ZOOI ĐOỌNG PR’ĐƯƠI PR’DUA BHRỢ CHA, C’LÂNG T’BIL HA UL PA XIÊR ĐHA RỨT ZR’LỤ ĐHANUÔR ACOON CÓH
Chủ nhật, 08:49, 13/10/2024 PV Kim Cương PV Kim Cương
COTU.VOV.VN -  Năl ghít zooi đoọng pr’đươi pr’dua bhrợ cha nắc đoo bh’rợ bha lâng ooy đắh bh’rợ pa xiêr đha rứt nhâm mâng zr’lụ đhanuôr acoon cóh, cr’chăl hanua, zâp ban ngành, vel đông zr’lụ k’coong ch’ngai tỉnh Quảng Nam ơy bhrợ pa dưr, xay bhrợ lâng t’bhứah k’ha riêng bh’rợ zooi đoọng pr’ắt tr’mung, zooi đoọng đhanuôr tr’xăl cr’noọ bh’rợ, bhiệc bhrợ, t’bhlâng dưr zi lấh đha rứt.

 

C’moo 2022, pr’loọng đông amoó Hôih Thị Hinh cóh vel Tưr, chr’val Dang, chr’hoong k’coong ch’ngai Tây Giang vêy ta đoọng 4 p’nong a’ọc m’ma (3 p’nong căn, 1 conh) tơợ bh’rợ zooi đoọng bhrợ cha âng Hội Liên hiệp pân đil chr’hoong đoọng ha hội viên đha rứt. Amoó Hinh dzợ vêy bơơn cán bộ khuyến nông pa choom đoọng bhrợ c’roọl bh’năn, băn zư, bơr pêê xa nay bh’rợ zêl cha groong pr’lúh cr’ay... Tu cơnh đêếc, t’nooi a’ọc âng pr’loọng đông amoó Hinh pa dưr pa xớc liêm k’rơ lâng tơơm rứah a’coon xang 1 c’moo băn zư.

Ting cơnh amoó Hinh, zâp c’moo a’ọc căn rứah 3 rúuh, k’noọ 40 p’nong a’ọc m’ma. Dáp lêy lâng zên pa câl m’ma lâng băn a’ọc thương phẩm, pr’loọng đông amoó vêy pa xhô lấh 50 ực đồng đhị mưy c’moo xang lơi jợ zên pa glúh đươi lăm. Xọoc đâu pr’loọng đông ơy dưr zi lấh đha rứt, bhrợ pa dưr đông chr’nắp 200 ực đồng. Pr’loọng đông cung vêy pr’đơợ tr’xăl 2 hécta k’tiếc cắh liêm choom đoọng chóh quế pa zưm lâng chóh chứa, bhrợ pa liêm bhươn chóh cam Vinh, bhrợ ruộng chóh ha roo lâng chóh pa xoọng bhơi r’véh... Amoó Hôih Thị Hinh bhui har moon, pr’ắt tr’mung pr’loọng đông ơy tr’xăl liêm ghít, vêy bơơn bhrợ zên, apêê k’coon cha học liêm zâp. Cr’noọ bh’rợ âng amoó lâng bơr pêê đhanuôr cóh zr’lụ đâu cung ơy tr’xăl lấh mơ ahay: “Bêl ahay, ting ặt bhrợ cơnh a’dích a’bhướp, bêl bơơn nắc k’bhộ, cắh nặc ha ul. Tơợ bêl vêy Hội pân đil chr’hoong zooi đoọng m’ma a’ọc, pa choom đoọng băn zư, bhrợ bhươn tược, nắc xoọc đâu pr’ắt tr’mung tr’xăl liêm choom, doọ dzợ k’rang cơnh ahay. Acu cung cơnh đhanuôr cóh vel t’bhlâng bhrợ pa dưr pr’ắt tr’mung pr’loọng đông, pa dưr tr’mung âng đay. Tu cơnh đêếc, hân đhơ boo đhí nắc lêy đoọng a’ọc cha liêm zâp, lêy oó đoọng a’ọc cha cêết, lêy cha mêết pr’lúh cr’ay đoọng đấh loon zư pa dứah”.

 

Lâng pr’loọng đông Hôih Khôi, cóh vel Azứt, chr’val Bha Lêê, cắh mưy dưr zi lấh đha rứt nắc dzợ bhrợ cha liêm choom tu vêy bơơn vặ 50 ực đồng tơợ Ngân hàng Chính sách xã hội chr’hoong Tây Giang. Anoo Khôi moon, c’moo 2018, xang lớp pa choom tr’xăl khoa học - kỹ thuật đắh b’băn, anoo bơơn Huyện đoàn Tây Giang tín chấp đoọng vặ 50 ực đồng tơợ ngân hàng đoọng pa dưr pa xớc pr’ắt tr’mung. Năl ghít bh’rợ nâu, anoo nắc lêy bhrợ pa dưr lấh 1.000 mét vuông k’tiếc bhươn âng pr’loọng đông bhrợ đhị băn 20 p’nong a’ọc vel đông lâng k’noọ 100 p’nong a’tứch a’đha. Cr’chăl râu zooi đoọng âng cán bộ khuyến nông, anoo dzợ chấc lêy năl đắh bhiệc b’băn cóh mạng internet, chấc lêy năl bơr pêê đhị bh’rợ đoọng ta moóh pa choom kinh nghiệm. Lâng c’lâng bh’rợ “Pay đệ băn đenh” tước đâu, pa zêng t’nooi a’ọc âng pr’loọng đông anoo pa dưr pa xớc lấh 60 p’nong lâng kr’bhâu p’nong a’tứch a’đha zâp c’moo.

Anoo Khôi moon, lơi jợ đợ mơ zên pa glúh đươi lăm, pr’loọng đông anoo dzợ pa chô lãi lấh 100 ực đồng zâp c’moo tơợ bhiệc b’băn: “G’lúh đăn đâu, pr’loọng đông t’mêê pa glúh pa câl 200 p’nong a’ọc m’ma, 70 p’nong a’ọc pay lêệ, 500 p’nong a’đha lâng 300 p’nong a’tứch. Lơi jợ đợ mơ zên pa glúh đươi lăm lâng zên ha pêê pa bhrợ, pr’loọng đông pa chô 40 ực đồng. Mưy pr’loọng đông cắh mặ bhrợ, nắc vêy k’đươi pa xoọng 2 cha nặc cóh vel đông ting bhrợ lâng zên 5 ực đồng đhị mưy c’xêê đoọng zư lêy a’ọc. Ha dang bh’rợ nâu pa dưr pa xớc liêm choom cơnh xoọc đâu, acu cung bhrợ t’bhứah pa xoọng đoọng pa dưr pa xớc”.

Ting cơnh anoo Arâl Hoàng, Bí thư Huyện đoàn Tây Giang, pa zưm têy đắh bh’rợ pa xiêr đha rứt lâng vel đông, đơn vị ơy xay bhrợ k’ha riêng bh’rợ zooi đoọng bhrợ cha, pa zêng zooi đoọng m’ma bh’năn chr’nóh, pa choom đắh băn zư, tr’xăl công nghệ, bhrợ pr’đơợ vặ zên, pa choom bh’rợ tr’nêng, bhrợ đoọng bhiệc bhrợ... đoọng ha đha đhâm c’moor. Ooy đâu, p’ghít lêy bh’rợ pa dưr  c’năl bh’rợ, pa dưr tinh thần t’bhlâng bhrợ têng cha, zi lấh đha rứt nhâm mâng cóh đha đhâm c’moor. Lấh mơ, Huyện đoàn Tây Giang dzợ tín chấp lâng Ngân hàng Chính sách xã hội lấh 70 tỷ đồng, bhrợ pr’đơợ đoọng ha lấh 1.100 đha đhâm c’moor cóh prang chr’hoong bơơn vặ zên bhrợ têng cha, t’bhứah bh’rợ bhrợ cha: “Azi t’đui zooi đoọng đắh m’ma chr’nóh, bh’năn băn, zên bhrợ cha... ha zâp pr’loọng đha đhâm c’moor vêy t’bhlâng bhrợ têng cha, dưr zi lấh đha rứt nhâm mâng. Ooy c’moo 2023, Huyện đoàn ơy xay bhrợ bh’rợ zooi đoọng m’ma a’đha ha 20 pr’loọng đha đhâm c’moor đha rứt cóh chr’val Bha Lêê, chr’nắp 400 ực đồng. C’moo 2024, azi xoọc t’bhlâng xay bhrợ cr’chăl 2 âng bh’rợ nâu. Hơnh déh bhlâng ooy t’nooi đợ apêê pr’loọng zi lấh đha rứt zâp c’moo âng chr’hoong vêy bấc pr’loọng đha đhâm c’moor bơơn zooi đoọng bhrợ têng cha đắh Huyện đoàn”.

 

Lâng 8/10 chr’val âng zr’lụ k’noong k’tiếc, chr’hoong Tây Giang lưm bấc zr’nắh k’đhạp đắh pa dưr tr’mung tr’méh, pa xiêr đha rứt nhâm mâng. C’moo 2023, prang chr’hoong vêy k’noọ 2.850 pr’loọng đha rứt, tước 50.61%, bấc bhlâng cóh tỉnh Quảng Nam. Ting cơnh t’coóh Nguyễn Văn Lượm, Chủ tịch UBND chr’hoong Tây Giang, vel đông xoọc pa zưm bhrợ k’rơ, pa dưr k’rơ bh’rợ pa xiêr đha rứt đấh lâng nhâm mâng, t’bhlâng pa xiêr 324 pr’loọng đha rứt ooy c’moo 2024 ting cơnh cr’noọ bh’rợ âng tỉnh k’đươi. Ting đêếc, vel đông t’bhlâng xay bhrợ, t’bhứah zâp bh’rợ zooi đoọng bhrợ cha liêm choom ooy đắh zên chính sách pa xiêr đha rứt; bhrợ liêm choom bh’rợ zooi đoọng pr’loọng đha rứt, đăn đha rứt pa dưr pr’ắt tr’mung âng zâp cấp hội, đoàn thể, mặt trận k’đươi bhrợ...

T’coóh Nguyễn Văn Lượm moon, vel đông xoọc xay bhrợ 10 dự án zooi đoọng bhrợ cha lâng zên k’noọ 8 tỷ đồng đoọng zooi đhanuôr pa dưr đắh b’băn, chóh tơơm zanươu, tơơm cha p’lêê, pa dưr pa xớc zâp bh’nơơn pr’đươi cóh vel đông... chrooi pa xoọng ooy cr’noọ bh’rợ pa xiêr đha rứt nhâm mâng: “Cr’chăl bh’rợ zooi đoọng bhrợ cha, chr’hoong cung moon đoọng c’lâng bhrợ cha ha đhanuôr ting lêy ooy râu c’rơ ơy váih cóh zr’lụ nắc bhrợ bhươn tược, c’roọl bh’năn, chóh tơơm zanươu. Lâng pa dưr k’rơ bh’rợ zooi đoọng bhrợ cha âng đhanuôr lâng tổ hợp tác, hợp tác xã, chrooi pa xoọng bhrợ đoọng bhiệc bhrợ, pa dưr thu nhập, pa dưr pa xớc pr’ắt tr’mung đhị vel đông. Lâng cr’noọ bh’rợ pr’lứch nắc đấh âng đơơng Tây Giang dưr zi lấh chr’bhoong đha rứt lâng t’bhlâng âng đơơng chr’hoong ặt ooy t’nooi vêy zên pa chô z’zăng cóh zr’lụ da ding k’coong âng tỉnh”./.

Hỗ trợ sinh kế, giải pháp căn cơ để xóa đói, giảm nghèo bền vững vùng DTTS

Xác định hỗ trợ sinh kế là vấn đề cốt lõi trong công tác giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS, thời gian qua, các ban ngành, địa phương vùng cao tỉnh Quảng Nam đã xây dựng, triển khai và nhân rộng hàng trăm mô hình hỗ trợ sinh kế, giúp bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tự lực vươn lên thoát nghèo.

Năm 2022, gia đình chị Hôih Thị Hinh ở thôn Tưr, xã Dang, huyện vùng cao Tây Giang nhận được 4 con heo giống (3 nái, 1 đực) từ mô hình hỗ trợ sinh kế của Hội LHPN huyện dành cho hội viên nghèo. Chị Hinh còn được cán bộ khuyến nông hướng dẫn cách làm chuồng, kỹ thuật chăm sóc, một số biện pháp phòng, ngừa dịch bệnh... Nhờ vậy, đàn heo của gia đình chị Hinh phát triển tốt và bắt đầu sinh sản sau 1 năm.

Theo chị Hinh, mỗi năm đàn nái sinh sản 3 lứa cho gần 40 con heo giống. Tính cả tiền bán giống và nuôi heo thương phẩm, gia đình chị có hơn 50 triệu đồng/năm đã trừ chi phí. Nay, gia đình chị đã thoát nghèo, dựng được căn nhà trị giá 200 triệu đồng. Gia đình cũng có điều kiện chuyển đổi 2 héc ta đất rẫy kém hiệu quả sang trồng quế xen canh cây dứa, cải tạo vườn đồi trồng cam Vinh, phát triển lúa nước và trồng thêm rau màu... Chị Hôih Thị Hinh phấn khởi, mới đó mà cuộc sống gia đình chị thay đổi rõ nét, tự chủ về kinh tế, con cái có điều kiện học tập hơn. Cách nghĩ, cách làm của chị và một số bà con trong vùng cũng thay đổi khác trước: “Trước đây, mình cứ làm theo ông bà, được mùa thì no bụng, mất mùa thì đói. Từ khi được Hội Phụ nữ huyện hỗ trợ giống heo, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, phát triển kinh tế vườn rừng, nay cuộc sống gia đình tôi thay đổi hẳn, không còn cảnh lo chạy từng bữa như trước. Tôi cũng như bà con thôn, xóm càng nỗ lực hơn để phát triển kinh tế gia đình, làm chủ cuộc sống của mình. Bởi vậy, dù trời mưa gió to, tôi cũng phải cho heo ăn đầy đủ, xem heo có bị lạnh không, theo dõi dịch bệnh để chữa trị kịp thời”.    

Với gia đình Hôih Khôi, ở thôn Azứt, xã Bha Lêê, không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên khấm khá nhờ tiếp cận 50 triệu đồng vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng CSXH huyện Tây Giang. Anh Khôi cho biết, năm 2018, sau lớp tập huấn chuyển đổi khoa học - kỹ thuật áp dụng vào chăn nuôi, anh được Huyện đoàn Tây Giang tín chấp cho vay 50 triệu đồng từ ngân hàng để phát triển kinh tế. Nắm bắt cơ hội này, anh ra sức cải tạo hơn 1.000m2 vườn đồi của gia đình xây dựng khu chăn nuôi 20 con heo cỏ địa phương và gần 100 con gà và vịt xiêm. Bên cạnh sự hỗ trợ của cán bộ khuyến nông, anh còn tìm hiểu kiến thức chăn nuôi trên mạng internet, tham quan một số mô hình để học hỏi kinh nghiệm. Với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, đến nay, tổng đàn heo của gia đình anh phát triển hơn 60 con và hàng nghìn con gia cầm mỗi năm. Anh Khôi nhẩm tính, trừ các chi phí, gia đình anh vẫn lãi hơn 100 triệu đồng mỗi năm từ chăn nuôi: “Đợt gần đây nhất, gia đình vừa xuất bán 200 con heo giống, 70 con heo thịt, 500 con vịt và 300 con gà. Trừ các chi phí sản xuất và nhân công, gia đình lãi được 40 triệu đồng. Với nguồn nhân lực của gia đình không làm nổi, nên gia đình cũng thuê thêm 2 nhân công địa phương với mức lương 5 triệu đồng/tháng để chăm sóc đàn heo. Nếu mô hình phát triển thuận lợi như hiện nay, tôi cũng sẽ mở rộng thêm để phát triển”. 

 Theo anh Arất Hoàng, Bí thư Huyện đoàn Tây Giang, chung tay trong công tác giảm nghèo với địa phương, đơn vị đã triển hàng trăm mô hình hỗ trợ sinh kế, bao gồm hỗ trợ cây con giống, tập huấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tạo điều kiện vay vốn, đào tạo nghề, giải quyết việc làm... cho thanh niên. Trong đó, chú trọng công tác nâng cao ý thức, khơi dậy tinh thần tự lực phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững trong thanh niên. Ngoài ra, Huyện đoàn Tây Giang còn tín chấp với Ngân hàng CSXH hơn 70 tỷ đồng, tạo điều kiện cho hơn 1.100 thanh niên toàn huyện được vay vốn phát triển sản xuất, mở rộng các mô hình: “Chúng tôi ưu tiên hỗ trợ sinh kế về cây, con giống, vốn sản xuất... cho các hộ thanh niên có ý thức phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững. Trong năm 2023, Huyện đoàn đã triển khai mô hình hỗ trợ giống vịt xiêm cho 20 hộ thanh niên nghèo xã Bha Lêê, trị giá 400 triệu đồng. Năm 2024, chúng tôi đang tiếp tục triển khai giai đoạn 2 của mô hình này. Mừng nhất, trong danh sách những hộ thoát nghèo hằng năm của huyện có nhiều hộ thanh niên nhận được nguồn hỗ trợ sinh kế bên Huyện đoàn”.

Với 8/10 xã thuộc vùng biên giới, huyện Tây Giang gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững. Năm 2023, toàn huyện có gần 2.850 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 50,61%, cao nhất của tỉnh Quảng Nam. Theo ông Nguyễn Văn Lượm, Chủ tịch UBND huyện Tây Giang, địa phương đang tập trung quyết liệt, đẩy mạnh công tác giảm nghèo nhanh và bền vững, phấn đấu giảm 324 hộ nghèo trong năm 2024 theo chỉ tiêu tỉnh giao. Theo đó, địa phương tăng cường triển khai, nhân rộng các mô hình hỗ trợ sinh kế hiệu quả thông qua nguồn vốn chính sách giảm nghèo; thực hiện tốt các phong trào hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo, cận nghèo phát triển kinh tế do các cấp hội, đoàn thể, mặt trận phát động;...

Ông Nguyễn Văn Lượm cho biết, địa phương đang triển khai 10 dự án hỗ trợ sinh kế với nguồn kinh phí gần 8 tỷ đồng để hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi, trồng dược liệu, cây ăn quả, phát triển các sản phẩm địa phương... góp phần vào mục tiêu giảm nghèo bền vững: “Bên cạnh công tác hỗ trợ sinh kế, huyện cũng định hướng cho bà con phát triển kinh tế dựa vào thế mạnh của vùng là kinh tế vườn, trang trại, trồng dược liệu. Đồng thời, đẩy mạnh công tác hỗ trợ liên kết sản xuất giữa người dân với tổ hợp tác, hợp tác xã, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương. Và mục tiêu cuối cùng là sớm đưa Tây Giang thoát khỏi huyện nghèo và phấn đấu đưa huyện nằm trong tóp có thu nhập khá ở khu vực miền núi của tỉnh”./. 

PV Kim Cương

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC