Đhị chr’val A Ngo, chr’hoong A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, c’roọl bh’năn b’băn âng pr’loọng đông amoó A Liêng Thị Hà ta luôn zư lêy đợc t’nooi a’ọc tơợ 40 tước 50 p’nong. Lấh mơ t’nooi a’ọc pa câl zâp ruúh k’zệt ực đồng, cóh bhươn đông, amoó dzợ băn p’lóh lấh 150 p’nong a’tứch, pếch a’bóc băn kr’bhâu p’nong a’xiu. Váih phấn bón tơợ bhiệc b’băn, amoó lêy pay đoọng chóh tơơm cha p’lêê, zư lêy bhươn bhơi r’véh lâng zâp râu pa zêng a’kiêl, a’lui, k’đậc... Zâp c’moo, tơợ bhiệc b’băn ch’chóh ơy zooi đoọng ha moó vêy pa chô zên mơ 300 ực đồng.
Váih mưy pr’loọng đông z’zăng cóh zr’lụ hân đhơ cơnh đêếc, cắh vêy ngai năl, học tước lớp 5, A Liêng Thị Hà đhêy học ặt cóh đông zooi k’căn k’conh zư lêy apêê đha đhi. Lấh 20 c’moo, Hà bơơn k’diịc xang nặc glúh ặt lalay, tự a’đay t’bhlâng bhrợ têng cha. Cắh zâp zên, lâng cắh vêy c’năl bh’rợ liêm ghít nắc bhrợ n’hâu cung cắh liêm choom, bhrợ pân đil Pa Cô nâu bấc bêl kiêng lơi jợ. Xang nặc, Hà ting pấh ooy Hội Nông dân, pân đil lâng vêy bơơn zâp tổ chức hội pa choom đoọng c’năl bh’rợ đắh b’băn ch’chóh. Amoó dzợ tự a’đay chấc lêy ta moóh pa choom cóh báo, đài lâng zâp bh’rợ tr’nêng váih cóh vel đông đoọng vêy pa xoọng kinh nghiệm đắh bhrợ cha, b’băn ch’chóh. Lâng râu t’bhlâng cắh ha mơ đhêy, p’zay bhrợ têng, tước đâu A Liêng Thị Hà ơy bhrợ c’la bh’rợ bhrợ têng cha ga mắc liêm, váih đhanuôr bhrợ têng cha bhriêl choom ooy bấc c’moo. A Liêng Thị Hà moon, ting lêy lâng cóh zr’lụ thành thị, pân đil cóh zr’lụ đhanuôr acoon cóh lưm bấc zr’nắh k’đhạp lấh mơ đắh bhiệc lêy pa choom c’năl bh’rợ đoọng pa dưr pr’ắt tr’mung. Bhiệc nâu k’đươi moon c’la zâp apêê a’đhi amoó t’bhlâng bấc lấh mơ đoọng choom bhrợ cha liêm choom: “Xang bấc chu bhrợ têng cắh choom đắh b’băn ch’chóh, acu t’bhlâng vặ zên đhị zâp kênh nông dân, pân đil đoọng băn a’ọc, a’tứch, chóh zâp râu tơơm chr’nóh. Tr’nơợp nắc băn mơ 3 p’nong a’ọc xang nặc bhrợ t’bhứah dzoọc tước 50 p’nong, 100 p’nong. Xọoc đâu, zên pa chô zâp t’ngay ơy váih đắh bhơi r’véh, cr’liêng a’tứch, zâp c’moo 2 ruúh a’ọc ta luôn têêm ngăn đoọng diịc điêl bhrợ đông, câl xe, k’rang lêy k’coon cha học liêm zâp”.
Cung cơnh pân đil acoon cóh zr’lụ da ding k’coong Thừa Thiên Huế, đợ c’moo đăn đâu, bấc apêê a’đhi amoó manứih Cơ Tu, Cor, Gỉe Triêng... cóh k’coong ch’ngai Quảng Nam ơy grơơ nhool dưr zi lấh zr’nắh k’đhạp lâng đợ bh’rợ bhrợ cha liêm choom. Cơnh amoó Đinh Thị Trí, manứih cóh Cơ Tu cóh vel Bến Giằng, chr’val Cà Dy, chr’hoong Nam Giang tơợ 2 tr’pang têy k’goóh nắc ơy dưr zi lấh đha rứt, váih pr’loọng đông z’zăng. Amoó Trí moon, c’moo 2016, xang bêl bơơn k’diịc, diịc điêl amoó vặ 30 ực đồng tơợ Ngân hàng Chính sách xã hội câl k’tiếc ha rêê đoọng chóh keo. Amóo cung k’rong bhrợ c’roọl bh’năn, câl ta rí k’roóc m’ma đơơng chô băn. Pa câl keo ruúh tr’nơợp vêy pa chô 50 ực đồng, amoó chroót lứch nợ ngân hàng lâng câl pa xoọng k’tiêc, bhrợ t’bhứah k’tiếc chóh keo. Amoó dzợ câl máy xay xát đoọng buôn xát ha roo ha đhanuôr lâng lướt zâp đhị zr’lụ đăn đâu đoọng chấc lêy câl pr’đươi pr’dua âng đhanuôr bơơn bhrợ đoọng vêy pa chô zên. Xọoc đâu, k’tiếc chóh keo âng pr’loọng đông amoó tước 10 hécta, t’nooi ta rí k’roóc k’noọ 20 p’nong, zâp c’moo pa chô k’noọ 200 ực đồng. Amoó Đinh Thị Trí bhui har moon, t’mêê đâu, amoó ơy k’rong lấh 700 ực đồng câl xe ga mắc đoọng buôn âng đơơng pr’đươi pr’dua, pa dưr thu nhập ha pr’loọng đông: “Pr’ắt tr’mung têêm ngăn nắc pr’loọng đông câl pa xoọng k’tiếc chóh keo, xang nặc câl xe đoọng k’diịc buôn lướt pay chở pr’đươi pr’dua, têêm ngăn bh’rợ. Ting lêy lâng đợ c’moo tơợp tr’pay nắc xoọc đâu pr’ắt tr’mung pr’loọng đông ta clơ lấh mơ, vêy mặ choom băn zư k’coon cha học lâng đông xang bhứah liêm”.
Cắh mưy amoó Đinh Thị Trí, đhị chr’val Cà Dy, chr’hoong Nam Giang dzợ vêy bấc apêê pân đil Cơ Tu bhrợ têng cha choom, zên pa chô zâp c’moo mơ 100 tước 200 ực đồng. Cóh vel đông chr’val, zâp chi hội dzợ bhrợ pa dưr 3 bh’rợ chóh tri lâng lấh 60 pân đil ting pấh, zooi đoọng apêê a’đhi vêy pa xoọng zên, pa dưr pr’ắt tr’mung. Amoó A Hó Thị Phi, Chủ tịch Hội Liên hiệp pân đil chr’val Cà Dy đoọng năl, lấh mơ zên chấc vặ đắh Ngân hàng chính sách xã hội lấh 10 tỷ đồng ha 265 amoó vặ đoọng bhrợ cha băn a’ọc, k’roóc, chóh crâng, Hội dzợ p’loon zâp xa nay bh’rợ, dự án, cher đoọng pr’đươi bhrợ têng cha, zooi đoọng apêê a’đhi amoó vêy pr’đơợ bhrợ têng cha: “Xa nay bh’rợ tơợp bhrợ cha âng pân đil chr’val Cà Dy lấh mơ nắc bơơn zooi đoọng âng zâp dự án. Cr’chăl nâu, Hội dzợ k’đươi moon hội viên chrooi pa xoọng đoọng cher bh’rợ bhrợ têng cha ha pêê a’đhi amoó lưm zr’nắh k’đhạp. C’moo n’nắc ahay chrooi pa xoọng bơơn 12 ực đồng, hội ơy cher đoọng ha 6 amoó, zâp amoó 2 p’nong a’ọc m’ma. Hội cung pa zưm lâng ngành nông nghiệp chr’hoong, bhrợ bấc lớp pa choom đăh b’băn ch’chóh đoọng apêê a’đhi amoó bhrợ cha, b’băn ch’chóh liêm choom”.
Dưr zi lấh đợ râu zr’nắh k’đhạp đắh chắp pân jứih k’đị pân đil cóh k’coong ch’ngai, bấc pân đil acoon cóh zâp chr’hoong k’coong ch’ngai tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên Huế ơy p’cắh ghít bh’rợ bha lâng đắh bhrợ têng cha. Ha dợ đhị tỉnh Quảng Nam, bhrợ bh’rợ zooi đoọng pân đil bhrợ cha, cr’chăl c’moo 2017 - 2025, Hội Liên hiệp pân đil zâp cấp ơy pa dưr k’rơ bhiệc xay moon, pa dưr bh’rợ bhrợ cha, ooy đâu, p’ghít lêy zooi đoọng pân đil da ding k’coong, zr’lụ đhanuôr acoon cóh tơợp bhrợ cha lâng bấc bh’rợ. Zâp bh’rợ k’míah zên, bh’rợ bhrợ têng cha liêm glặp lâng pr’đơợ âng pân đil k’coong ch’ngai vêy bơơn xay bhrợ bhứah.
Tước đâu, zên pay đoọng tơợ Ngân hàng chính sách xã hội lêy cha mêết ooy Hội Liên hiệp pân đil tỉnh Quảng Nam bơơn 3.181 tỷ đồng, bhrợ pr’đơợ đoọng ha 501 r’bhâu amoó vặ. Tu cơnh đêếc, đhị lấh m’pâng nhiệm kỳ bhrợ Nghị quyết Đại hội đại biểu pân đil tỉnh g’lúh 14, ơy váih 1.600 pân đil bơơn zooi đoọng pa dưr pa xớc bh’rợ bhrợ cha, dưr zi lấh đha rứt nhâm mâng. Ting cơnh amoó A Rất Thị Hoa, Chủ tịch Hội Liên hiệp pân đil chr’hoong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, mặ tự bhrợ c’la đắh bhrợ têng cha cung nắc đoo bhiệc đoọng apêê a’đhi amoó p’cắh ghít bh’rợ, pr’ắt pr’dzoọng âng apêê cóh pr’loọng đông lâng xã hội: “Hội pân đil chr’hoong ơy pa zưm lâng Ngân hàng chính sách xã hội đoọng vặ tước đâu k’noọ 90 tỷ đồng. Zâp c’moo apêê a’đhi amoó vêy pr’đơợ vặ zên nắc đhị tổ vặ cóh zâp chr’val đoọng vặ bhrợ cha. Hội cung pa zưm lâng ngành nông nghiệp bhrợ bấc lớp pa choom đoọng đắh b’băn ch’chóh. Azi cung pa dưr k’rơ bhiệc xay moon đoọng apêê a’đhi amoó dưr zi lấh zr’nắh k’đhạp, bhrợ c’la đắh kinh tế, p’cắh ghít pr’ắt bh’rợ âng đay đoọng dzợ zooi đoọng bấc apêê a’đhi amoó lơơng”./.
Khởi nghiệp sáng tạo nâng cao vị thế cho phụ nữ vùng cao
Những năm gần đây, phong trào phụ nữ khởi nghiệp không chỉ phát triển mạnh mẽ ở khu vực thành thị, mà đã lan tỏa đến nhiều vùng núi, dân tộc thiểu số. Từ phong trào này, ngày càng có nhiều chị em vươn lên phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng, khẳng định vai trò và vị thế của mình trong xã hội.
Tại xã A Ngo, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, trang trại chăn nuôi của gia đình chị A Liêng Thị Hà luôn duy trì đàn heo từ 40 đến 50 con. Ngoài đàn heo xuất bán mỗi lứa hàng chục triệu đồng, trong vườn nhà, chị còn thả nuôi hơn 150 con gà, đào ao thả hàng ngàn con cá. Có phân bón từ chăn nuôi, chị tận dụng để trồng cây ăn trái, chăm sóc vườn rau với đầy đủ các loại dưa leo, bầu, bí... Mỗi năm, từ chăn nuôi, trồng trọt đã giúp chị có nguồn thu xấp xỉ 300 triệu đồng.
Trở thành hộ khá giả trong vùng nhưng ít ai biết rằng, mới chỉ hết lớp 5, A Liêng Thị Hà đã phải nghỉ học ở nhà phụ giúp ba mẹ chăm sóc đàn em thơ. Hơn 20 tuổi, Hà lấy chồng rồi ra riêng, tự mình bươn chải kiếm sống. Thiếu vốn, lại không có kiến thức nên làm gì cũng thất bại khiến cô gái Pa Cô không ít lần muốn bỏ cuộc. Thế rồi, Hà tham gia Hội nông dân, phụ nữ và được các tổ chức hội bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về chăn nuôi, trồng trọt. Chị còn tự mình mày mò học hỏi qua báo, đài và các mô hình thực tế để có thêm kinh nghiệm trong sản xuất, chăn nuôi. Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, kiên trì, chịu khó, đến nay A Liêng Thị Hà đã làm chủ mô hình kinh tế đáng mơ ước, trở thành nông dân sản xuất giỏi nhiều năm liền. A Lăng Thị Hà chia sẻ, so với khu vực thành thị, phụ nữ vùng dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn hơn trong việc cập nhật kiến thức để phát triển kinh tế. Điều đó đòi hỏi bản thân mỗi chị em phải nỗ lực gấp nhiều lần để có thể khởi nghiệp thành công:“Sau nhiều lần thất bại trong sản xuất, chăn nuôi, tôi quyết tâm vay vốn qua các kênh nông dân, phụ nữ để nuôi heo, gà, trồng các loại rau màu. Ban đầu chỉ nuôi vài 3 con heo sau đó mở rộng dần lên 50 con, rồi 100 con. Hiện tại, nguồn thu nhập hàng ngày nhờ rau dưa, trứng gà, mỗi năm 2 lứa heo luôn ổn định để vợ chồng tôi làm nhà, mua xe, chăm lo cho các con ăn học đến nơi đến chốn.”
Cũng như phụ nữ dân tộc thiểu số vùng núi Thừa Thiên Huế, những năm gần đây, nhiều chị em Cơ Tu, Cor, Giẻ Triêng… ở vùng cao Quảng Nam đã mạnh dạn vươn lên, tự tin khởi nghiệp bằng những mô hình kinh tế hiệu quả. Điển hình như chị Đinh Thị Trí, người Cơ Tu ở thôn Bến Giằng, xã Cà Dy, huyện Nam Giang từ 2 bàn tay trắng đã vươn lên thoát nghèo, trở thành hộ khá giả. Chị Trí kể, năm 2016, sau khi lập gia đình, vợ chồng chị vay 30 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội mua đất rẫy để trồng keo. Chị cũng đầu tư làm chuồng trại, mua trâu, bò giống về nuôi. Bán lứa keo đầu tiên được 50 triệu đồng, chị trả hết nợ ngân hàng và mua thêm đất, mở rộng diện tích trồng keo. Chị còn mua máy xay xát về phục vụ nhu cầu xay xát lúa của bà con và đến nhiều vùng lân cận thu mua nông sản về bán kiếm lời. Hiện nay, diện tích keo của gia đình chị đã tăng lên 10 héc ta, đàn trâu bò gần 20 con, mỗi năm cho thu nhập gần 200 triệu đồng. Chị Đinh Thị Trí phấn khởi khoe, mới đây, chị đã đầu tư hơn 700 triệu đồng mua xe tải để chồng chuyên chở vật liệu, tăng thu nhập cho gia đình: “Kinh tế ổn định thì gia đình mua thêm đất để trồng keo, rồi mua xe cho chồng chạy chở vật liệu để ổn định công việc. So với những năm mới lập gia đình thì nay cuộc sống khá hơn nhiều, có điều kiện chăm lo cho con cái học hành, nhà cửa cũng khang trang hơn”.
Không riêng chị Đinh Thị Trí, tại xã Cà Dy, huyện Nam Giang còn có nhiều tấm gương phụ nữ Cơ Tu điển hình trong phát triển kinh tế, thu nhập mỗi năm từ 100 đến 200 triệu đồng. Trên địa bàn xã, các chi hội còn hình thành 3 mô hình trồng nấm sò với hơn 60 phụ nữ tham gia, giúp chị em có thêm thu nhập, trang trải cuộc sống. Chị A Hó Thị Phi, Chủ tịch Hội LHPN xã Cà Dy cho biết, ngoài nguồn vốn tín chấp với Ngân hàng chính sách xã hội hơn 10 tỷ đồng cho 265 chị vay để phát triển chăn nuôi heo, bò, trồng rừng, Hội còn tranh thủ các chương trình, dự án, trao mô hình sinh kế, giúp chị em có điều kiện khởi nghiệp: “Chương trình khởi nghiệp của phụ nữ xã Cà Dy chủ yếu được sự hỗ trợ của các dự án. Bên cạnh đó, Hội còn vận động hội viên đóng góp để trao mô hình sinh kế cho chị em khó khăn. Năm vừa rồi quyên góp được 12 triệu đồng, hội đã trao sinh kế cho 6 chị, mỗi chị 1 cặp heo giống. Hội cũng phối hợp với ngành nông nghiệp huyện, mở nhiều lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật để chị em áp dụng vào sản xuất, chăn nuôi”.
Vượt qua những rào cản về giới và định kiến của tập tục ở vùng cao, nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên Huế đã khẳng định vai trò “đầu tàu” trong phát triển kinh tế. Riêng tại tỉnh Quảng Nam, thực hiện Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025, Hội LHPN các cấp đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, trong đó, chú trọng hỗ trợ phụ nữ miền núi, vùng dân tộc thiểu số khởi nghiệp bằng nhiều hình thức. Các mô hình tiết kiệm tín dụng, mô hình sinh kế phù hợp với điều kiện của phụ nữ vùng cao được triển khai, nhân rộng.
Đến nay, nguồn vốn ủy thác từ Ngân hàng chính sách xã hội thông qua Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Nam đạt 3.181 tỷ đồng, tạo điều kiện cho 501 ngàn chị vay. Nhờ đó, trong hơn nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh lần thứ XIV, đã có 1.600 phụ nữ được hỗ trợ phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững. Theo chị A Rất Thị Hoa, Chủ tịch Hội LHPN huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, tự chủ về kinh tế cũng là cách để chị em khẳng định được vai trò, vị thế của mình trong gia đình và xã hội: “Hội phụ nữ huyện đã phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội tín chấp nguồn vốn đến nay gần 90 tỷ đồng. Hàng năm chị em có nhu cầu vay thì thông qua tổ vay vốn ở các xã sẽ cho vay vốn để phát triển kinh tế. Hội cũng phối hợp với ngành nông nghiệp mở nhiều lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật và xây dựng các mô hình sinh kế cho phụ nữ sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi. Chúng tôi cũng đẩy mạnh tuyên truyền để chị em vươn lên, tụ chủ về kinh tế, khẳng định vai trò của mình để còn hỗ trợ nhiều chị em khác./.”
Viết bình luận