Đong ặt liêm mâng chr’năp k’nặ 1,5 tỷ đồng t’mêê bhrợ têng âng pr’loọng amoó Bríu Thị Bích đhị vel Nal, chr’val Lăng nắc rau đương rơơm âng đhanuôr Cơ Tu coh đâu. Đươi vêy xăl cơnh bhrợ têng nắc pr’loọng đong amoó vêy tr’mông tr’meh liêm choom cơnh xoọc đâu.
Amoó Bríu Thị Bích xay moon, lâh 20 c’moo lalăm, amoó bơơn k’diic lâng rơơm nắc vêy pr’ặt tr’mông k’bhộ ngăn, bhui har cơnh pân lơơng. Ha dợ, đhr’năng lalua âng amoó nắc ặt bhrợ ha rêê juôh. K’diic pa bhrợ ch’ngai, căh vêy coh đong prang c’moo đhơ cơnh đêê cung căh vêy k’rong k’miah muy đồng ốt. Zập bh’rợ coh đong zêng muy a moó k’rang lêy.
C’moo 2015, amoó Bríu Thị Bích bơơn ting pâh lớp pa choom b’băn. Xang tơợ ơy pa choom nâu, amoó bơơn chính quyền đoọng vặ 50 ức đồng tơợ zên vặ t’đui đoọng âng Ngân hàng CSXH, amoó câl 2 p’nong a’ọc r’rưah lâng bhrợ c’rọol. Đhr’năng băn bơơn apêê cán bộ khuyến nông xiêr pa choom cơnh k’rang băn, cha groong pr’luh. Đươi cơnh đêêc tơợ lâh 6 c’xêê băn nắc 2 p’nong a’ọc dưr pậ liêm lâng rưah k’nặ 20 p’nong coon m’ma. Lêy vêy pa chô bh’nơơn, amoó đh’rưah băn đh’jưah t’bấc cr’năn dâng 40 p’nong a’ọc m’ma lâng đoọng pa câl đhị zập c’moo. Đh’rưah băn a’ọc, amoó dzợ zêệ pa xoọng alắc pa câl đoọng ha pêê quán lâng băn a tứch, a đha pa xoọng thu nhập.
Amoó Bích đoọng năl, đoọng pa xiêr zên bhrợ teng, a moó nắc bơơn bh’năn tơợ bhươn đong lâng ariệt pa zưm lâng m’băh a lắc đoọng băn a’ọc. Lâng xa nay “k’rong m’bứi vaih bấc”, c’moo 2017, pr’loọng đong amoó căh muy z’lâh đha rựt nắc dzợ k’bơch 60 ức đồng: “Đong ặt ta bhrợ lâng am cr’đe, tr’mông tr’meh căh nhâm mâng, k’đhap k’ra pa bhlầng. Prang c’moo k’dic căh vêy ặt coh đong, căh ngai k’rang apêê cacoon, xe cộ căh vêy nắc zập t’ngay ting cacăn lướt ha rêê. Vêy tr’mông tr’meh cơnh đâu nắc đươi c’rơ pa zay âng c’la đay. K’diic cung doọ chấc moon ra rau tu c’la đay zêng ma bhrợ têng lưch. Đhr’năng bhrợ cha lưm bấc k’đhap zr’năh, bêl cung bil bal năc căh toon vêy cơnh t’ngay đâu. Lêy đhr’năng a đay bhrợ têng, doọ chấc pa xưa năc cu cung xơợng yêm loom lâng đợ c’rơ âng cu ơy pa zay bhrợ”.
Tơợ ơy chroot lưch nợ Ngân hàng CSXH chr’hoong, amoó Bríu Thị Bích nắc vặ cớ 100 ức đồng đh’rưah lâng đợ zên k’bơch đoọng câl 2 p’nong k’roọc r’rưah, bhrợ têng c’rọol ooy ha rêê. Đươi vêy zập bhơi, đác coh đâu lâng tiêm za nươu liêm choom zập nắc cr’năn k’roọc âng pr’loọng đong amoó dưr pậ liêm, bấc ting c’moo. Zập đoo c’moo, pr’loọng amoó cung pa câl 3 – 4 p’nong k’roọc đơơng chô bh’nơơn z’zăng. Lâh mơ, amoó dzợ xăl k’tiếc ha rêê choh lâh 4 héc ta keo, pa câl tạp hóa lâng pa câl ch’na cha đoọng ha học sinh. Xoọc đau, lâh mơ crâng keo k’nặ pa câl, pr’loọng đong amoó dzợ vêy 16 p’nong k’roọc lâng lâh 10 p’nong a’ọc coh c’rọol. Zập c’moo, căh dap lâng zên k’rong bhrợ têng, pr’loọng đong amoó dzợ pa chô lâh 200 ức đồng tơợ apêê cr’noọ bh’rợ bhrợ cha nâu.
Amoó Bnươch Thị Muối, Chủ tịch UBMT chr’val Lăng đoọng năl, đhanuôr coh zr’lụ, pa bhlầng nắc hội viên pân đil chăp bhlầng amoó Bríu Thị Bích đăh c’rơ pa zay z’lâh ha ul đha rựt, pa dưr ca van. Amoó Bích nắc điển hình tiêu biểu âng vel đong coh bh’rợ tr’xăl cơnh bhrợ têng, pa dưr pr’ặt tr’mông liêm choom. “Amoó Bích nắc ma nuyh zay pa bhlầng, muy a đoo k’rang lưch zập bh’rợ tr’nêng coh đong xang, k’rang acoon a nại. Căh muy bhrợ padưr cavan ha c’la đay nắc dzợ pazay bhrợ têng zập bh’rợ lơơng. Amoó ta luôn pác kinh nghiệm, k’đươi t’pâh zên, zooi m’ma bh’năn đoọng ha hội viên k’đhap đha rựt ting pa dưr pr’ặt tr’mông”.
Ting cơnh p’căn Bríu Thị Nem, Chủ tịch Hội Liên hiệp pân đil chr’hoong Tây Giang, prang chr’hoong vêy lâh 5.463 hội viên, sinh hoạt đhị 63 Chi hội âng 10 chr’val. Pr’ặt tr’mông âng ađhi amoó nắc g’nưm tơợ bhrợ ha rêê; tr’mông tr’meh dzợ crêe tước rau j’niêng cr’bưn căh tanih liêm, bọop p’rá âng apêê coh pr’loọng đong cung cơnh coh xã hội căh ngai chăp. Pazêng c’moo đăn đâu, tơợ apêê bh’rợ âng Hội Liên hiệp pân đil, pa bhlầng nắc bh’rợ pân đil tơợp bhrợ cha, đhị chr’hoong ơy vêy bấc apêê amoó Cơ Tu bhrợ cha liêm choom, tr’câl tr’bhlêy bhriêl t’bech. Năc cơnh amoó Coor Thị Nghệ đhị chr’val Gary, Bríu Thị Thịnh đhị chr’val Ch’Ơm, Bnướch Thị Blắc đhị chr’val Bha Lêê, đhị chr’val Lăng vêy amoó Bríu Thị Bích… Coh đêêc, bấc cr’noọ bh’rợ tơợp bhrợ cha pa chô thu nhập bơr pêê ha riêng ức đồng zập c’moo.
P’căn Bríu Thị Nem moon ghit, Hội pân đil ơy, xoọc lâng nắc nắc đh’rưah bhrợ têng lâng ađhi amoó coh pa dưr pr’ặt tr’mông, pa xiêr đha rựt đanh mâng tơợ đợ zên vặ âng xa nay bh’rợ zooi bhrợ têng cha, t’vaih bhiệc bhrợ, vặ zên chính sách. Cơnh lâng đợ zên đoọng vặ âng Ngân hàng CSXH chr’hoong Tây Giang âng Hội pân đil k’đhơợng lêy nắc lâh 67 tỷ đồng ơy zooi lâh 1.300 hội viên k’rong bhrợ t’bhưah zập cr’noọ bh’rợ, pa dưr pr’ặt tr’mông liêm choom, chroi k’rong pa xiêr đha rựt đanh mâng. “Hội Liên hiệp pân đil chr’hoong Tây Giang nắc đh’rưah bhrợ têng, năc đhị za nươu zooi hội viên coh zập bh’rợ. Pa bhlầng nắc coh bh’rợ zooi ađhi amoó bhrợ cha, ra pặ apêê xiêr tước bhươn đong cha mêệt lêy đoọng năl ghit đhr’năng cơnh choom zooi tơơm m’ma, bh’năn băn liêm choom lâng đhr’năng lalua. Jưah lâng đêêc nắc bh’rợ xay moon, Hội dzợ xay bhrợ bấc bh’rợ, pa dưr apêê cr’noọ bh’rợ zooi ađhi amoó bhrợ têng cha, t’vaih câu lạc bộ… đoọng zooi pân đil z’lâh đha rựt, tệêm ngăn pr’ặt tr’mông”./.
KHẤM KHÁ NHỜ THAY ĐỔI NẾP NGHĨ, CÁCH LÀM TRONG SẢN XUẤT
Tư duy nhạy bén cùng nỗ lực vượt khó, chị Bríu Thị Bích ở thôn Nal, xã Lăng, huyện vùng cao Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đã xây dựng thành công mô hình chăn nuôi kết hợp buôn bán nhỏ mang lại nguồn thu hơn 200 triệu đồng mỗi năm.
Căn nhà khang trang trị giá gần 1,5 tỷ đồng vừa xây dựng của gia đình chị Bríu Thị Bích ở thôn Nal, xã Lăng là mơ ước của bao hộ Cơ Tu nơi đây. Chị Bích từng là hộ nghèo khó trong thôn. Nhờ mạnh dạn thay đổi nếp nghĩ, cách làm gia đình chị đã có cuộc sống ổn định như hiện nay.
Chị Bríu Thị Bích bộc bạch, hơn 20 năm trước, chị lập gia đình với khát vọng xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc như bao người. Nhưng số phận đẩy đưa khiến chị không thể thoát cảnh ngày 2 buổi lên nương tra lúa, tỉa bắp. Chồng chị đi làm xa, vắng mặt quanh năm mà chẳng dư giải được mấy đồng. Mọi việc trong nhà một mình chị tự lo toan, gánh vác.
Năm 2015, chị Bríu Thị Bích được tham gia lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi. Sau khóa học, được chính quyền tạo điều kiện cho vay 50 triệu đồng từ ngồn vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH, chị mua 2 con heo nái sinh sản và làm chuồng, trại. Quá trình nuôi, chị được cán bộ khuyến nông địa phương hướng dẫn cách chăm sóc, vệ sinh chuồng trại, phòng ngừa dịch, bệnh. Nhờ vậy, cả 2 con heo nái của gia đình chị phát triển tốt và sinh sản gần 20 con heo giống sau 6 tháng nuôi. Thấy hiệu quả, chị tiếp tục vừa nuôi, vừa nhân đàn, khoảng 40 con heo giống và thương phẩm mỗi năm. Cùng với nuôi heo, chị còn nấu thêm rượu bỏ sỉ cho các quán và khoanh vườn nuôi gà, vịt để tăng thu nhập.
Chị Bích cho hay, để giảm chi phí, chị tận dụng rau vườn, chuối rừng kết hợp bả rượu để nuôi heo. Với phương châm “tích tiểu thành đại”, năm 2017, gia đình chị không chỉ thoát nghèo mà còn tiết kiệm được 60 triệu đồng: “Nhà cửa tạm bợ tranh tre, vách nứa, cuộc sống bấp bên, khó khăn vô cùng. Chồng vắng nhà quanh năm suốt tháng, lại không có người chăm sóc con, xe cộ không có nên mỗi ngày lên rẫy mẹ, con tự bồng bế nhau đi bộ. Có được cuộc sống như hiện nay là nhờ nỗ lực, quyết tâm của bản thân. Chồng cũng không dám nói này kia, bởi tất cả đều do mình tự làm, tự khẳng định bản thân. Quá trình làm kinh tế cũng gặp rất nhiều khó khăn, thất bại nữa chứ không phải tự dưng mà có như hôm nay. Nhìn lại chặng đường đi qua, tôi không quá tự đắc nhưng bằng lòng với kết quả cuộc sống hiện tại”.
Sau khi trả hết nợ cho Ngân hàng CSXH huyện, chị Bríu Thị Bích vay tiếp 100 triệu đồng cộng với số tiền tiết kiệm để mua 2 con bò sinh sản, xây dựng chuồng, trại khoanh vùng trên rẫy. Nhờ nguồn nước sẵn có và nguồn cỏ dồi dào lại được chăn nuôi chuồng trại bài bản và tiêm phòng đầy đủ nên đàn bò của gia đình chị sinh trưởng, tăng đàn qua từng năm. Năm nào, gia đình chị cũng xuất bán từ 3-4 con bò mang lại nguồn thu lớn. Ngoài ra, chị còn chuyển đổi đất rẫy đầu tư trồng hơn 4 héc ta keo, mở quầy tạp hóa và bán đồ ăn sáng cho học sinh. Hiện, ngoài rừng keo chuẩn bị cho thu hoạch, gia đình chị đang sở hữu đàn bò 16 con và hơn 10 con heo trong chuồng. Hằng năm, sau khi trừ các khoản chi phí, gia đình chị thu về hơn 200 triệu đồng từ các mô hình kinh tế tổng hợp này.
Chị Bnươch Thị Muối, Chủ tịch UBND xã Lăng nhận xét, bà con trong vùng, nhất là hội viên phụ nữ rất nể, phục chị Bríu Thị Bích ở sự quyết tâm thay đổi số phận, không cam chịu nghèo đói, vươn lên làm giàu chính đáng. Chị Bích là gương điển tiêu biểu của địa phương trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm vươn lên trong cuộc sống. “Chị Bích là người rất nghị lực, một thân đảm đương hết mọi công việc gia đình mà vẫn xây dựng được mô hình kinh tế đáng mơ ước. Không chỉ làm giàu cho bản thân, chị Bích còn là hội viên tích cực, năng nổ trong các phong trào tại địa phương. Chị thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm, vận động nguồn kinh phí, hỗ trợ con giống tạo điều kiện cho các hội viên khó khăn phát triển kinh tế”.
Theo bà Briu Thị Nem, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Tây Giang, toàn huyện có hơn 5.463 hội viên, sinh hoạt tại 63 Chi hội thuộc 10 xã trên địa bàn. Kinh tế của chị em chủ yếu dựa vào nương rẫy; cuộc sống bị ràng buộc bởi nhiều quan niệm, tập tục lạc hậu nên thường tự ti, ít có vai trò trong gia đình và xã hội. Những năm gần đây, thông qua các hoạt động, phong trào của Hội LHPN, nhất là phong trào phụ nữ khởi nghiệp, trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều điển hình phụ nữ Cơ Tu sản xuất, kinh doanh giỏi. Điển hình, như các chị Coor Thị Nghệ ở xã Gary, Bríu Thị Thịnh ở xã Ch’ơm, Bnướch Thị Blắc ở xã Bha Lêê, ở xã Lăng có chị Bríu Thị Bích…Trong đó, không ít những mô hình khởi nghiệp cho thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm.
Bà Briu Thị Nem khẳng định, Hội Phụ nữ đã, đang và sẽ luôn đồng hành với phụ nữ trong phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững thông qua các nguồn vốn chương trình, dự án hỗ trợ sinh kế, tạo việc làm, vốn tín dụng chính sách. Riêng nguồn vốn tín chấp với Ngân hàng CSXH huyện Tây Giang do Hội Phụ nữ quản lý hơn 67 tỷ đồng đã giúp hơn 1.300 hội viên đầu tư mở rộng phát triển kinh tế, góp phần giảm nghèo bền vững.“Hội LHPN huyện Tây Giang tiếp tục đồng hành, là chổ dựa giúp hội viên trong mọi hoạt động. Đặc biệt trong việc hỗ trợ chị em về vốn làm ăn, phân công chị em xuống tận vườn hộ gia đình để khảo sát, nắm bắt tình hình để hỗ trợ cây, con giống cho phù hợp với địa hình, khí hậu ở địa phương. Bên cạnh công tác vận động, tuyên truyền, Hội còn triển khai nhiều hoạt động, xây dựng các mô hình giúp chị em phát triển kinh tế, thành lập câu lạc bộ... nhằm hỗ trợ phụ nữ thoát nghèo, an cư, lạc nghiệp”./.
Viết bình luận