Anoo Nguyễn Văn Thời, 28 c’moo, manứih Cơ Tu, cóh vel Tống Cói, chr’val Ba, chr’hoong k’coong ch’ngai Đông Giang bêl ahay nắc pr’loọng đha rứt. C’moo 2023, anoo chô đắh bộ đội hân đhơ cơnh đêếc cắh vêy râu bhiệc chấc bhrợ. Pr’ắt tr’mung pr’loọng đông g’nưm mưy ooy ha rêê lâng bhrợ thuê nắc pr’ắt tr’mung lưm bấc zr’nắh k’đhạp. C’moo 2022, Xã đoàn Ba pa zưm lâng zâp đơn vị kết nghĩa zooi đoọng ha noo 1 p’nong a’ọc m’ma, pa choom đoọng băn zư, cha groong pr’lúh cr’ay. Xang k’noọ 1 c’moo zư lêy, a’ọc rứah rúuh tr’nơợp vêy 7 p’nong, ruúh t’tưn dzoọc lấh 10 p’nong. Anoo Thời moon, zâp c’moo a’ọc a’căn rứah 3 ruúh vêy k’noọ 30 p’nong a’ọc m’ma. Mưy p’nong m’ma 2 c’xêê tuổi pa câl mơ 800 tước 1 ực đồng, pr’loọng đông anoo cung pa chô k’dâng 20 ực đồng. Lấh mơ băn a’ọc, anoo dzợ p’loon lướt bhrợ pa xoọng bhiệc n’lơơng đoọng t’bơơn zên, zúp đoọng pr’loọng đông dưr zi lấh đha rứt tơợp c’moo 2024. T’mêê đâu, pr’loọng đông anoo vêy bơơn vel đông đoọng 5 p’nong xong chr’gơơng, chr’nắp 160 ực đồng zooi đoọng zâp pr’loọng đông dưr zi lấh đha rứt. Anoo rơơm, tơợ râu pr’đươi bh’rợ âng apêê đoọng nâu vêy zooi pr’loọng đông cắh mưy zâp cha, zâp xập nắc dzợ dưr zi lấh bhrợ cha k’van: “Bơơn vel đông k’rang lêy, zooi đoỌng bhrợ cha nắc vêy zooi pr’loọng đông zi váih pr’đơợ pa dưr pr’ắt tr’mung, zi lấh đha rứt, hơnh déh bhlâng. Acu cắh vêy k’noọ, pr’loọng đông vêy bơơn độp pa xoọng 5 p’nong chr’gơơng. Tơợ râu zooi đoọng nâu, c’la cu lâng pr’loọng đông t’bhlâng bhrợ pa dưr pr’ắt tr’mung têêm ngăn, dưr zi lấh bhrợ cha k’van”.
Anoo A Lăng Đà, cóh vel K8, chr’val Sông Kôn cung pr’đoọng vêy bơơn độp pr’đươi bhrợ cha tơợ bh’rợ nâu lâng 4 cặp xong cr’đêê tơợ Xã đoàn Sông Kôn zooi đoọng tơợp c’moo 2023. Pr’loọng đông anoo ơy bhrợ pa liêm c’roọl băn a’ọc ty ahay đoọng bhrợ đhị băn xong cr’đêê đoọng k’míah zên bhrợ c’roọl. Xang 6 c’xêê băn, zâp cặp xong cr’đêê nâu zêng rứah váih acoon. Anoo Đà k’noọ lêy, zâp p’nong rứah mơ 4 ruúh đhị mưy c’moo, zâp c’moo rứah mơ 2-5 p’nong. Tước đâu, tơợ 4 cặp xong cr’đêê m’ma, pr’loọng đông anoo ơy băn pa dưr k’noọ tước 100 p’nong. Zên pa câl xong cr’đêê mơ 450 tước 500 r’bhâu đồng đhị mưy ký, ha dợ xong cr’đêê bhrợ m’ma pa câl mơ 1,5 tước 2 ực đồng đhị mưy cặp, vêy đơơng chô k’dâng 70 ực đồng đoọng ha pr’loọng đông. Vêy m’bứi zên, diịc điêl anoo k’rong băn a’tứch, pếch a’bóc băn a’xiu, ch’chóh... đoọng vêy pa xoọng zên bơơn bhrợ ha pr’loọng đông: “Xoọc đâu, pa zêng zên bơơn bhrợ zâp c’xêê âng pr’loọng đông vêy mơ 15 ực đồng. Lâng zên bơơn bhrợ nâu, pr’ắt tr’mung pr’loọng đông têêm ngăn lấh. C’la cu dzợ kiêng bhrợ t’bhứah, pa dưr pa xớc bh’rợ lấh mơ dzợ. Acu cung rơơm đha đhâm c’moor lơơng cung p’loon vêy râu zooi đoọng âng Nhà nước đắh tơơm chr’nóh, bh’năn băn đoọng bhrợ cha, tr’xăl pr’ắt tr’mung liêm choom lấh mơ”.
Xã đoàn Sông Kôn, chr’hoong k’coong ch’ngai Đông Giang vêy lấh 340 đoàn viên, đha đhâm c’moor, ooy đâu, 70 manứih crêê pr’loọng đha rứt, lấh 100 cha nặc lưm tr’mung zr’nắh k’đhạp. Ting cơnh anoo A Lăng Ruôn, Bí thư Xã đoàn Sông Kôn, lấh mơ zooi đoọng m’ma chr’nóh, bh’năn băn, Xã đoàn dzợ moon pa glúh cr’noọ bh’rợ zooi đoọng pr’loọng đha đhâm c’moo đha rứt dưr zi lấh đha rứt zâp c’moo cơnh mưy cr’noọ bh’rợ lêy bhrợ ta luôn. Lấh mơ, Xã đoàn dzợ tín chấp lâng Ngân hàng Chính sách xã hội đoọng k’noọ 50 pr’loọng đha đhâm c’moor đha rứt, lưm tr’mung zr’nắh k’đhạp vặ lấh 3 tỷ 500 ực đồng đoọng k’rong bhrợ cha, t’bhứah zâp bh’rợ bhrợ cha, pa xiêr đha rứt nhâm mâng: “Pr’ắt tr’mung đha đhâm c’moor cóh chr’val bấc lêy zêng zr’nắh k’đhạp, tu cơnh đêếc Xã đoàn ta luôn chấc lêy zâp đắh râu zooi đoọng bhrợ cha đoọng zooi apêê đoàn viên, đha đhâm c’moor vêy pr’đơợ bhrợ cha. Bêl k’noọ zooi đoọng, azi chấc lêy năl ghít pr’ắt tr’mung zâp pr’loọng đông, cr’noọ cr’niêng lêy pay bhrợ cha n’hâu liêm glặp, bơơn bh’nơơn liêm choom. Cơnh c’moo 2023, bơr pr’loọng đha đhâm c’moor vêy bơơn zooi đoọng m’ma a’ọc cóh vel đông zêng bhrợ liêm choom, zi lấh đha rứt. K’noọ tước đâu, azi t’bhlâng bhrợ t’bhứah bhiệc bhrợ nâu đoọng đha đhâm c’moor t’bhlâng bhrợ cha tơợ zên zooi đoọng pr’ắt tr’mung bêl tr’nơợp”.
Amoó Nguyễn Thị Bích Liên, Bí thư Huyện đoàn Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đoọng năl, cr’chăl hanua, lâng bấc c’lâng bh’rợ, bhiệc bhrợ pr’hay, cơnh zooi đoọng m’ma chr’nóh, tr’xăl khoa học kỹ thuật, moon đoọng đắh bhrợ pa dưr bh’rợ bhrợ cha, dự án tơợp bhrợ cha, zooi đoọng zên vặ t’đui đoọng... zâp cơ sở đoàn bhrợ zăng liêm choom bh’rợ zooi đha đhâm c’moor manứih acoon cóh bhrợ pa dưr pr’ắt tr’mung, pa xiêr đha rứt nhâm mâng. Ting lêy zâp c’moo, zâp cơ sở đoàn cóh prang chr’hoong zooi đoọng k’dâng 100 pr’loọng đha đhâm c’moor dưr zi lấh đha rứt lâng k’ha riêng pr’loọng đha đhâm c’moor bơơn zooi đoọng m’ma chr’nóh, bh’năn băn. Tước đâu, Huyện đoàn Đông Giang ơy bhrợ pa xưr 12 tổ vặ zên âng đha đhâm c’moor tự k’đhơợng zư lâng pa zêng u’xưa nợ lấh 32 tỷ đồng: “Cr’chăl zooi đoọng zên vặ, cr’chăl hanua, Huyện đoàn Đông Giang vêy đợ râu tr’xăl đắh bhiệc zooi đoọng đha đhâm c’moor bhrợ cha, pa dưr pr’ắt tr’mung. Căh dzợ đoọng zên cơnh ahay, đơn vị zooi đoọng tơơm chr’nóh, bh’năn băn ting cr’noọ cr’niêng pr’loọng đông, liêm glặp lâng pr’đơợ vel đông. Zâp bh’rợ zooi đoọng bhrợ cha liêm choom xoọc đâu cơnh băn a’ọc vel đông, a’tứch, m’ma chr’nóh cơnh tơơm t’coo đoọng chóh n’loong ga mắc... T’mêê đâu, pa zưm lâng zâp đơn vị zooi đoọng zâp pr’loọng đha đhâm c’moor băn xong chr’gơơng. Xoọc đâu vêy bơr pêê pr’loọng đha đhâm c’moor ơy pay t’ghêy, tr’nơợp vêy pa chô bh’nơơn liêm dal. K’noọ tước đâu, Huyện đoàn chấc lêy năl đoọng zooi đoọng m’ma tơơm cha p’lêê liêm glặp lâng zâp zr’lụ, bhrợ t’bhứah bh’rợ zooi đoọng m’ma, t’bhlâng băn zư xong chr’gơơng xoọc đâu”./.
HỖ TRỢ SINH KẾ GIÚP THANH NIÊN DTTS VƯƠN LÊN THOÁT NGHÈO
“Trao cần câu, không trao con cá” là phương châm được nhiều cơ sở đoàn huyện miền núi Đông Giang, tỉnh Quảng Nam thực hiện để hỗ trợ thanh niên nghèo, khó khăn phát triển kinh tế. Từ cách làm này bước đầu đã xóa bỏ tư tưởng ỷ lại, khơi dậy tinh thần tự lực vươn lên làm kinh tế của nhiều bạn trẻ dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Anh Nguyễn Văn Thời, 28 tuổi, người Cơ Tu, ở thôn Tống Cói, xã Ba, huyện miền núi Đông Giang trước đây là hộ thanh niên nghèo. Năm 2023, anh hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương nhưng không tìm được việc làm. Kinh tế gia đình chỉ dựa vào nương rẫy và làm thuê, làm mướn nên cuộc sống gia đình anh gặp nhiều khó khăn. Năm 2022, Xã đoàn Ba phối hợp các đơn vị kết nghĩa hỗ trợ anh 1 con heo giống, hướng dẫn kỹ thuật nuôi, phòng ngừa dịch bệnh. Sau gần 1 năm chăm sóc, heo sinh sản lứa đầu tiên được 7 con heo giống, lứa sau tăng lên 10 con. Anh Thời cho biết, mỗi năm heo mẹ đẻ được 3 lứa cho gần 30 con heo giống. Một con giống 2 tháng tuổi có giá bán từ 800 đến 1 triệu đồng, gia đình anh cũng thu được khoảng 20 triệu đồng. Ngoài nuôi heo, anh còn tranh thủ đi làm thêm để tăng thu nhập, giúp gia đình thoát nghèo vào đầu năm 2024. Mới đây gia đình anh tiếp tục được địa phương cấp 5 con hươu sao, trị giá 160 triệu đồng hỗ trợ các hộ vừa thoát nghèo. Anh hy vọng, từ nguồn sinh kế này sẽ giúp gia đình không chỉ đủ ăn, đủ mặc mà còn vươn lên khấm khá. “Được địa phương quan tâm, hỗ trợ sinh kế đã giúp gia đình tôi có điều kiện phát triển kinh tế, thoát cảnh nghèo khó là mừng lắm rồi. Tôi không nghĩ, gia đình mình lại tiếp tục được nhận thêm 5 con hươu sao. Từ nguồn hưu hỗ trợ này, bản thân tôi và gia đình sẽ phấn đấu, cố gắng để xây dựng cuộc sống ổn định, vươn lên khấm khá hơn”.
Anh A Lăng Đà, ở thôn K8, xã Sông Kôn cũng may mắn nhận được mô hình sinh kế với 4 cặp dúi giống từ Xã đoàn Sông Kôn hỗ trợ vào đầu năm 2023. Gia đình anh đã tận dụng và cải tạo lại chuồng heo cũ nuôi dúi để tiết kiệm chi phí xây dựng. Sau 6 tháng nuôi, mỗi cặp dúi đã sinh sản. Anh Đà nhẩm tính, mỗi con dúi cái sinh sản bình quân 4 lứa/năm, mỗi lần đẻ được 2-5 con. Đến nay, từ 4 cặp dúi giống, gia đình anh đã nhân lên gần 100 con dúi. Giá dúi thương phẩm từ 450 – 500 nghìn đồng/kg, dúi giống từ 1,5 đến 2 triệu đồng/cặp, mang lại khoảng 70 triệu đồng cho gia đình. Có chút vốn, vợ chồng anh đầu tư thả gà, đào ao nuôi cá, trồng trọt... để tăng thu nhập gia đình: “Hiện nay, tổng thu nhập mỗi tháng của gia đình khoảng 15 triệu đồng. Với nguồn thu nhập này, cuộc sống gia đình tôi rất ổn định. Bản thân tôi vẫn muốn mở rộng, phát triển kinh tế nữa. Tôi cũng mong thanh niên khác cũng tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước về cây, con giống để phát triển kinh tế, thay đổi cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn”.
Xã đoàn Sông Kôn, huyện miền núi Đông Giang có hơn 340 đoàn viên, thanh niên, trong đó, 70 người thuộc hộ nghèo, hơn 100 người hoàn cảnh khó khăn. Theo anh A Lăng Ruôn, Bí thư Xã đoàn Sông Kôn, bên cạnh hỗ trợ cây, con giống, Xã đoàn còn đưa chỉ tiêu giúp hộ thanh niên nghèo thoát nghèo hằng năm như một tiêu chí hoạt động. Ngoài ra, Xã đoàn còn tín chấp với Ngân hàng Chính sách xã hội cho gần 50 hộ thanh niên nghèo, khó khăn được vay hơn 3 tỷ 500 triệu đồng để đầu tư sản xuất, mở rộng các mô hình kinh tế, giảm nghèo bền vững: “Hoàn cảnh thanh niên trong xã đa phần đều khó khăn, vì thế, Xã đoàn thường xuyên tìm kiếm các nguồn, hỗ trợ sinh kế giúp đoàn viên, thanh niên có điều kiện phát triển kinh tế. Trước khi hỗ trợ, chúng tôi tìm hiểu, rà soát kỹ từng hoàn cảnh, nguyện vọng để lựa chọn cây, con giống hỗ trợ phù hợp, đạt kết quả tốt nhất. Như năm 2023, 2 hộ thanh niên được đơn vị hỗ trợ heo giống bản địa đều phát triển tốt và thoát nghèo. Tới đây, chúng tôi tiếp tục nhân rộng cách làm này để thanh niên tự lực phát triển kinh tế từ nguồn hỗ trợ sinh kế ban đầu”.
Chị Nguyễn Thị Bích Liên, Bí thư Huyện đoàn Đông Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, thời gian qua, bằng nhiều giải pháp, cách làm hay, như hỗ trợ cây con giống, chuyển giao khoa học-kỹ thuật, tư vấn xây dựng mô hình kinh tế, dự án khởi nghiệp, hỗ trợ tiếp nguồn vốn vay ưu đãi…, các cơ sở đoàn thực hiện khá hiệu quả công tác giúp thanh niên dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Bình quân mỗi năm, các cơ sở đoàn trên toàn huyện giúp khoảng 100 hộ thanh niên thoát nghèo và hàng trăm hộ thanh niên được hỗ trợ cây, con giống. Đến nay, Huyện đoàn Đông Giang đã xây dựng được 12 tổ vay vốn do thanh niên quản lý với tổng dư nợ hơn 32 tỷ đồng: “Bên cạnh hỗ trợ vay vốn, thời gian qua, Huyện đoàn Đông Giang có những thay đổi trong việc trao sinh kế giúp thanh niên phát triển kinh tế. Thay vì trao tiền như trước đây, đơn vị hỗ trợ cây, con vật nuôi theo nhu cầu gia đình, phù hợp điều kiện địa phương. Các mô hình trao sinh kế hiệu quả hiện nay, như heo đen địa phương, gà thả vườn, hỗ trợ giống cây gáo vàng để trồng rừng gỗ lớn,... Mới đây nhất, phối hợp với các đơn vị hỗ trợ các hộ thanh niên giống hươu sao. Hiện có 1 số hộ thanh niên đã lấy nhung, bước đầu cho kinh tế rất cao. Tới đây, Huyện đoàn tìm hiểu để hỗ trợ giống cây ăn quả phù hợp với từng vùng, nhân rộng hỗ trợ heo giống, duy trì nuôi hươu sao hiện nay”./.
Viết bình luận