P’TÊẾT PA ZƯM ĐƠƠNG PA GLÚH PA CÂL PR’ĐƯƠI CHR’NẮP ÂNG HUẾ
Thứ ba, 08:19, 08/10/2024 Vinh Thông Vinh Thông
T’bhlâng p’têết pazưm âng đơơng, p’cắh, pa câl bh’nơơn pr’đươi chr’nắp nắc đoo c’lâng bh’rợ liêm choom âng tỉnh Thừa Thiên Huế xoọc xay bhrợ, zooi đoọng bh’nơơn pr’đươi hàng hoá, lấh mơ nắc râu pr’đươi chr’nắp lalay âng Huế tước đăn lấh mơ lâng ta mooi.

 

 

 

Thừa Thiên Huế vêy bấc râu bh’nơơn pr’đươi chr’nắp lalay vêy bấc đhị kiêng đươi cơnh: R’zong, nem Huế, mắm tôm k’dzụa, trà Cung Đình Huế... Hân đhơ cơnh đêếc, đoọng bơơn câl bh’nơơn pr’đươi chr’nắp âng Huế liêm crêê chất lượng nắc manứih đươi dua dzợ bấc cơnh ặt k’rang. Ha dợ ooy đâu, bấc doanh nghiệp cóh Thừa Thiên Huế hân đhơ t’bhlâng chấc lêy c’lâng bh’rợ lêy bhrợ pa liêm nắc bấc bêl bh’nơơn pr’đươi cung cắh ơy bơơn manứih đươi dua tin đươi cala pay. T’coóh Trần Huy Cường, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn mưy thành viên bhrợ têng, thương mại lâng dịch vụ HCF moon: Zâp apêê doanh nghiệp cóh Thừa Thiên Huế rơơm kiêng bơơn pấh bhrợ zâp bh’rợ pa zưm lêy pa dưr bhrợ lâng đông bhrợ têng, âng đơơng lâng doanh nghiệp, hệ thống siêu thị, đông âng đơơng pác đoọng: “Bh’nơơn pr’đươi âng zi nắc đoo pr’đươi chr’nắp lalay cóh Huế, pr’đươi pr’dua xăl t’mêê liêm choom, bơơn bhrợ tơợ p’lêê ta rông. Bh’nơơn pr’đươi lêy tôm bhrợ liêm, têêm ngăn đha hưm yêm ting zr’lụ k’tiếc. Acu k’noọ nâu đoo nắc mưy bh’nơơn pr’đươi vêy bơơn zâp đối tác tin đươi lâng lêy pay câl”.

Cr’chăl đâu, tỉnh Thừa Thiên Huế bhrợ bấc bh’rợ tr’câl tr’bhlêy, pa zưm đơơng pa glúh pa câl, g’lúh prá xay đoọng doanh nghiệp, đông bhrợ têng, âng đơơng, zâp đối tác ting tr’pác, xay moon, chrooi đoọng boọp p’rá ooy zâp đắh râu cắh liêm choom, c’lâng bh’rợ đoọng chấc lêy đhị pa câl ha zâp bh’nơơn pr’đươi. Tơợ đêếc, âng đơơng pr’đươi pr’dua liêm choom ooy siêu thị, đhị zr’lụ âng đơơng, bhrợ t’bhứah thị trường liên doanh, k’rong bhrợ âng zâp tỉnh zr’lụ miền Trung lâng prang k’tiếc k’ruung...

P’căn Lê Thị Kim Hằng, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn bhrợ têng, thương mại YesHue moon: YesHue nắc đông p’cắh mặt âng đơơng zâp bh’nơơn pr’đươi chr’nắp âng Huế moót ooy zâp trung tâm thương mại, đhị zr’lụ pa câl la lêếh ga mắc cóh vel đông xoọc đâu: “Đọong váih đông âng đơ ơng choom p’cắh đoọng ha zâp đông âng đơơng lơơng moót ooy siêu thị, nắc YesHue lướt zi lấh bấc kinh nghiệm. Azi ơy lêy tr’xăl bấc. Đợ apêê k’âng k’đơơng, moon pa choom đoọng ha zi năl cơnh tr’xăl, nắc đợ apêê câl pay moon pa choom đoọng ha hêê. Chr’nắp lấh mơ nắc bh’nơơn pr’đươi âng doanh nghiệp vêy bơơn liêm choom hay cắh, nắc đoo bhiệc k’rang moon bha lâng. Râu 2, bh’nơơn pr’đươi vêy mặ tr’zêệng lâng zâp pr’đươi lơơng cóh kệ đăh zên, mẫu mã, chi đhung hay cắh. Xang nặc, doanh nghiệp choom t’pấh đoọng apêê câl pay vêy cr’noọ đươi dua bh’nơơn pr’đươi âng đay hay cắh”.

Trung tâm pa dưr pa xớc k’rong bhrợ, Thương mại lâng zooi đoọng doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế năl ghít bh’rợ zooi đoọng, p’têết pa zưm lâng doanh nghiệp, hợp tác xã, đhị bhrợ têng, pr’loọng pa câl âng đơơng hàng hoá ooy đhị âng đơơng, siêu thị nắc mưy ooy đợ bh’rợ chr’nắp bha lâng đắh bh’rợ pa dưr pa xớc thương mại. Cr’noọ bh’rợ chr’nắp bha lâng âng đơn vị lêy chô nắc zooi đoọng zâp doanh nghiệp vel đông xay bhrợ thị trường pa câl cóh vel đông, pa dưr dal đhr’năng tr’zêệng lâng bh’nơơn pr’đươi âng zâp tỉnh, thành lâng bh’nơơn pr’đươi pay đắh k’tiếc k’ruung lơơng.

Thừa Thiên Huế cung bhrợ pa dưr kênh prá xay trực tiếp âng cơ quan k’đhơợng zư nhà nước, doanh nghiệp âng đơơng, đhị bhrợ têng âng zâp vel đông lâng đhị âng đơơng pa glúh, siêu thị cóh prang k’tiếc k’ruung. Ooy đâu, bhrợ pr’đơợ liêm buôn đoọng đắh câl - đắh pa câl pa zưm bhrợ trực tiếp, pa xiêr zên đhị m’pâng, pa dưr k’rơ bhiệc âng đơơng hàng hoá, chrooi pa xoọng bhrợ liêm choom zâp n’juông âng đơơng nhâm mâng, c’lâng bh’rợ lêy bhrợ liêm choom, bh’nơơn dal.

P’căn Nguyễn Thị Bích Thảo, Giám đốc Trung tâm pa dưr pa xớc k’rong bhrợ, thương mại lâng zooi đoọng doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đoọng năl, đơn vị t’bhlâng bhrợ đhị pa noong lêy zooi đoọng xay bhrợ zâp dự án, lướt đh’rứah, bhrợ têng zâp xa nay bh’rợ hành chính, zâp râu zr’nắh k’đhạp đoọng ha doanh nghiệp: “Nâu đoo nắc bhr’dzang tr’nơợp đoọng đông âng đơơng lâng đông câl pay tr’lưm, đhị pr’đơợ bhrợ bhiệc nâu 2 đắh vêy đợ râu prá xay liêm ghít. Xang nặc, zâp đắh ký hợp đồng đoọng âng đơơng hàng hoá tước ooy siêu thị cắh cậ zâp n’juông âng đơơng bh’nơơn pr’đươi”.

Tỉnh Thừa Thiên Huế xoọc vêy k’noọ 80 bh’nơơn pr’đươi OCOP tơợ 3 sao nắc a’tếh. C’moo 2024, tỉnh nâu t’bhlâng pa dưr pa liê, bhrợ liêm ghít lâng xay moon pa xoọng m’bứi bhlâng 30 bh’nơơn pr’đươi OCOP. Zâp đơn vị, vel đông t’bhlâng xay moon, zooi đoọng zâp c’la kinh tế t’bhlâng pấh bhrợ xa nay bh’rợ OCOP; Pa dưr pa xớc, bhrợ liêm ghít zâp bh’nơơn pr’đươi zước moon pấh bhrợ xa nay bh’rợ OCOP c’moo 2024 ting c’lâng pa dưr pa xớc nội sinh, pa dưr dal chất lượng, pa dưr chr’nắp, liêm crêê cơnh cr’noọ thị trường đươi dua. Lâng zư lêy, pa dzoọc hạng zâp bh’nơơn pr’đươi OCOP ơy bơơn ta hơnh déh; zooi đoọng pa dưr pa xớc zâp bh’nơơn pr’đươi bha lâng, c’rơ đoọng bhrợ pa dưr pr’đươi OCOP 5 sao, pr’đươi pr’dua du lịch vel bhươl; pa dưr zâp bh’rợ pa dưr pa xớc thương mại, bhrợ t’bhứah thị trường đươi dua lâng pa câl ooy k’tiếc k’ruung lơơng./.

KẾT NỐI CUNG-CẦU TIÊU THỤ ĐẶC SẢN HUẾ

Tăng cường kết nối cung- cầu, liên kết quảng bá, tiêu thụ sản phẩm là giải pháp hữu hiệu của tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai, giúp sản phẩm hàng hoá, đặc biệt là đặc sản Huế đến gần hơn với khách hàng.

Thừa Thiên Huế có nhiều đặc sản được nhiều nơi ưa chuộng như: Mè xửng, nem Huế, mắm tôm chua, trà Cung Đình Huế… Tuy nhiên, để mua được đặc sản Huế đúng chuẩn về hương vị, chất lượng thì người tiêu dùng vẫn còn loay hoay. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp ở Thừa Thiên Huế dù nỗ lực tìm giải pháp nhưng đôi lúc sản phẩm cũng chưa được người tiêu dùng tin tưởng chọn lựa. Ông Trần Huy Cường, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên sản xuất, thương mại và dịch vụ HCF cho rằng: Các doanh nghiệp ở Thừa Thiên Huế rất mong muốn được tham gia các hoạt động hợp tác xúc tiến, kết nối giữa nhà sản xuất, cung ứng với doanh nghiệp, hệ thống siêu thị, nhà phân phối: “Sản phẩm của chúng tôi là sản phẩm đặc trưng ở Huế, sản phẩm đổi mới sáng tạo, được sản xuất từ quả vả. Sản phẩm được chỉnh chu đóng gói, đảm bảo được tính trọn vẹn hương vị đặc trưng vùng miền. Tôi nghĩ đây là một sản phẩm được các đối tác tin tưởng và kết nối tiêu thụ được”.

Gần đây, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức nhiều hoạt động giao thương, kết nối cung-cầu, diễn đàn để doanh nghiệp, nhà sản xuất, nhà phân phối, các đối tác chia sẻ, thảo luận, đóng góp ý kiến về các hạn chế, tiềm năng, giải pháp để tìm đầu ra cho các sản phẩm. Từ đó, đưa nguồn hàng chất lượng lên kệ siêu thị, hệ thống phân phối, mở rộng thị trường liên doanh, đầu tư giữa các tỉnh khu vực miền Trung và cả nước...

Bà Lê Thị Kim Hằng, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn sản xuất, thương mại YesHue chia sẻ: YesHue là nhà đại diện phân phối các mặt hàng đặc sản của Huế vào các trung tâm thương mại, hệ thống bán lẻ lớn tại địa phương hiện nay: “Để trở thành nhà cung cấp có thể đại diện các nhà cung cấp khác đưa hàng vào siêu thị, thì YesHue trải qua khá nhiều kinh nghiệm. Chúng tôi đã phải thay đổi rất nhiều. Những người dìu dắt, hướng dẫn cho chúng tôi cách để thay đổi, chính những nhà thu mua sẽ hướng dẫn chúng ta. Quan trọng nhất là sản phẩm của doanh nghiệp có đạt chất lượng hay không, là vấn đề quan tâm đầu tiên. Thứ hai, sản phẩm có cạnh tranh được với các sản phẩm khác ở trên kệ về giá cả, mẫu mã, bao bì hay không. Sau đó, doanh nghiệp có thể thu hút để nhà thu mua có nhu cầu đưa sản phẩm của mình vào hay không”.

Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế xác định công tác hỗ trợ, kết nối doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh đưa hàng hóa vào hệ thống phân phối, siêu thị là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác xúc tiến thương mại. Mục tiêu chính mà đơn vị hướng đến là hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương khai thác thị trường tiêu thụ nội địa, nâng cao khả năng cạnh tranh với sản phẩm của các tỉnh, thành và sản phẩm nhập khẩu.

Thừa Thiên Huế cũng hình thành kênh trao đổi trực tiếp giữa cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp cung ứng, cơ sở sản xuất của các địa phương với hệ thống phân phối, siêu thị trên cả nước. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi tối đa để bên mua - bên bán kết nối trực tiếp, tiết giảm chi phí trung gian, đẩy mạnh lưu thông hàng hóa, góp phần hình thành các chuỗi cung ứng bền vững, phương thức tổ chức hợp lý, hiệu quả cao.

Bà Nguyễn Thị Bích Thảo, Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đơn vị tiếp tục nỗ lực làm đầu mối hỗ trợ triển khai các dự án, đồng hành, giải quyết các thủ tục hành chính, các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp: “Đây là bước đầu tiên để nhà cung cấp và nhà thu mua gặp nhau, trên cơ sở buổi làm việc này hai bên sẽ có những thảo luận trao đổi rất chi tiết. Sau đó, các bên sẽ ký kết hợp đồng chính thức để đưa hàng hóa lên kệ các siêu thị hoặc các chuỗi cung ứng sản phẩm”.

Tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có gần 80 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Năm 2024, tỉnh này phấn đấu nâng cấp, tiêu chuẩn hóa và công nhận thêm ít nhất 30 sản phẩm OCOP.  Các đơn vị, địa phương tăng cường tuyên truyền, hỗ trợ các chủ thể kinh tế tích cực tham gia Chương trình OCOP; Phát triển, chuẩn hóa các sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP năm 2024 theo hướng phát huy nội sinh, nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị, đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu thụ. Đồng thời, duy trì, nâng hạng các sản phẩm OCOP đã được công nhận; hỗ trợ phát triển các sản phẩm chủ lực, có thế mạnh để xây dựng sản phẩm OCOP 5 sao, sản phẩm du lịch cộng đồng; tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ và xuất khẩu…./.

Vinh Thông

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC