Z’LÂH ĐHA RỰT TƠỢ VẶ ZÊN CHÍNH SÁCH
Thứ năm, 08:53, 20/06/2024 Thạch Hồng Thạch Hồng
Coh pazêng c’moo hay, bấc pr’loọng đha rựt, đăn đha rựt, đhanuôr acoon coh lưm tr’mung k’đhap k’ra đhị tỉnh Sóc Trăng ơy bơơn căh zên chính sách đoọng k’rong bhrợ bấc cr’noọ bh’rợ bhrợ têng cha, kinh doanh. Coh đêêc, cr’noọ bh’rợ đơơng chô bh’nơơn dal, r’dợ pa dưr dal thu nhập, t’bil ha ul pa xiêr đha rựt đanh mâng đoọng ha đhanuôr.

 

 

C’moo 2021, bơơn vặ zên 70 ức đồng tơợ Ngân hàng chính sách xã hội, t’cooh Dương Văn Dô ặt đhị chr’val Long Bình, thị xã Ngã Năm ơy xăl k’tiếc choh bh’nơơn ếp đoọng xăl choh chanh căh vêy cr’liêng lâng rau zooi kỹ thuật âng cán bộ nông nghiệp. Năc đhị cr’chăl, đhăm choh chanh căh vêy cr’liêng âng pr’loọng đong t’cooh ơy bơơn ta bhưah 4000m2 lâng 300 tơơm chanh. Vêy pa chô tơợ chanh, pr’ặt tr’mông pr’loọng đong t’cooh Dương Văn Dô r’dợ tệêm ngăn: “Đươi vêy bơơn ting vặ zên Ngân hàng chính sách xã hội, a cu nắc k’rong choh chanh căh vêy cr’liêng. Bh’nơơn liêm choom nắc c’moo hay a cu choh t’bhưah 1ha dzợ, hân noo pa câl chr’năp ếp bhlầng nắc cung vêy pa chô tơợ 4 -5 ức đồng/c’xêê, choh căh crêê hân noo nắc vêy 20 – 30 ức đồng. Choh ha roo vêy pa chô muy c’moo mơ 5 ức dodòng, choh chanh nâu nắc cơnh c’xu vêy pa chô 40 – 50 ức đồng”.

Đợ zên vặ ơy zooi bấc pr’loọng đha rựt, đăn đha rựt đhị apêê vel đong coh tỉnh Sóc Trăng r’dợ bhrợ têng bấc cr’noọ bh’rợ, bh’nơơn kinh tế dal, cơnh: choh chanh căh vêy cr’liêng, băn lươn, băn a cọop, băn k’roọc, choh rơ rơ đoong, choh sen pay loom … Tơợ apêê cr’noọ bh’rợ nâu nắc zooi pr’loọng đha rựt vêy pa chô thu nhập tệêm ngăn, pa dưr pr’ặt tr’mông, z’lâh đha rựt.

Cơnh pr’loọng đong amoó Súc Thị Mỹ Lệ, ma nuyh Khmer ặt đhị vel Phúc Đức, chr’val Long Phú, chr’hoong Long Phú, lalăm a hay năc pr’loọng đha rựt, căh vêy k’tiếc bhrợ cha tu cơnh đêêc pr’ặt tr’mông lưm bấc k’đhap k’ra. Pazêng c’moo hay, đươi vêy vặ zên âng Ngân hàng chính sách xã hội bơr pêê chu nắc 30 ức đồng, 50 ức đồng xang 100 ức đồng đoọng k’rong bhrợ têng, kinh doanh, t’vaih bhiệc bhrợ, amoó nắc ơy choh sen pay loom – băn k’roọc đoọng pa dưr pr’ặt tr’mông. Ting cơnh amoó Lệ, choh sen nắc mơ 3 t’ngay pay bh’nơơn muy chu, zooi amoó vêy thu nhập z’zăng prang c’moo. Pr’ặt tr’mông pr’loọng đong amoó Lệ nâu kêi nắc ơy z’zăng lâh: “Lướt pa bhrợ đoọng ha pêê, lêy cr’noọ bh’rợ choh sen liêm chô năc chô vặ k’tiếc đoọng choh, a cu lêy pa chô bh’nơơn dal lâh mơ choh ha roo. Choh sen nắc k’đhap bhlầng bêl pêêh pay bh’nơơn, ha dợ zên bấc lâh, zooi pr’loọng đong vêy thu nhập tệêm ngăn k’rang apêê ca coon cha học”.

Pazêng c’moo hay, đợ zên vặ chính sách ơy zooi liêm choom đoọng pr’loọng đha rựt, pr’loọng đăn đha rưt lâng apêê pr’loọng lơơng bơơn vặ bhrợ cha. Tước nâu kêi, pazêng đợ zên đoọng vặ đhị Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sóc Trăng bơơn lâh 5.154 tỷ đồng, lâng lâh 157.000 cha nắc vặ. P’căn Trịnh Bích Tuyền, Phó Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sóc Trăng xay moon, đợ zên vặ chính sách ơy zooi k’rong bhrợ têng, kinh doanh, t’vaih bhiệc bhrợ đoọng ha lâh 43.000 chu pr’loọng vặ, coh đêêc 1.400 pr’loọng đha rựt lâng 3.500 pr’loọng đăn đha rựt, chroi k’rong pa dưr bhrợ têng bh’rợ pa xiêr đha rựt đanh mâng, đh’rưah t’bhlầng zêl lơi đhr’năng vặ zên tơợ căh ta nih liêm, tệêm ngăn pr’ặt tr’mông đhanuôr: “Chi nhánh năc xay moon cớ đoọng ha cấp ủy, chính quyền vel đong đoọng xay bhrợ liêm apêê bh’rợ âng k’tiếc k’ruung, coh đêêc k’rong zooi zên ha pêê pr’loọng ting pâh dự án âng tỉnh, apêê pa bhrợ tơợ xang pa choom bh’rợ tr’nêng đoọng pa dưr dal bh’nươn đươi dua zên cung cơnh zooi bh’rợ pa xiêr đha rựt âng tỉnh đanh mâng”./.

THOÁT NGHÈO NHỜ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH

Trong những năm qua, nhiều hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số hoàn cảnh khó khăn ở tỉnh Sóc Trăng đã được tiếp cận được nguồn vốn tín dụng chính sách để đầu tư xây dựng nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh. Trong đó, nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế, từng bước nâng cao thu nhập, xóa nghèo bền vững cho bà con.

Năm 2021, được vay 70 triệu đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội, ông Dương Văn Dô ở xã Long Bình, thị xã Ngã Năm đã chuyển đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây chanh không hạt với sự hỗ trợ kỹ thuật của cán bộ nông nghiệp. Chỉ một thời gian sau, diện tích chanh không hạt của gia đình ông đã tăng lên 4.000 mét vuông với 300 gốc chanh. Có thu nhập từ bán chanh,  đời sống gia đình ông Dương Văn Dô đã dần ổn định: “Nhờ được tiếp cận nguồn vốn của Ngân hàng chính sách xã hội, tôi mạnh dạn đầu tư mô hình trồng chanh không hạt. Hiệu quả nên năm rồi tôi tiếp tục mở rộng thêm 1ha, mùa rẻ thì cũng thu từ 4-5 triệu/tháng, còn mùa nghịch thì 20-30 triệu. Trồng lúa kiếm lời một năm khoảng 5 triệu, còn trồng chanh này kiếm bình thường 30-40 triệu.”

Nguồn vốn tín dụng đã giúp nhiều hộ nghèo, cận nghèo ở các địa phương trong tỉnh Sóc Trăng từng bước xây dựng được nhiều mô hình hay, hiệu quả kinh tế cao, như: trồng chanh không hạt, nuôi lươn không bùn, nuôi ba ba, nuôi bò, trồng màu, trồng sen lấy ngó… Từ các mô hình giúp các hộ nghèo có thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

Như gia đình chị Súc Thị Mỹ Lệ, người Khmer ở ấp Phú Đức, xã Long Phú, huyện Long Phú, trước đây là hộ nghèo, không có đất sản xuất nên đời sống khá chật vật. Những năm trước, nhờ tiếp cận được nguồn vốn vay của Ngân hàng chính sách xã hội với lần lượt là 30 triệu đồng, 50 triệu đồng, rồi 100 triệu đồng để đầu tư sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm, chị đã mạnh dạn chọn mô hình trồng sen-nuôi bò để phát triển kinh tế. Theo chị Lệ, sen cho thu hoạch 3 ngày một lần, những lúc cao điểm, chị thu từ 60-80kg ngó sen mỗi lần thu hoạch, giúp chị có nguồn thu nhập khá quanh năm. Cuộc sống của gia đình chị Lệ nay đã khấm khá: “Đi làm mướn cho người ta, thấy mô hình trồng sen hiệu quả về cũng thuê đất trồng, lời hơn mình làm lúa. Trồng sen thì vất vả nhất là lúc thu hoạch, nhưng lợi nhuận cao, giúp gia đình có nguồn thu ổn định lo con cái ăn học.”

Những năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách đã đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng khác. Đến nay tổng dư nợ tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sóc Trăng đạt trên 5.154 tỷ đồng, với trên 157.000 khách hàng còn dư nợ. Bà Trịnh Bích Tuyền, Phó Giám đốc Phụ trách Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sóc Trăng thông tin, nguồn vốn tín dụng chính sách đã hỗ trợ đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho hơn 43.000 lượt hộ, trong đó, hơn 1.400 hộ nghèo và 3.500 hộ cận nghèo, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, đồng thời, đẩy lùi tín dụng đen, đảm bảo an sinh xã hội: “Chi nhánh sẽ tiếp tục tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương để triển khai thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia , trong đó tập trung hỗ trợ vốn cho các hộ tham gia dự án của tỉnh, các lao động sau đào tạo nghề nhằm phát huy hiệu quả sử dụng vốn cũng như giúp công tác giảm nghèo của tỉnh ngày càng bền vững hơn./.”

 

Thạch Hồng

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC