Đhr’nông đông bhrợ pa dưr ga măc liêm âng pr’loọng đông amoó Nguyễn Thị Mến ăt t’mưah ooy đhăm k’tiêc choh ha roo bhưah liêm âng vel Đồng Râm, thị trấn Thạnh Mỹ, chr’hoong Nam Giang, Coh đông, zâp râu pr’đươi pr’dua câl đợc liêm zâp, têêm ngăn đoọng ha pr’ăt tr’mung âng diịc điêl amoó lâng apêê k’coon. Đọong vêy pr’ăt tr’mung têêm ngăn cơnh xoọc đâu, diịc điêl amoó Mếmn lươt zi lâh đợ t’ngay c’xêê zr’năh k’đhạp bhlâng, ăt pa bhrợ toong t’ngay hi dưm căh ha mơ pa đhêy. Amóo Mến moon, a’đay n’niên vaih coh pr’loọng đông manưih Tày tỉnh Cao Bằng.
C’moo 1990, xoọc Mến đhiệp 5 c’moo năc ting pr’loọng đông lươt ăt ma mung bhrợ cha coh Nam Giang. 20 c’moo, amoó bơơn k’diịc lâng mưy pân jưih mr’đoo vel, diịc điêl amoó gluh ăt lalay bêl căh vêy bhiệc bhrợ têêm ngăn, lêy bhrợ thuê t’bơơn t’mung zâp t’ngay. C’moo 2008, bơơn vặ 15 ực đồng tơợ zên t’đui đoọng âng Ngân hàng Chính sách chr’hoong Nam Giang, diịc điêl amoó Mến k’rong choh keo, băn a’tưch, a’ọc, k’rooc. P’zay bhrợ cha lâng năl cơnh đươi dua khoa học kỹ thuật ooy đăh bhrợ cha, căh mơ đenh năc amoó ơy vêy bơơn pa chô zên, zooi pr’loọng đông dưr zi lâh đha rứt: “T’mêê bơơn k’diịc 2 diịc điêl lưm zr’năh k’đhạp bhlâng. Xang năc vêy bơơn pân đil tín chấp Ngân hàng chính sách đoọng vặ zên năc acu k’rong choh keo, băn a’tưch a’ọc. Acu cung bơơn pa choom đăh đươi dua khoc học kỹ thuật ooy bhrợ têng cha. Tu cơnh đêêc, bhrợ cha liêm choom, vaih bơơn zên, đợ t’tưn mặ dưr zi lâh đha rưt. Acu cung ơy chroot lưch nợ ooy Ngân hàng”.
Đhị k’tiêc bhươn bhưah k’noọ 1 hecta âng pr’loọng đông đay, amoó Nguyễn Thị Mến pac bhrợ vaih zâp zr’lụ b’băn lalay. Lâh mơ zr’lụ băn p’loh lâh 100 p’nong a’tưch, coh bhươn vaih c’roọl bh’năn băn a’ọc lâng đhị băn tr’pai lâng k’zệt p’nong a’ọc tăm, 30 p’nong tr’pai a’căn. Đoọng vêy đhị zr’lụ bhrợ c’roọl băn nâu, lâh mơ zên k’rong k’miah đơc, diịc điêl dzợ vă pa xoọng 100 ưc đồng đăh Ngân hàng Chính sách xã hội chr’hoong Nam Giang, k’rong câl m’ma, ch’na đh’năh lâng bâc râu pr’đươi pr’dua lơơng. Đh’rưah lâng b’băn, amoó dzợ choh 3 hécta keo, zâp hân noo bơơn bhrợ mơ 45 tươc 50 ực đồng. Ting cơnh amoó Nguyễn Thị Mến, tu vêy p’zay tr’xăl cr’noọ bh’rợ bhrợ têng cha năc vêy zooi pr’loọng đông dưr zi lâh đha rưt, bhrợ cha choom, vêy zên pa chô zâp c’moo lâh 150 ực đồng:“K’rong b’băn, ch’choh zooi pr’loọng đông zi bhrợ cha ting t’ngay ting liêm choom. Nâu cơy pr’loọng đông vaih zên pa chô têêm ngăn, vêy pr’đơợ k’rang lêy đoọng k’coon cha học liêm ta níh”.
Căh mưy k’rang lêy bhrợ cha, pa dưr dal zên pa chô ha pr’loọng đông, amoó Nguyễn Thị Mến dzợ ting zooi đoọng apêê pân đil coh vel đông đh’rưah bhrợ têng cha. P’căn Ngô Thị Thông, Tổ trưởng Tổ k’miah lâng vặ zên vel Đồng Râm, thị trấn Thạnh Mỹ, chr’hoong Nam Giang đoọng năl, vel Đồng Râm năc đhị ặt ma mung âng bâc đhanuôr Cơ Tu lâng zâp acoon coh Tày, Nùng đăh Bắc chô ăt ma mung. Pr’ăt tr’mung âng đhanuôr g’nưm ooy đăh bhrợ ha rêê ruộng, choh crâng lâng châc đương pa câl k’tưi la lêêh năc dzợ bâc zr’năh k’đhap. Tu cơnh đêêc, đợ apêê liêm chr’năp đăh bhrợ cha cơnh amoó Nguyễn Thị Mến vêy chrooi pa xoọng bhrợ clan bhưah liêm pr’đơợ t’bhlâng dưr zi lâh đha rưt ha đhanuôr coh đâu: “Moon zr’nưm pr’loọng đông amoó Mến zay bhrợ cha. Bêl ahay dzợ châc lươt bhrợ thuê năc ngai k’đươi n’hâu cung bhrợ. Đợ t’tưn vaih zên bhrợ cha năc tal choh keo, băn a’ọc a’tưch. Diịc điêl, apêê k’coon zêng p’zay bhrợ cha đoọng dưr zi lâh đha rưt bhrợ cha liêm choom”.
Nam Giang năc mưy ooy đợ chr’hoong k’coong ch’ngai đha rưt âng tỉnh Quảng Nam. Prang chr’hoong vêy lâh 80% đhanuôr acoon coh, đợ mơ đha rưt dzợ bâc. Ooy đợ c’moo hanua, tơợ zên zâp xa nay bh’rợ k’tiêc k’ruung, chr’hoong ơy bhrợ pa dưr bâc dự án zooi đoọng bhrợ têng cha, zooi đoọng đhanuôr pa dưr bh’rợ tr’nêng, pa xiêr đha rưt nhâm mâng.
T’cooh Châu Văn Ngọ, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong Nam Giang đoọng năl, đh’rưah lâng bhiệc zooi đoọng zên, đoọng m’ma chr’noh, phân bón đoọng đhanuôr pa dưr bh’rợ tr’nêng, chr’hoong k’đươi moon zâp vel đông lâng Hội, đoàn thể hơnh deh, cher đoọng ch’ner zâp apêê bhrợ cha liêm choom. Tơợ đêêc, clan bhưah liêm bh’rợ bhrợ cha liêm choom đoọng đhanuôr ting lêy bhrợ đh’rưah: “Cr’chăl hanua chr’hoong pa zưm bhrợ pa dưr zâp xa nay bh’rợ đăh pa dưr pa xơc bh’rợ ch’choh lâng b’băn cơnh choh crâng n’loong ga măc, băn k’rooc, a’ọc vel đông lâng zư lêy zâp râu tơơm chr’noh coh vel đông vêy chr’năp dal cơnh tơơm t’boon, choh tơơm zanươu. Bhiệc nâu cung zooi đoọng zâp pr’loọng đông vêy pr’đơợ bhrợ cha, pa dưr zên pa chô”./.
THOÁT NGHÈO TỪ MÔ HÌNH KINH TẾ TỔNG HỢP
Mạnh dạn thay đổi tư duy trong sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào, chăn nuôi, trồng trọt, gia đình chị Nguyễn Thị Mến, người Tày ở thôn Đồng Râm, thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam đã vươn lên thoát nghèo, trở thành hộ khá giả ở địa phương.
Ngôi nhà xây khang trang của gia đình chị Nguyễn Thị Mến nằm quay mặt ra cánh đồng lúa mênh mông của thôn Đồng Râm, thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang. Trong nhà, các vật dụng được mua sắm đầy đủ, bảo đảm cho sinh hoạt của vợ chồng chị cùng các con. Để có cuộc sống ổn định như thế này, vợ chồng chị Mến đã trải qua những ngày tháng vô cùng vất vả, làm lụng ngày đêm không ngơi tay. Chị Mến kể, chị sinh ra trong một gia đình người Tày ở tỉnh Cao Bằng. Năm 1990, cô bé Mến lúc đó mới 5 tuổi đã theo gia đình di cư vào Nam Giang sinh sống. 20 tuổi, lập gia đình với một chàng trai cùng quê, vợ chồng chị ra riêng khi không có việc làm ổn định, phải làm thuê làm mướn kiếm sống qua ngày.
Năm 2008, được vay 15 triệu đồng nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách huyện Nam Giang, vợ chồng chị Mến đầu tư trồng keo, nuôi heo, gà, bò. Cần cù, chịu khó, lại biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chỉ vài năm sau, chị đã có nguồn thu nhập, giúp gia đình thoát khỏi diện nghèo. “Mới lập gia đình 2 vợ chồng rất khó khăn. Sau đó được phụ nữ tín chấp Ngân hàng chính sách cho vay vốn nên tôi đầu tư trồng keo, nuôi heo gà. Tôi cũng được tập huấn để áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ đó làm ăn có lãi để tích lũy dần, sau đó thoát nghèo. Tôi cũng đã trả hết nợ cho Ngân hàng”.
Trên mảnh vườn rộng gần 1 héc ta của gia đình mình, chị Nguyễn Thị Mến phân chia thành từng khu chăn nuôi riêng biệt. Ngoài khu vực chăn thả hơn 100 con gà, trong vườn còn có chuồng heo và chuồng thỏ với hàng chục con heo đen địa phương và 30 con thỏ mẹ. Để có khu chuồng trại chăn nuôi này, ngoài số tiền dành dụm được, vợ chồng chị vay thêm 100 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Nam Giang, đầu tư mua con giống, thức ăn cùng nhiều vật tư khác. Cùng với chăn nuôi, chị còn trồng 3 héc ta keo, mỗi vụ thu hoạch từ 45 đến 50 triệu đồng.
Theo chị Nguyễn Thị Mến, chính sự mạnh dạn thay đổi tư duy trong sản xuất đã giúp gia đình chị thoát nghèo, vươn lên phát triển kinh tế, có thu nhập mỗi năm hơn 150 triệu đồng: “Đầu tư chăn nuôi, trồng trọt giúp gia đình tôi làm ăn ngày càng khấm khá hơn. Ngày nay thì gia đình đã có thu nhập ổn định, kinh tế khấm khá, có điều kiện chăm lo cho con cái học hành đàng hoàng”.
Không chỉ chăm lo làm ăn, nâng cao thu nhập cho gia đình, chị Nguyễn Thị Mến còn sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ chị em trong thôn cùng phát triển kinh tế. Bà Ngô Thị Thông, Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn Đồng Râm, thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang cho biết, thôn Đồng Râm là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào Cơ Tu và các dân tộc Tày, Nùng di cư từ phía Bắc vào. Cuộc sống của bà con chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trồng rừng và kinh doanh, buôn bán nhỏ nên còn nhiều khó khăn, vất vả. Vì vậy, những tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế như chị Nguyễn Thị Mến sẽ góp phần lan tỏa động lực vươn lên thoát nghèo của bà con nơi đây. “Nói chung gia đình chị Mến làm ăn rất cần cù, chịu khó. Trước đây còn đi làm thuê thì ai kêu gì cũng làm. Sau này có vồn làm ăn rồi thì phát rẫy trồng keo, chăn nuôi heo, gà. Vợ chồng con cái đều chịu khó làm ăn để vươn lên phát triển kinh tế”.
Nam Giang là một trong những huyện miền núi nghèo của tỉnh Quảng Nam. Toàn huyện có hơn 80% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo cao. Trong những năm qua, từ nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, huyện đã xây dựng nhiều dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, giúp người dân phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.
Ông Châu Văn Ngọ, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Giang cho biết, cùng với việc hỗ trợ nguồn vốn, cấp cây, con giống, vật tư phân bón để bà con phát triển sản xuất, huyện chỉ đạo các địa phương và Hội, đoàn thể tuyên dương, khen thưởng các điển hình trong sản xuất, kinh doanh. Từ đó, lan tỏa phòng trào nông sân sản xuất, kinh doanh giỏi để bà con học tập, làm theo. “Thời gian qua huyện tập trung xây dựng các phương án về phát triển mô hình trồng trọt và chăn nuôi như là, trồng rừng gỗ lớn, chăn nuôi gia súc như bò, heo bản địa và bảo tồn các loại cây bản địa có giá trị kinh tế cao như cây bòn bon, trồng cây dược liệu. Điều đó cũng giúp cho các hộ có điều kiện sản xuất, tăng thu nhập”./.
Viết bình luận