnh liêm choom nâu năc xoọc tân đôr tước apêê bh’rợ lơơng, chroi k’rong tr’xăl cơnh pr’chăp, cơnh bhrợ âng đhanuôr ting liêm choom lâh mơ: “Lalăm a hay căh ơy veye c’lâng xa nay bhrợ t’vaih t’nooi chr’năp cà phê 4c năc đhanuôr dzợ đươi dua khoa học kỹ thuật ty, căh vêy pa chô bh’nơơn dal, ha dợ tơợ bêl vêy xa nay bh’rợ t’nooi chr’năp nâu năc đhanuôr cung đươi dua khoa học kỹ thuạt đhị bhrợ têng năc pazêng pr’loọng ơy choh bhrơ lalăm đêêc  vêy pa chô bh’nơơn căh dal ha dợ ting t’nooi  chr’năp nâu ơy vêy pa choo kinh tế dal. Chr’val rơơm zập t’nooi chr’năp căh muy đhị vel đong, năc kiêng cr’noọ bh’rợ nâu bấc lâh mơ dzợ đoọng zooi tơơm cà phê âng đhanuôr vêy chr’năp dal lâh, zooi t’bil ha ul pa xiêr đha rựt.”

Zr’lụ cà phê pa têệt pa zưm bhrợ têng lâng pa câl ting c’lâng hữu cơ xoọc bơơn bhrợ t’bhưah prang chr’hoong Đăk Đoa lâng prang tỉnh Gia Lai. Tơợ đêêc, pa têệt c’rơ zập đăh âng đhanuôr, hợp tác xã lâng doanh nghiệp, zooi ngành cà phê zư nhâm mâng chr’năp tơợp bhrợ pa dưr lâng ha dưr, t’bil ha ul pa xiêr đha rựt đhị vel bhươl Gia Lai./.

Bà con Ba Na rủ nhau làm cà phê sạch

Cà phê được đánh giá là cây xóa đói giảm nghèo, làm giàu cho nông dân Tây Nguyên. Nhiều địa phương đã chú trọng ứng dụng sản xuất hữu cơ để người dân áp dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Với phương châm "đất tốt, vườn xanh, nhà nông khỏe mạnh", đồng bào Ba Na ở xã Glar, huyện Đăk Đoa, tinhr Gia Lai rủ nhau trồng cà phê sạch theo tiêu chuẩn Rain Forest. Nhờ vậy, bà con vừa giữ được năng suất vườn cây ổn định, vừa bán được sản phẩm với giá cao hơn thị trường. Góp phần nâng cao thu nhập, đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

Anh Xuân, ở làng Groi Wêt, xã Gla, huyện Đăk Đoa là một trong những hộ tiên phong trong làng trồng cà phê theo tiêu chuẩn Rain Forest. Anh cho biết, mình phải thay đổi cách trồng khi vườn đã quá cằn cỗi, 1,5 ha mà chỉ thu được khoảng 3 tấn nhân mỗi vụ. Từ khi anh tham gia mô hình canh tác theo quy trình Rain Forest, vườn cà phê tốt lên trông thấy. Tham gia mô hình, anh Văn Xuân được hướng dẫn kỹ thuật cắt tỉa cành cà phê, nuôi thảm cỏ nhằm giữ độ ẩm cho đất và sử dụng trấu cà phê ủ làm phân bón, và trừ sâu bệnh bằng chế phẩm sinh học. Với cách làm này, anh Xuân giảm khoảng 20% chi phí so với trước và cho thu hoạch đạt gần 5 tấn nhân. “Tham gia mô hình này thứ nhất mang lại không khí trong lành, bản thân mình là người làm thì có lợi trực tiếp cho sức khỏe của mình. Hai là mình muốn hướng tới an toàn cho sản phẩm cho cộng đồng khi sử dụng cà phê. Ngoài sản xuất cà phê sạch, mình với bà con trong làng mong muốn cà phê của người Ba Na làm ra sẽ được chế biến sâu, để có một sản phẩm do chính bà cn Ba Na ở Gla làm ra. Từ đó sản phẩm sẽ được tiêu thụ đi các nơi, thậm chí là ở nước ngoài, tôn vinh hạt cà phê của người Ba Na”

Tương tự, niên vụ vừa rồi, anh Uê, làng Tươh Klah, xã Gla, huyện Đắk Đoa có 2 ha cà phê tham gia mô hình cà phê có chứng nhận. Theo anh Uê, trước đây, chi phí tiền phân, công làm cỏ, tưới, thu hái hết khoảng 100 triệu đồng/năm. Từ khi tham gia mô hình, chi phí đầu tư giảm rất nhiều. Ngoài ra, khi thu hoạch, anh chọn những quả chín để nâng cao chất lượng hạt cà phê. Vụ vừa rồi, gia đình thu hoạch được khoảng 7 tấn nhân, trừ chi phí thì lãi hơn 150 triệu đồng: “Khi là người tiên phong chuyển đổi cũng rất khó khăn, nhưng khi làm thì mình thấy đã thành công thì điều mình nghĩ trong lòng là đã khuyên bà con làm theo mình. Mình nhận ra một điều làm cà phê sạch cũng là có lợi cho sức khỏe, giá trị thì tăng thêm, góp phần xóa đói giảm nghèo”

Niên vụ cà phê 2022-2023, Hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ Lam Anh, huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai liên kết với 36 hộ dân (24 hộ là người dân người Ba Na) triển khai mô hình vườn chuyển đổi canh tác theo tiêu chuẩn Rain Forest với diện tích gần 70 ha. Mô hình không những giúp cho các vườn cà phê ổn định năng suất, nâng cao chất lượng mà còn tăng giá trị kinh tế trên cùng đơn vị diện tích.  Ông Lê Hữu Anh-Giám đốc Hợp tác xã cho biết. Việc sản xuất ra được cà phê nguyên liệu chất lượng cao còn tạo bệ phóng để hợp tác xã triển khai chế biến sâu, xây dựng thương hiệu. Hiện tại, HTX đã có cà phê bột chất lượng cao thương hiệu Slarland, được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao của Gia Lai. Ông Lê Hữu Anh cho biết: “Khi mà hộ đồng bào chuyển đổi làm được cà phê sạch, làm nguyên liệu cho chế biến sâu, tạo ra sản phẩm cà phê rang xay, cà phê bột chất lượng cao cũng là một lợi thế để gia tăng giá trị tốt nhất cho sản phẩm cho bà con. Hợp tác xã cũng nghiên cứu và dần triển khai khâu thương mại điện tử, đưa sản phẩm cây cà phê của hợp tác xã lên sàn thương mại và có chiến lược Sale để làm sao doanh số bán ra được càng nhiều càng có lợi, đem lại giá trị về cho người nông dân”

Bà Giang H’hom, Phó Chủ tịch UBND xã Glar, huyện Đắc Đoa, tỉnh Gia Lai đánh giá: Việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong sản xuất cà phê là bước đổi lớn trong ngành cà phê ở địa phương, tạo ra sản phẩm tốt cho xã hội, nâng cao được giá trị kinh tế, lại đảm bảo được an toàn vệ sinh môi trường. Thay đổi tích cực này đang lan tỏa sang các lĩnh vực khác, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân: “Trước đây chưa có chủ trương thành lập chuỗi giá trị cà phê 4c, thì bà con vẫn áp dụng khoa học kỹ thuật cũ, không đạt năng suất, nhưng mà từ khi có chương trình chuỗi giá trị này thì bà con cũng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất thì những hộ đã canh tác trước đó thu nhập thấp nhưng theo chuỗi giá trị đã có giá trị kinh tế cao. Xã mong muốn chuỗi giá trị không riêng gì ở địa phương, mà muốn mô hình này có thật nhiều để giúp cây cà phê của bà con có giá trị cao hơn, giúp xóa đói giảm nghèo”

Vùng cà phê liên kết, chế biến và tiêu thụ theo hướng hữu cơ tuần hoàn đang được mở rộng khắp huyện Đăk Đoa và cả tỉnh Gia Lai. Qua đó, kết nối được nguồn lực và năng lực của nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp, giúp ngành cà phê giữ vững vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở nông thôn Gia lai./.

 

 

PV Hoàng Quy

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC